Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
.Câu 1: Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phá vỡ
A. các quan hệ xã hội.
B. hạnh phúc gia đình.
C. khủng hoảng kinh tế.
D. quan hệ đồng nghiệp.
Câu 2: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
A. kế hoạch chi tiêu.
B. kế hoạch rèn luyện.
C. kế hoạch hội thảo.
D. kế hoạch học tập.
Câu 3: Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện là do
A. thiết bị điện kém chất lượng.
B. thiết bị điện luôn được bảo dưỡng.
C. Sử dụng điện vào giờ cao điểm.
D. Sử dụng điện vào giờ thấp điểm.
Câu 4: Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn do các chất độc hại gây ra là do
A. Chế biến thực phẩm đúng cách.
B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc.
C. Sử dụng nguyên liệu hữu cơ.
D. Chế biến thực phẩm sai cách.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Thiết bị chữa cháy xuống cấp.
B. Cất giấu vũ khí trong nhà.
C. Phổ biến kỹ năng phòng cháy.
D. Sử dụng thực phẩm ôi thiu.
Câu 6: Theo quy định của trong hành vi nào dưới đây không vi phạm Luật Phòng cháy và chữa cháy?
A. Thường xuyên gọi điện báo tin cháy giả.
B. Mang chất dễ cháy vào nơi đông người.
C. Cản trở hoạt đồng phòng cháy, chữa cháy.
D. Tuyên truyền tấm gương về phòng cháy.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?
A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.
Câu 8: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lao động.
B. Sáng tạo.
C. Siêng năng
D. Kiên trì.
Câu 9: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ
A. 14 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.
Câu 10: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 người lao động có quyền nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Câu 12: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?
A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.
B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 13: Trong công tác phòng chống tai nạn, vũ khí, cháy nổ và chất độc hại, hành vi nào dưới đây không bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Câu 14: Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm?
A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.
C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.
..............
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục an đích tiết kiệm.
b) Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
c) Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập.
d) Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần.
e) Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai.
Câu 2: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Sau khi kí hợp đồng vào làm nhân viên văn phòng cho công ty A, chị K thường xuyên bị trả lương chậm, không được đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động như đã kí kết trong hợp đồng.
Theo em, hành vi của công ty A có vi phạm quyền lao động của chị K hay không?
Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì?
Câu 3 : Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Gần Tết, anh D đã mua 2 bánh pháo về cất giấu trong bếp để đốt đêm giao thừa. Tuy nhiên, do không may, tàn lửa bay vào nên hai bánh pháo đã phát nổ phá tan căn bếp nhà anh D.
Theo em, hành vi của anh D có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Câu 4: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục an đích tiết kiệm.
b) Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
c) Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập.
d) Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần.
e) Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai.
Câu 5: Anh D là công nhân đã được kí hợp đồng lao động không thời hạn với công ty may do bà Q làm giám đốc. Anh D luôn chấp hành nghiêm túc nội quy lao động và tuân theo sự quản lí của công ty. Tuy nhiên, bà Q lại thường hay chê bai anh D là người dân tộc thiểu số trước mặt người khác, thậm chí còn doạ đuổi việc anh D
Theo em, hành vi của bà Q có vi phạm quy định pháp luật về quyền lao động của anh D không? Vì sao?
Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh D nên làm gì?
Câu 6: Thời gian gần đây, giá xăng tiếp tục tăng cao, anh P đã mang các vật liệu lưu trữ như can, thùng nhựa để đến các cửa hàng xăng dầu mua tích trữ về sử dụng dần. Anh P cho rằng làm như thế sẽ tiết kiệm được tiền và có thể bán cho mọi người khi cần thiết.
Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ không? Vì sao? Anh P sẽ phải chịu hậu quả gì từ hành vi của mình?
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | A | D | C | D | A | A | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | ||||
Đáp án | A | C | C | C | A | A | ||||
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
Đáp án | D | A | B | B | D | B | A | B | D | D |
Câu | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | ||||
Đáp án | B | D | A | B | D | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1
| Ý a: Đồng ý: Giúp chúng ta tiết kiệm hơn, chi tiêu vào những việc có ích Ý b: Không đồng ý: Nếu dư dả mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, dần dần họ sẽ lãng phí tiền bạc và trở nên nghèo khó Ý c: Đồng ý: Chúng ta chủ động được dòng tiền mình đang quản lý Ý d: Đồng ý: Đồng ý: biết chi tiêu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khoản tiền lớn, phòng thân khi gặp vấn đề về tài chính Ý e: Đồng ý: Lập kế hoạch chi tiêu ở hiện tại quyết định đến tài sản của chúng ta trong tương lai. |
|
Câu 2 | Hành vi của công ty A vi phạm quyền lao động của chị K, vì: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Trong tình huống này, hành vi của công ty A đã không đảm bảo lương và các điều kiện làm việc. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, tại điểm b khoản 1 Điều 5, người lao động có quyền “Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể”. Trong trường hợp này, chị K có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A. | |
Câu 3 | - Hành vi của anh D vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ vì khoản 2 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định các hành vi nghiêm cấm quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ và công cụ hỗ trợ “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ”. => Do đó, trong trường hợp này, anh D sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo điểm e khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; “Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo”. |
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 4
| Ý a: Đồng ý: Giúp chúng ta tiết kiệm hơn, chi tiêu vào những việc có ích Ý b: Không đồng ý: Nếu dư dả mà không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, dần dần họ sẽ lãng phí tiền bạc và trở nên nghèo khó Ý c: Đồng ý: Chúng ta chủ động được dòng tiền mình đang quản lý Ý d: Đồng ý: Đồng ý: biết chi tiêu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khoản tiền lớn, phòng thân khi gặp vấn đề về tài chính Ý e: Đồng ý: Lập kế hoạch chi tiêu ở hiện tại quyết định đến tài sản của chúng ta trong tương lai. |
|
Câu 5 | Hành vi của bà Q chê bai anh D là người dân tộc thiểu số trước mặt người khác, thậm chí còn doạ đuổi việc anh D là vi phạm quy định của pháp luật, vì: Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, tại điểm a khoản 1 Điều 5 quy định người lao động có quyền “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Trong trường hợp này, anh D có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty may do bà Q làm giám đốc. | |
Câu 6 | Hành vi của anh P vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ vì theo Điều 13 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 (Sửa đổi, sung năm 2013), sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Về xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi của anh P có thể bị xử phạt hành chính - Về trách nhiệm hình sự: Hành vi tích trữ xăng dầu của anh P có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Cánh diều