Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối học kì 2 GDKT&PL 11 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 21 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm chưa có đáp án.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai. Đề cương ôn tập cuối kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức 2025

TRƯỜNG THPT………

BỘ MÔN: ……

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: GDKT&PL 11

A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

Những nội dung kiến thức đã học:

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa sau học kỳ II gồm các bài và chủ đề sau

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thề và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

B. VẬN DỤNG KIẾN THỨC:

I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

Em hãy chia sẻ một số câu chuyện về sự bất bình đẳng giới trong cuộc sống, sự phân biệt đối xử giữa người nghèo, người khuyết tật?

Câu 2:

Em hãy sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các Dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp?

Câu 3:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4:

Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông để tuyên truyền về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 5:

Em hãy viết một bài luận thể hiện ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 6:

Em hãy viết một bài luận về những việc mà bản thân và gia đình đã làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn về ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể, và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 8:

Em hãy viết một bài luận tuyên truyền về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu 10:

Em hãy thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Câu 11:

Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 2: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. nghĩa vụ.
B. tập tục.
C. quyền.
D. trách nhiệm.

Câu 4: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.
B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Thay đổi địa bàn cư trú.

Câu 5: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thức hiện hành vi nào sau đây ?

A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo
B. Giữ gìn an ninh trật tự.
C. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
D. Thao gia bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
B. Tiến hành cấp đổi căn cước.
C. Lựa chọn giao dịch dân sự.
D. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

Câu 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện ở việc, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

Câu 8: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng về

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. nghĩa vụ.
D. quyền.

Câu 9: Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải

A. ủy quyền lập di chúc thừa kế.
B. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.
C. truyền bá các nghi lễ tôn giáo.
D. chia đều các nguồn thu nhập.

Câu 10: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.
B. Văn hoá.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?

A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
B. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Nam, nữ bình đẳng trong
việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.

..............

II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG SAI

Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần học tập, noi gương.

b. Khi xâm phạm về chỗ ở của công dân, sẽ dẫn đến hậu quả là người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi người hợp.

c. Vào nhà người khác để chữa cháy là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

d. Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám được pháp luật cho phép.

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là một quyền cơ bản, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, tự do cá nhân.

b. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở chỉ áp dụng đối với các chỗ ở thuộc quyền sở hữu cá nhân, không áp dụng cho các chỗ ở được cho thuê hoặc mượn.

c. Bất kỳ cơ quan nào của nhà nước cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân mà không cần phải có quyết định từ cơ quan có thẩm quyền.

d. Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được thực hiện khi có quyết định từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục pháp lý.

Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như mất ổn định trật tự xã hội, làm tổn hại đến danh dự, tài sản, sức khỏe và tinh thần của công dân.

b. Học sinh có trách nhiệm tôn trọng chỗ ở của người khác và cần đấu tranh, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở chỉ bảo vệ quyền cá nhân và không liên quan đến việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội.

d. Học sinh không có trách nhiệm pháp lý trong việc tham gia tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 4: Chủ thể dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

b. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.

c. Dù anh T chậm đóng tiền thuê nhà, nhưng ông A vẫn cho anh T vào phòng trọ ở.

D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

Câu 5: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Vợ chồng chị B, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị B cùng em trai là anh H đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị B và anh H đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh H. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị B, anh V tìm cách vào nhà anh H và giải cứu được chị P. Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Chị B

b. Anh N

c. Anh V

D. Anh H

Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Lan tình cờ phát hiện một tin nhắn trên điện thoại của Mai (bạn cùng lớp) khi Mai để điện thoại ở bàn trong giờ học. Lan đã đọc nội dung tin nhắn mà không xin phép Mai. Sau khi đọc, Lan kể cho nhiều bạn khác về nội dung tin nhắn riêng tư đó. Mai biết chuyện và rất buồn, cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.

a. Lan đã xâm phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại của Mai mà không có sự cho phép.

b. Lan có thể đọc tin nhắn của Mai nếu Lan không chia sẻ nội dung với người khác.

c. Việc đọc tin nhắn của Mai không ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè của hai người, vì đó chỉ là hành động bình thường.

d. Hành vi của Lan có thể gây tổn hại về mặt tâm lý và danh dự của Mai.

Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. An nhận được một bức thư từ bạn ở xa. Khi đưa thư cho An, bố mẹ không mở ra xem, dù rất tò mò về nội dung bức thư, vì họ tôn trọng quyền riêng tư của An.

b. Chú D có quyền tiếp tục ở lại trong nhà vì ông là em của mẹ chị G, nên có quyền thừa kế ngôi nhà từ mẹ chị.

c. Vì chú D đã sống trong nhà nhiều năm, ông có quyền chiếm giữ ngôi nhà theo quy định của pháp luật.

d. Trong một dự án nhóm, Bình phát hiện bạn cùng nhóm để quên điện thoại trên bàn và nhận được một cuộc gọi. Thay vì nghe điện thoại, Bình đã nhắc bạn trở lại và không can thiệp vào cuộc gọi hay nội dung tin nhắn.

Câu 8 Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ở bộ luật Dân sự năm 2015 và Hiến pháp năm 2013.

b. Các thành viên trong gia đình có thể theo các tôn giáo khác nhau.

c. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và phải có nghĩa vụ tuân thủ các điều lệ của tổ chức tôn giáo nhưng không cần chấp hành quy định của pháp luật khi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

d. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 9: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O thuyết phục em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Câu 10: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.

b. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

c. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.

d. Bà C không vì anh P là người theo tôn giáo khác mà ngăn cản con gái kết hôn với anh P

...................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm