Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 (Cấu trúc mới, có đáp án)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 15 trang tổng hợp các dạng câu hỏi trọng tâm.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.

Lưu ý: Đề cương cuối kì 2 GDCD 8 chưa có đáp án trắc nghiệm đúng sai.

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo 2025

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: Giáo dục công dân 8
Năm học 2024 - 202 5

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Ghi ra chữ cái câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phá vỡ

A. các quan hệ xã hội.
B. hạnh phúc gia đình.
C. khủng hoảng kinh tế.
D. quan hệ đồng nghiệp.

Câu 2: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. kế hoạch chi tiêu.
B. kế hoạch rèn luyện.
C. kế hoạch hội thảo.
D. kế hoạch học tập.

Câu 3: Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện là do

A. thiết bị điện kém chất lượng.
B. thiết bị điện luôn được bảo dưỡng.
C. Sử dụng điện vào giờ cao điểm.
D. Sử dụng điện vào giờ thấp điểm.

Câu 4: Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn do các chất độc hại gây ra là do

A. Chế biến thực phẩm đúng cách.
B. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc.
C. Sử dụng nguyên liệu hữu cơ.
D. Chế biến thực phẩm sai cách.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Thiết bị chữa cháy xuống cấp.
B. Cất giấu vũ khí trong nhà.
C. Phổ biến kỹ năng phòng cháy.
D. Sử dụng thực phẩm ôi thiu.

Câu 6: Theo quy định của trong hành vi nào dưới đây không vi phạm Luật Phòng cháy và chữa cháy?

A. Thường xuyên gọi điện báo tin cháy giả.
B. Mang chất dễ cháy vào nơi đông người.
C. Cản trở hoạt đồng phòng cháy, chữa cháy.
D. Tuyên truyền tấm gương về phòng cháy.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?

A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.

Câu 8: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.
B. Sáng tạo.
C. Siêng năng.
D. Kiên trì.

Câu 9: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ

A. 14 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.

Câu 10: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 người lao động có quyền nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Câu 12: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.
B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình?

A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K.
B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 14. Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?

A. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình.
B. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả.
C. Nên phê phán, thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền.
D. Sử dụng các biện pháp tiêu cực để xử lí vấn đề.

Câu 15 Lập kế hoạch chi tiêu giúp

A. tiết kiệm hơn trong chi tiêu.
B. cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, cuộc sống ổn định.
C. có nhiều tiền hơn.
D. mua sắm thoải mái.

Câu 16. Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi

A. chi phát sinh.
B. chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt.
C. chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh.
D. chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt.

Câu 17. Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập.
B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 18. Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn.
B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mẹ cho để có thể mua được những món đồ mình cần.
C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho.
D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học.

Câu 19. Nguy cơ nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?

A. Rò rỉ khí ga.
B. Cưa bom, mìn.
C. Cháy, chập điện.
D. Thực phẩm ôi thiu.

Câu 20. Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở

A. các khu công nghiệp với sức chứa lớn.
B. các khu đông dân cư.
C. chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ.
D. bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn.

Câu 21. Trên đường đi học về em nhìn thấy các em nhỏ đang nghịch vỏ đạn, pháo và các vật lạ. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Chạy vào chơi cùng.
B. Bỏ đi và mặc kệ các em ở đó chơi.
C. Em yêu cầu các em nhỏ dừng lại ngay hành động đó rồi báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lý.
D. Đứng livestream lên facebook cho mọi người cùng xem.

Câu 22. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. Trong tình huống trên, chủ thể nào chưa có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Hai bạn K và V.
B. Hai bạn K và T.
C. Cả ba bạn K, T, V.
D. Bạn V và T.

Câu 23. Khi bị cháy ở nhà cao tầng, em sẽ thoát nạn bằng cách

A. chạy lên tầng trên.
B. đi xuống bằng thang máy.
C. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo biển chỉ dẫn thoát nạn trong tòa nhà hoặc ban công ở tầng thấp.
D. ở trong phòng đóng kín cửa lại.

Câu 24. Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ.
B. Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các loại vũ khí, chất phóng xạ và các chất độc hại.
C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân.
D. Được sản suất, chế tạo, vận chuyển các loại vũ khí.

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI. (Đ/S)

Câu 1 Thông tin: “Có nhiều lí do để giải thích cho xu hướng này của người trẻ, phần lớn mọi người đều có tâm lý” Không mua thì thiệt mất món hời” nên dù không thật sự cần thiết thì họ vẫn mua món đồ đó, chỉ vì đang được giảm giá. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các reviewers (người đánh giá sản phẩm) trên hàng loạt các nền tảng mạng xã hội cũng tác động rất lớn đến việc chi tiêu của người trẻ. Họ sẽ mô tả về công dụng, tính năng và thể hiện những ưu điểm của sản phẩm để kích thích người xem mua hàng. Nếu người xem cảm thấy thích thú, họ chỉ cần nhấp vào đường link và thực hiện vài thao tác đơn giản là đã mua được sản phẩm mình vừa xem…”

(Theo trahttps://dantri.com.vn/nhip-song-tre/xu-huong-mua-sam-khong-kiem-soat-cua-nguoi-tre-hien-nay)

a. Mua hàng giảm giá dù không thật sự cần thiết nhưng vẫn giúp ta tiết kiệm được tiền.

b. Thương mại điện tử phát triển thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa của mỗi người ngày càng cao.

c. Không cần kiểm soát thói quen mua sắm hàng giảm giá vì nó thúc đấy nền kinh tế gia đình và xã hội phát triển

d. Mọi người nên biết lập kế hoạch chi tiêu để cân bằng tài chính và tránh những khoàn chi không cần thiết.

Câu 2: Nói về các bước lập kế hoạch chi tiêu, theo em trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Bước đầu tiên khi lập kế hoạch chi tiêu là xác định mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện.

b) Việc thiết lập quy tắc thu, chi và tiết kiệm không cần thiết trong kế hoạch chi tiêu.

c) Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng quy tắc đã đặt ra giúp đạt mục tiêu tài chính hiệu quả hơn.

d) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu là không cần thiết nếu kế hoạch đã được lập từ đầu.

Câu 4: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về quyền của người lao động trong hợp đồng lao động?

a) Người lao động có quyền yêu cầu được ký kết hợp đồng lao động bảo đảm quyền lợi của mình.

b) Người lao động không được yêu cầu điều kiện làm việc mà phải chấp nhận mọi điều kiện từ người sử dụng lao động.

c) Người lao động có quyền được bảo vệ tối đa quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.

d) Người lao động không có quyền tham gia các hoạt động công đoàn hay tổ chức đại diện cho người lao động.

Câu 5: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng lao động?

a) Người lao động có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và trung thực công việc được giao.

b) Người lao động không cần tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế của người sử dụng lao động.

c) Người lao động có nghĩa vụ bảo vệ tài sản, bí mật thương mại và bảo mật thông tin của người sử dụng lao động.

d) Người lao động có thể tự ý vi phạm hợp đồng lao động nếu không muốn làm việc nữa.

Câu 6: Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

a) A tự ý nghỉ việc không báo trước vì cho rằng mình có quyền lựa chọn nghề nghiệp và việc làm.

b) B chủ động học thêm kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu của công việc.

c) C từ chối đóng góp vào bảo hiểm xã hội vì cho rằng đó là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

d) D hoàn thành công việc được giao đúng hạn và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Câu 7: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về vai trò của pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình?

a) Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình.

b) Bộ luật Hình sự không liên quan đến việc xử lý các hành vi bạo lực gia đình.

c) Hiến pháp và Luật Trẻ em đều có quy định bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi bạo lực.

d) Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm duy nhất của Nhà nước.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ. án

B

A

A

D

C

D

A

A

C

A

A

C

Câu

13

14

15

16

17

18

18

20

21

22

23

24

Đáp án

D

C

B

C

A

B

B

D

C

A

C

B

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì?

Trả lời:

Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

Các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu là:

· Bước 1. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

· Bước 2. Xác định các khoản cần chi.

· Bước 3. Thiết lập quy tắc thu chi.

· Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

· Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Câu 3. Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?

Trả lời:

Việc lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích sau:

- Có được cái nhìn rõ ràng, tổng quan cho các khoản chi hằng tháng.

- Phân biệt được khoản chi tiêu nào là cần thiết, khoản chi tiêu nào chưa thật sự cần thiết để có thể cân đối cho phù hợp.

- Việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp chúng ta có thêm được các khoản tiền tiết kiệm dự trù cho các tình huống không ngờ đến.

Câu 4: Em hãy đọc các nhận định sau đây:

1. Mỗi người đều nên thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho bản thân.

2. Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh.

3. Em hãy cho biết từng nhận định trên là đúng hay sai. Giải thích lí do.

Trả lời:

1. Nhận định đúng. Mỗi người cần thiết lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân để có thể chi tiêu một cách hợp lí, cân đối được các khoản tài chính cần thiết và tránh được các khoản chi tiêu không thiết yếu.

2. Nhận định sai. Vì không chỉ người có thu nhập thấp mà đối với cả những người có thu nhập cao, nếu chúng ta không có một kế hoạch chi tiêu hợp lí thì việc tiêu tiền vô độ sẽ có lúc rơi vào tình trạng khó khăn.

Câu 4. Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Trả lời:

Chúng ta phải kiểm tra và điều chính lại kế hoạch chi tiêu vì:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ xảy ra các tình huống mà chúng ta chưa biết được trước nên cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm bất thường và điều chỉnh kịp thời để không làm hỏng kế hoạch đã đề ra.

Câu 5. Theo em chỉ chọn những món đồ có giá rẻ có phải là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra.

Trả lời:

- Để thực hiện tốt được kế hoạch chi tiêu đã đề ra chúng ta cần phải thực hiện tốt nhiều yếu tố: đặt ra được thời hạn thực hiện mục tiêu hợp lí, xác định được các khoản cần chi, thiết lập được quy tắc thu chi, cam kết thực hiện kế hoạch đã đề ra,…

- Việc mua đồ giá rẻ không phải cách tốt nhất để thực hiện kế hoạch chi tiêu nhưng nếu cứ chỉ chú ý mua đồ giá rẻ có thể mua phải các đồ dùng không tốt cho sức khỏe.

Câu 6. Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động là?

Trả lời

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

Câu 7. Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời

- Lao động là quyền của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Lao động là nghĩa vụ của công dân:

+ Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.

+ Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì với phát triển đất nước.

+ Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.

Câu 8. Thế nào là hợp đồng lao động?

Trả lời

- Để thiết lập quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết một văn bản, gọi là hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuân giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 9. Nội dung hợp đồng lao động gồm những vấn đề gì? Có các loại hợp đồng nào?

- Nội dung hợp đồng lao động bao gồm:

+ Công việc phải làm, thời gian, địa điểm làm việc.

+ Tiền lượng, chế độ bảo hiểm đối với người lao động.

+ Điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng.

+ Thời hạn hợp đồng.

- Có các loại hợp đồng sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chất dứt hiệu lực của hợp đồng.

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời gian, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

+ Hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Câu 10. Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào?

Trả lời

- Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã hội.

- Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được công nhận là việc làm.

- Quyền làm việc là sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.

Câu 11. Việc hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức và nguyên tắc như thế nào?

Trả lời

- Việc kí kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức thương lượng, thỏa thuận, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm