Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II |
I. Một số câu hỏi ôn luyện
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.
Câu 5: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
C. Chia ruộng đất công cho dân nghèo.
D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
D. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng?
A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
B. Dành nhiều ưu đãi cho bình lính, như: cấp ruộng đất,…
C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
D. Chia quân đội thành 2 loại là: hương binh và ngoại binh.
Câu 9: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 10: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?
A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Câu 13: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
A. Tổng trấn.
B. Tổng đốc.
C. Tuần phủ.
D. Tỉnh trưởng.
Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 15: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành
A. 7 trấn và 4 doanh.
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
C. 4 doanh và 23 trấn.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.
Câu 17: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của
A. Nội các và Lục Bộ.
B. Cơ mật viện và Lục tự.
C. Đô sát viện và Lục khoa.
D. Cơ mật viện và Đô sát viện.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?
A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.
Câu 19: Biển Đông là biển thuộc
A. Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương.
D. Đại Tây Dương.
Câu 20: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu và châu Á.
B. Châu Phi và châu Mĩ.
C. Châu Âu và châu Phi.
D. Châu Á và châu Mĩ.
Câu 21: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng
A. 3,5 triệu Km2.
B. 2,5 triệu Km2.
C. 1,5 triệu Km2.
D. 1 triệu Km2.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về kinh tế của Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
B. Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền Biển Đông.
C. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á.
D. Là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới theo tổng lượng hàng hóa vận chuyển.
Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là
A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
.............
II. Đáp án đề cương ôn tập học kì 2
1-C | 2-D | 3-C | 4-A | 5-B | 6-B | 7-A | 8-D | 9-C | 10-C |
11-A | 12-B | 13-C | 14-C | 15-B | 16-B | 17-C | 18-C | 19-A | 20-A |
21-D | 22-D | 23-B | 24-A | 25-D | 26-A | 27-B | 28-D | 29-A | 30-B |
31-A | 32-A | 33-D | 34-A | 35-B | 36-B | 37-D | 38-A | 39-D | 40-D |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức