Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Tô Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 6
Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, về con người lao động của vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.
Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Tô, bao gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu. Hãy theo dõi ngay sau đây.
Phân tích đoạn trích Cô Tô
Dàn ý phân tích tác phẩm Cô Tô
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác…)
- Giới thiệu khái quát về bài văn Cô Tô (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Cảnh cơn bão ở Cô Tô
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan:
- Xúc giác: Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
- Thính giác: Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…
- Thị giác: Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung.
=> Cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.
2. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Vị trí quan sát: nóc đồn
- Cảnh vật sau cơn bão:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc đậm đà hơn.
- Cát lại vàng giòn hơn.
- Lưới nặng mẻ cá giã đôi.
=> Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão
3. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô
- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước
- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:
- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
- Mặt trời nhú lên dần dần
- Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
- Quả trứng hồng hào... nước biển ửng hồng
- Y như một mâm lễ phẩm
=> Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
4. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô
- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
- Cuộc sống thanh bình: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành”.
=> Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
III. Kết bài
Đánh giá lại tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân.
Phân tích tác phẩm Cô Tô
Bài văn mẫu số 1
Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, về con người lao động của vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân nhu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.
Những câu văn đầu tiên, tác giả đã miêu tả đôi nét đảo Cô Tô trong cơn bão. Khung cảnh thiên được nhiên được cảm nhận qua nhiều giác quan. Đầu tiên là xúc giác: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Thính giác: “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Từ đó, cơn bão được hiện lên vô cùng dữ dội.
Sau khi cơn bão đi qua, vẻ đẹp của đảo Cô Tô được hiện lên vô cùng chân thực, sinh động. Nhà văn đã sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô như “trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn”. Đồng thời, ông cũng chọn ra những sự vật hết sức tiêu biểu để miêu tả “bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát”.
Nguyễn Tuân đã nhận xét về vẻ đẹp của Cô Tô lúc này bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt” gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, tươi mát của cây cối. Màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát gợi ra sự khoáng đạt. Cùng với sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn” đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa.
Ấn tượng nhất với đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Bức tranh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô càng trở nên sinh động, rực rỡ hơn bao giờ hết. Những câu văn miêu tả đầy tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Khó mà nói hết được tài năng trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân ở đoạn văn này.
Đoạn cuối cùng, nhà văn khắc họa không khí cuộc sống của người dân trên đảo. Cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt, vui vẻ tấp nập như một cái bến. Tuy nhiên lại “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” nghĩa rằng sự sinh hoạt ở đây luôn mang một sắc thái phóng khoáng dễ chịu, bớt đi cái ồn ào, kẻ mua người bán tranh giành, cãi vã khiến người ta khó chịu.
Như vậy, văn bản Cô Tô đã khắc họa vẻ đẹp nơi đảo Cô Tô hiện lên đầy chân thực, sinh động. Từ đó, tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân được bộc lộ hơn.
Bài văn mẫu số 2
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. “Cô Tô” là một bút ký in trong tập ký cùng tên, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cù lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút ký này.
Đầu tiên, Nguyễn Tuân đã khắc họa đôi nét cảnh cơn bão ở Cô Tô. Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan. Đầu tiên là xúc giác: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Rồi đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Và cả thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Có thể thấy, cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Cảnh thiên nhiên được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
Đọc đoạn trích này, người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào”. Còn mặt bể là “một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng’”.
Tiếp đến là hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô. Điều đó được thể hiện qua so sánh: “Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Biển Cô Tô đẹp mê hồn. Sức hấp dẫn của biển cả và những sản vật mà nó hào phóng ban tặng cho con người đã thu hút biết bao chàng trai ra biển để làm giàu cho cuộc sống và cho Tổ quốc. Chủ nhân của vùng đảo tươi đẹp này là những ngư dân ngày đêm bám biển. Họ “ăn sóng nói gió” và đã quen chịu đựng những khó khăn gian khổ do thời tiết khắc nghiệt gây nên.
Kết thúc bài kí là cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và chị Châu Hoà Mãn địu con đứng trên bãi biển tiễn chồng. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vui tươi của những ngư dân cần cù, chất phác trên đảo Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô được miêu tả trong đoạn trích thật tươi đẹp, trong sáng và đa dạng qua ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.
Đoạn trích trên đây đã giúp người đọc hiểu thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước. Từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
Bài văn mẫu số 3
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa và sự hiểu biết phong phú nhiều mặt. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài ký cùng tên. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là cảnh Cô Tô trong cơn bão. Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan. Đầu tiên là xúc giác: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Rồi đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Và cả thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”.
Tiếp đến nhà văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: “Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: Bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân?
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh tượng được Nguyễn Tuân miêu tả hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao. Cảnh Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mũi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Màu sắc hài hoà giữa đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: “Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường thọ”. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Tiếp đến, cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: “Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành”. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Bài văn mẫu số 4
Nguyễn Tuân (1910 - 1987), là một nhà văn nổi tiếng được xếp vào hàng một trong chín nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, với sở trường chủ yếu là tùy bút và kí. Trước cách mạng tháng tám các chủ đề của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh những vẻ đẹp “vang bóng một thời” với những tác phẩm khá thành công như: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, hay Một chuyến đi... Sau cách mạng, ông tìm đến với chủ đề mới về ngợi ca quê hương đất nước, vẻ đẹp của con người trong lao động, với các tác phẩm tiêu biểu như tùy bút Sông Đà, tập ký Cô Tô, Tùy bút kháng chiến... Đoạn trích Cô Tô là phần cuối của tác phẩm ký Cô Tô, ghi lại những ấn tượng của tác giả về thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động sau một chuyến ra thăm đảo Cô Tô.
Tác giả cảm nhận cảnh cơn bão ở Cô Tô qua nhiều giác quan. Đầu tiên là xúc giác: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Rồi đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Và cả thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.
Tiếp đến, tác giả Nguyễn Tuân đã đi vào miêu tả lại vẻ đẹp trong sáng, tươi trẻ của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Tác giả đã dùng một loạt các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão tan như: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Không chỉ đặc sắc ở việc dùng lựa chọn từ ngữ mà tài năng của Nguyễn Tuân còn bộc lộ ở cách mà tác giả lựa chọn những cảnh sắc tiêu biểu để gợi ra khung cảnh của Cô Tô như: bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát. Đó đều là những hình tượng tiêu biểu của một vùng đảo, cho người đọc những hình dung cơ bản nhất về bức tranh mà Nguyễn Tuân định tái hiện - đảo Cô Tô sau bão. Đứng từ một điểm cao nơi đóng quân của bộ đội, Nguyễn Tuân phóng tầm mắt ra xa mở ra khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của đảo bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Thiên nhiên nơi đây ngập tràn sức sống với hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt”, gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, mướt mát, tinh khiết của cây cối, cùng với đó là màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát biển, đem đến cho chúng ta một bức tranh khoáng đạt, trong trẻo, với những gam màu nhẹ nhàng, thanh sạch. Bên cạnh đó sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn” đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa. Đồng thời cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả không chỉ là vẻ đẹp của Cô Tô và còn là nghệ thuật dùng từ ấn tượng, đạt đến trình độ thượng thừa của tác giả.
Sang phần tiếp theo của đoạn trích, hình ảnh đảo Cô Tô lại được tác giả tái hiện qua quang cảnh mặt trời mọc trên biển - một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Ở đoạn này toàn bộ bức tranh tranh trẻo, thanh khiết sau bão đã trở thành nền tảng để làm nổi bật lên vẻ đẹp rực rỡ của bình minh. Hình ảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, khoáng đạt và trong trẻo với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo: “Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau mây hết bụi”, điều đó dễ dàng khiến khán giả liên tưởng đến hình ảnh một vòm trời cao rộng, xanh trong không một gợn mây. Cùng với đó là màu nước biển trong tác phẩm cũng “lam biếc” đậm đà, tạ nên bức phông nền đồng nhất “nước trời một sắc, phong cảnh ba thu” vô cùng thích hợp để làm nổi bật vẻ tuyệt diệu của cảnh mặt trời mọc. Cảnh bình minh trong Cô Tô cũng được Nguyễn Tuân miêu tả một cách đặc biệt: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. So sánh thú vị của Nguyễn Tuân khi biến hình ảnh mặt trời thành một loại thức ăn, việc chuyển đổi cảm giác này mang lại cảm giác chân thực hơn cả, mặt trời trở nên gần gũi, với vẻ đẹp ấm áp “phúc hậu” và thân thuộc với con người. Hơn thế nữa việc sử dụng các tính từ “tròn trĩnh”", “phúc hậu”, “đầy đặn”, "hồng hào", “thăm thẳm” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận rõ nét về dáng hình của mặt trời buổi bình minh. Nó khác xa với những cảnh bình minh trừu tượng, xa xăm trong văn học xưa và nay. Khi mà ở đó người ta chỉ thấy được vẻ rực rỡ của những tia nắng, của bầu trời trong xanh, chứ không bao giờ hình dung ra dáng vẻ thật sự của mặt trời, cũng không nhận biết được thực ra vẻ đẹp của bình minh chân chính phải xuất phát từ dáng vẻ mặt trời lúc ló rạng. Không chỉ vậy với sự kỳ vĩ tuyệt vời đó Nguyễn Tuân đã ví sự xuất hiện của mặt trời tựa như một “mâm lễ” quý giá thiêng liêng, một món quà mà tạo hóa hoan hỉ ban tặng cho con người để mừng sự “trường thọ”. Tô điểm thêm cho quang cảnh bình minh rực rỡ là sự xuất hiện của vài “chiếc nhạn”, của cánh hải âu là là, gợi cảm giác thanh bình, chậm rãi nơi biển khơi. Có thể nói rằng trong Cô Tô, Nguyễn Tuân đã thực sự tinh tế và khéo léo khi chọn lọc những từ ngữ và hình ảnh so sánh vô cùng chính xác để đặc tả mặt trời, từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tráng lệ, rực rỡ và hùng vĩ của bình minh nơi đây.
Với “chủ nghĩa xê dịch” của mình, Nguyễn Tuân luôn đi tìm tòi cái đẹp ở khắp mọi miền Tổ quốc. và trong việc tìm tòi của mình nhà văn ngoài chú ý đến vẻ đẹp của thiên nhiên, thì con người với cuộc sống lao động cũng là một đề tài mà tác giả đặt trọng tâm. Ở Cô Tô cũng không ngoại lệ, sau việc tái hiện vẻ đẹp thiên qua bức tranh trong trẻo, tinh khiết của đảo sau bão và cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng, thì Nguyễn Tuân bắt đầu đi vào tìm hiểu những vẻ đẹp của con người trong lao động. Cảnh sinh hoạt được mở ra xoay quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo rồi mở rộng ra cảnh con thuyền chuẩn bị ra khơi cùng cảnh dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt, vui vẻ tấp nập như một cái bến. Tuy nhiên lại “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”, nghĩa rằng sự sinh hoạt ở đây luôn mang một sắc thái phóng khoáng dễ chịu, bớt đi cái ồn ào, kẻ mua người bán tranh giành, cãi vã khiến người ta khó chịu. Với chỉ một câu như vậy tác giả đã dễ dàng cho người đọc những hình dung sơ lược về tính cách của người dân đảo Cô Tô, náo nhiệt, sôi động nhưng hiền hòa, phóng khoáng. Nguyễn Tuân đã chỉ ra sự cảnh lao động vừa tấp nập, khẩn trương, vừa thanh bình ấy trong nhiều ý văn, ví như cảnh “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến và múc”, hay câu “Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp nhau đi đi về về”. Những lời tả ấy của tác giả đã tái hiện một khung cảnh con người chăm chú lao động, miệt mài với công việc không ngừng nghỉ, cũng làm nổi bật sự đông đúc và dồi dào của giếng nước ngọt với hình ảnh đoàn người nối tiếp nhau "đi đi về về" múc nước đổ lên thuyền chuẩn bị ra khơi. Bên cạnh dáng vẻ khẩn trương, tấp nập của những người dân chài thì cảnh sinh hoạt của đảo Cô Tô còn hiện lên với dáng vẻ thanh bình, chậm rãi trong hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con mà tác giả “thấy nó dịu dàng và yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.
Đoạn trích Cô Tô là một trong những đoạn trích xuất sắc nhất của tập ký cùng tên. Qua ngòi bút uyên bác, tài hoa lối sử dụng từ ngữ điêu luyện, chính xác và tinh tế nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện thật sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt lao động của những con người nơi đây. Thông qua đó bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với những vẻ đẹp kỳ vĩ của đất nước, cũng như tấm lòng sâu nặng, ngợi ca của tác giả với vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đổi mới và xây dựng đất nước.
Phân tích văn bản Cô Tô
Bài văn mẫu số 1
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những sáng tác nổi bật của ông là đoạn trích Cô Tô, Nguyễn Tuân đã khắc họa lên khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng và tươi đẹp.
Khung cảnh Cô Tô sau cơn bão được tác giả tóm gọn lại bởi hai từ “trong trẻo, sáng sủa”. Sau đó nhà văn bắt đầu khắc họa thiên nhiên Cô Tô. Điểm nhìn của Nguyễn Tuân đã xuất phát từ trên cao xuống dưới thấp. Xuất phát từ nóc đồn trên đảo, nhà văn đã nhìn ra phía mặt biển rộng lớn để chiêm ngưỡng thiên nhiên của Cô Tô. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Màu xanh bao trùm lên Cô Tô, nhưng với những sắc thái khác nhau. Toàn bộ cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nhà ăn “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh Cô Tô còn được khắc họa qua cảnh mặt trời mọc. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng” . Hình ảnh so sánh độc đáo. Cảnh tượng thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
Cuối cùng, trong nền thiên nhiên ấy, không thể thiếu đi sự xuất hiện của con người. Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Và vẻ đẹp của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Một hình ảnh cuộc sống rất đỗi đời thường xuất hiện trong trang văn của Nguyễn Tuân.
Tóm lại, đoạn trích “Cô Tô” đã khắc họa được cho người đọc hình ảnh một Cô Tô thật sinh động, chân thực. Thiên nhiên và con người nơi đây đẹp đẽ, hiền hòa làm sao.
Bài văn mẫu số 2
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Đến với đoạn trích Cô Tô, ông đã khắc họa lên khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng và tươi đẹp.
Nguyễn Tuân đã miêu tả đôi nét cảnh Cô Tô trong cơn bão. Nhà văn cảm nhận qua nhiều giác quan: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Rồi đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Và cả thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Một cơn bão vô cùng dữ dội, khủng khiếp.
Sau đó, nhà văn miêu tả lại vẻ đẹp trong sáng, tươi trẻ của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Ông đã dùng một loạt các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão tan như: “trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn”. Cùng với đó, Nguyễn Tuân đã lựa chọn ra những cảnh sắc tiêu biểu để gợi ra khung cảnh của Cô Tô sau bão như: “bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát”.
Lựa chọn điểm nhìn từ trên cao - ở nơi đóng quân của bộ đội, Nguyễn Tuân phóng tầm mắt ra xa mở ra khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của đảo bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Thiên nhiên nơi đây ngập tràn sức sống với hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt” gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, mướt mát, tinh khiết của cây cối, cùng với đó là màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát biển đem đến cho chúng ta một bức tranh khoáng đạt, trong trẻo, với những gam màu nhẹ nhàng, thanh sạch. Bên cạnh đó sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn” đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa.
Đặc biệt nhất là đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển, một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Hình ảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, khoáng đạt và trong trẻo với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo “Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau mây hết bụi”. Cùng với đó là màu nước biển trong tác phẩm cũng “lam biếc” đậm đà, tạo nên bức phông nền đồng nhất “nước trời một sắc, phong cảnh ba thu” vô cùng thích hợp để làm nổi bật vẻ tuyệt diệu của cảnh mặt trời mọc. Câu văn miêu tả của Nguyễn Tuân thật tinh tế: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo đã cho thấy tài năng của Nguyễn Tuân.
Cuối cùng là khung cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo. Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân, cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt, vui vẻ tấp nập như một cái bến. Tuy nhiên lại “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” nghĩa rằng sự sinh hoạt ở đây luôn mang một sắc thái phóng khoáng dễ chịu, bớt đi cái ồn ào, kẻ mua người bán tranh giành, cãi vã khiến người ta khó chịu. Với chỉ một câu như vậy tác giả đã dễ dàng cho người đọc những hình dung sơ lược về tính cách của người dân đảo Cô Tô, náo nhiệt, sôi động nhưng hiền hòa, phóng khoáng.
Như vậy, đoạn trích Cô Tô đã thể hiện được tài năng ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây quả là một tác phẩm độc đáo.
Bài văn mẫu số 3
Bài văn “Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, về con người lao động của vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.
Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa khung cảnh đảo Cô Tô trong cơn bão. Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan. Đầu tiên là xúc giác: “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”; Rồi đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…”; Và cả thị giác: “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Có thể thấy, cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.
Nhưng sau cơn bão, đảo Cô Tô hoàn toàn thay đổi. Tác giả tóm gọn khung cảnh này chỉ bằng hai từ “trong trẻo, sáng sủa”. Nhà văn đã lựa chọn điểm nhìn xuất phát từ trên cao xuống dưới thấp. Nhà văn đã nhìn ra phía mặt biển rộng lớn để chiêm ngưỡng thiên nhiên của Cô Tô. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Màu xanh bao trùm lên Cô Tô, nhưng với những sắc thái khác nhau. Toàn bộ cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nhà ăn “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Bức tranh thiên nhiên hiện lên với nét chân thực nhất.
Đặc sắc hơn cả là đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Cách so sánh độc đáo, cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Tuân. Đồng thời, vẻ đẹp của Cô Tô hiện lên thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
Nhưng không dừng lại ở đó, để cho bài văn thêm hấp dẫn hơn, nhà văn đã miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người. Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Đặc biệt là hình ảnh liên tưởng “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Khung cảnh sinh hoạt của Cô Tô khiến cho thiên nhiên Cô Tô trở nên có sức sống hơn.
Như vậy, đoạn trích Cô Tô của Nguyễn Tuân đã khắc họa vẻ đẹp của huyện đảo Cô Tô thật sinh động, chân thực.
Bài văn mẫu số 4
Nguyễn Tuân là một bậc thầy về kí. Một trong những bài kí tiêu biểu của ông có thể kể đến Cô Tô. Đoạn trích Cô Tô trong bài kí khắc họa khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng và tươi đẹp.
Mở đầu, Nguyễn Tuân đã miêu tả Cô Tô trong cơn bão. Tác giả quan sát qua nhiều giác quan, từ xúc giác “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim” đến thính giác “Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…” và cả thị giác “Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung”. Cơn bão hiện lên với vẻ dữ dội, khủng khiếp.
Khi cơn bão đi qua, đảo Cô Tô hiện ra với vẻ đẹp trong sáng, tươi trẻ. Nguyễn Tuân sử dụng các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô sau khi bão tan như: “trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn”. Ông lựa chọn điểm nhìn ở trên cao là nơi đóng quân của bộ đội, từ đó phóng tầm mắt ra xa mở ra khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của đảo bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Thiên nhiên hiện lên tràn sức sống với hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt” gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, mướt mát, tinh khiết của cây cối, cùng với đó là màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát biển đem đến cho chúng ta một bức tranh khoáng đạt, trong trẻo, với những gam màu nhẹ nhàng, thanh sạch. Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng khéo léo cho thấy cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa.
Nhưng ấn tượng nhất là đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, khoáng đạt và trong trẻo với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo “Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau mây hết bụi”. Cùng với đó là màu nước biển trong tác phẩm cũng “lam biếc” đậm đà, tạo nên bức phông nền đồng nhất “nước trời một sắc, phong cảnh ba thu” vô cùng thích hợp để làm nổi bật vẻ tuyệt diệu của cảnh mặt trời mọc. Câu văn miêu tả của Nguyễn Tuân thật tinh tế: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nhân hóa khiến cho mặt trời trở nên sinh động, có hồn hơn.
Đoạn trích khép lại với khung cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô. Cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt hiện lên với vẻ tấp nập như một cái bến. Cách miêu tả “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” cho thấy sự sinh hoạt ở đây luôn mang một sắc thái phóng khoáng dễ chịu, bớt đi cái ồn ào, kẻ mua người bán tranh giành, cãi vã khiến người ta khó chịu. Hình ảnh liên tưởng “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành” thật độc đáo, thú vị.
Đoạn trích Cô Tô đã khắc họa vẻ đẹp của đảo Cô Tô đầy sinh động, đồng thời cũng thể hiện được tài năng ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân.
........ Mời tham khảo thêm tại file tải.........