Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm có đáp án kèm theo.
Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT........... | NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 1 1 |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bước cuối cùng trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?
A. Nuôi dưỡng và chăm sóc
B. Quản lý dịch bệnh
C. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
D. Lưu trữ hồ sơ – Kiểm tra nội bộ
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?
A. Lợn: 8.755 triệu tấn
B. Gia cầm: 56.68 triệu tấn
C. Bò: 6.025 triệu tấn
D. Trâu: 5.913 triệu tấn
Câu 3: Đâu là bệnh truyền nhiễm ở bò?
A. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
B. Bệnh tiên mao trùng
C. Bệnh chướng hơi dạ cỏ
D. Bệnh viêm vú
Câu 4: Đây là hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho lợn:
Số 1 là gì?
A. Silo
B. Đường truyền tải thức ăn
C. Máng ăn tự động
D. Hệ thống điện
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước?
A. Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, Rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất.
B. Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới.
C. Chất thải ở trong bể nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn.
D. Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên để ủ thành phân hữu cơ, hoặc ủ với acid lactic làm thức ăn nuôi gia cầm.
Câu 6: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 100°C
B. 65 – 70°C
C. 53°C
D. 40.5°C
Câu 7: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:
A. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
B. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
C. Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
D. Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học
Câu 8: Xúc xích được chế biến từ thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gà kết hợp với gia vị và hương liệu bằng phương pháp:
A. Nhồi thịt vào vỏ collagen hoặc cellulose
B. Nhồi bánh đúc
C. Nhồi lòng lợn
D. Xay nhuyễn và trộn hỗn hợp
Câu 9: Chăn nuôi công nghệ cao là:
A. Là mô hình chăn nuôi đáp ứng đủ mọi quy chuẩn của Cách mạng công nghiệp 4.0.
B. Là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm nhân công lao động.
C. Là yếu tố nền tảng của xây dựng một đất nước có sự tự chủ cao, không lo ràng buộc với các nước trên thế giới.
D. Cả B và C.
Câu 10: Dưới đây là những yêu cầu để quản lý dịch bệnh đối với một trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP. Ý nào không đúng?
A. Phải có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi
B. Có nguồn cung tài chính từ các công ty lớn cùng ngành
C. Có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
D. Có bác sĩ thú y theo dõi sức khoẻ vật nuôi
Câu 11: Bước đầu tiên trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?
A. Chuẩn bị con giống
B. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
C. Chuẩn bị hồ sơ lưu trữ
D. Chuẩn bị công tác kiểm tra, đánh giá
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về quy trình chế biến phô mai ứng dụng công nghệ lên men lactic?
A. Quy trình chế biến phô mai được chia thành 4 giai đoạn chính: (1) giai đoạn giãn nở, (2) giai đoạn thêm nước, bổ sung whey và giã đông sữa, (3) giai đoạn muối phô mai và (4) giai đoạn ủ chín.
B. Trong quy trình chế biến, hệ thống bồn chứa sữa lạnh và các thiết bị khử trùng tự động hiện đại giúp đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sữa trước khi chế biến.
C. Dây chuyền lên men tự động để làm chua và đông tụ sữa được áp dụng để tăng năng suất và đảm bảo chất lượng của phô mai. Các giống vi khuẩn lactic và enzyme thương mại được sử dụng giúp làm đông tụ nhanh chóng protein trong sữa.
D. Các giai đoạn khử nước, tách whey, cắt và ép sữa đông cũng được thực hiện bằng hệ thống dây chuyền tự động có kiểm soát chất lượng.
Câu 13: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?
A. Nước tiểu
B. Nước tắm
C. Nước ao
D. Nước rửa chuồng
Câu 14: Loại bệnh nào thường chết sau 5 -7 ngày bị bệnh
A. Bệnh đóng dấu lợn
B. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
C. Bệnh giun đũa lợn
D. Bệnh phân trắng lợn con
Câu 15: Nhiệt độ kho để bảo quản trứng gà tươi là bao nhiêu?
A. 0 – 6°C
B. 6 – 12°C
C. 10 – 13°C
D. 14 – 20°C
Câu 16: Đây là mô hình biogas trong chăn nuôi:
Học sinh tham khảo
Số (4) là gì?
A. Hầm biogas
B. Bể chứa bùn
C. Biogas
D. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học
Câu 17: Ở mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao, gà được nuôi tập trung trong:
A. Chuồng kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và hệ thống camera giám sát
B. Chuồng kín có hệ thống biến đổi tiểu khí hậu và hệ thống cảm biến
C. Chuồng hở có hệ thống lưu thông gió và hệ thống camera giám sát
D. Chuồng hở có hệ thống cảm biến tác động môi trường xung quanh
Câu 18: Trong chuồng nuôi lợn áp dụng công nghệ cao, các thông tin về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, bụi,...), thông tin về đàn lợn (giống, tình trạng sức khỏe, năng suất, dịch bệnh,...) được giám sát nhờ:
A. Hệ thống camera và hệ thống khử trùng tự động
B. Hệ thống camera và các thiết bị cảm biến trong chuồng nuôi
C. Hệ thống cách âm và hệ thống khử trùng tự động
D. Hệ thống máy tính và hệ thống quạt gió
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về việc chuẩn bị con giống theo tiêu chuẩn VietGAP?
A. Nhập con giống cần tuân thủ các quy định gồm: giấy kiểm dịch, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.
B. Giống mới không được cách li, cần nuôi cùng với giống cũ để hoà nhập ngay.
C. Giống vật nuôi được đánh dấu để quản lý.
D. Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: cả khu → từng dãy chuồng → từng chuồng → từng ô.
Câu 20: Dưới đây là kết quả của Dự án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm khi lồng ghép các biện pháp quản lý chất thải tốt. Ý nào là đúng?
A. Tỷ lệ chết của lợn và gia cầm giảm từ 35% xuống còn 11,8%
B. Thời gian vỗ béo cho lợn rút ngắn từ 186 ngày xuống 118 ngày
C. Thời gian vỗ béo cho gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày
D. Thời gian vỗ béo tăng từ 58 ngày lên 66 ngày
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại.
Trả lời:
Một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại:
● Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm.
● Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi; cơ sở kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; thức ăn, nước dùng cho vật nuôi; chất thải động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tai xanh.
Trả lời:
+ Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.
+ Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.
+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm gia cầm.
Trả lời:
+ Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.
+ Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.
+ Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gen của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.
+ Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gen của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.
Câu 4: Em hãy cho biết các biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm, long móng trên trâu bò.
Trả lời:
+ Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.
+ Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.
+ Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kỹ, nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả động vật.
+ Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kỹ, nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả động vật.
+ Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mổ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.
+ Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mổ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.
+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Câu 5: Em hãy nêu một biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Trả lời:
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
– Vệ sinh chuồng nuôi: hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
– Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Câu 6: Hãy nêu các quy định nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa.
Trả lời:
- Chuồng nuôi và phương thức nuôi: Bò sữa thường được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên (chuồng hở) theo hai phương thức: bán công nghiệp hoặc công nghiệp.
- Thức ăn và cho ăn:
+ Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
+ Thức ăn thô: bao gồm thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng), thức được ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí,...).
+ Thức ăn tinh: bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, gạo), bột và khô dầu đậu tương, hạt các loại cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.
+ Thức ăn bổ sung: gồm ure và hỗn hợp khoáng – vitamin.
- Chăm sóc cho bò: chống nóng cho bò sữa , chiếu sáng hợp lí, giảm thiết tối đa các stress, vệ sinh và bảo quản lí sức khỏe, khai thác sữa.
Câu 7: Nêu nội dung bước chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
Trả lời:
- Vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi phải cách xa khu dân cư và đường giao thông tối thiểu 100 m. Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lí môi trường.
- Trang trại phải có các khu chức năng riêng biệt như khu chuồng nuôi, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư chăn nuôi, công trình cấp nước và khu xử lí chất thải.
- Tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc phòng khử trùng. Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào ngăn cách với bên ngoài.
- Chuồng nuôi phải có sơ đồ thiết kế, phải phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất, đảm bảo thông thoáng, dễ dàng vệ sinh.
Câu 8: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra?
Trả lời:
Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân, như: chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình... Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường nếu không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước, không khí.
Câu 9: Hãy chỉ ra một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi.
Trả lời:
Một số biện pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi:
- Khí sinh học và hồ sinh học.
- Ủ phân compost.
- Xử lí nhiệt.
- Lọc khí thải.
Câu 10: Hãy nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Trả lời:
- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.
- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.
- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.
- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.
Câu 11 Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào?
Trả lời:
Chất thải chăn nuôi bao gồm: chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
Câu 13: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Trả lời:
Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
- Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại.
- Xây dựng hệ thống hầm biogas.
- Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.
- Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
- Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM)
- Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái