Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 sách KNTT, Cánh diều, CTST (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 GDCD 7 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách tóm tắt kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân 7 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục công dân 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7.
Đề cương ôn thi cuối học kì 2 GDCD 7 năm 2025
- 1. Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức
- 2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề cương ôn tập kì 2 GDCD 7 Cánh diều
1. Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 7
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.
- Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường
Bài 8: Quản lí tiền
- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
-Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
-Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
- Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.
- Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
- Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Nêu được khái niệm gia đình.
- Nêu được vai trò của gia đình.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 2 GDCD 7
Phần 1: Trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?
A.Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
B.Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
C.Thường xuyên gần gũi hòa mình với thiên nhiên.
D.Sử dụng các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn.
Câu 2: Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?
A.Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong nhà trường.
B.Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn.
C.Là hiện tượng HS, SV dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
D.Là một trào lưu của HS, SV.
Câu 3: Độ tuổi để có thể bị xử lí vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu tuổi?
A.Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
B.Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
C.Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
D.Từ 18 tuổi trở lên.
Câu 4: Việc quản lí tiền có hiệu quả như thế nào đối với mỗi người?
A. Có một cuộc sống hiện tại giàu sang.
B. Biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với mọi người.
D. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?
A. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thành công dân tốt.
B. Đánh con bất cứ lúc nào con mắc lỗi.
C. Yêu cầu con phải làm mọi việc để kiếm tiền.
D. Không tôn trọng ý kiến của các con.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, con cái có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?
A. Kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ.
B. Chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu.
C. Yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập.
D. Không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ.
Câu 7: Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân?
A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
B. Phát huy truyền thống dân tộc.
C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ.
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
Câu 8:Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào?
A. Luật hình sự
B. Luật dân sự
C. Hiến pháp
D. Luật hôn nhân và gia đình
............
Phần 2: Trắc nghiệm lựa chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Từ khi được bạn bè rủ rê chơi tài xỉu online, Hoàng ngày càng sa đà vào thế giới ảo. Hoàng bỏ bê học hành, thường xuyên trốn học để chơi tài xỉu thâu đêm suốt sáng. Tiền bạc bố mẹ cho đều bị Hoàng nướng vào tài xỉu. Sức khỏe của Hoàng ngày càng suy yếu, tinh thần uể oải, cáu gắt. Bố mẹ Hoàng rất lo lắng và đã nhiều lần khuyên bảo nhưng Hoàng không nghe.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Chơi tài xỉu online không được coi là tệ nạn xã hội.
b) Việc Hoàng bỏ bê học hành, sức khỏe suy yếu là hậu quả của việc nghiện chơi tài xỉu.
c) Chơi tài xỉu online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
d) Chơi tài xỉu với mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng tiêu cực.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Trong một lần đi chơi với nhóm bạn mới quen, Lan được mời dùng thử một loại "thuốc lắc" với lời dụ dỗ sẽ giúp "xả stress" và "thăng hoa". Lan tò mò và đã dùng thử. Sau lần đó, Lan bắt đầu tìm đến loại thuốc này thường xuyên hơn và dần dần bị lệ thuộc vào nó. Sức khỏe và tinh thần của Lan ngày càng sa sút, Lan thường xuyên cáu gắt, nói dối và trộm cắp tiền của gia đình để mua ma túy.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Ma túy là một tệ nạn xã hội nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
b) Lan nên tiếp tục sử dụng ma túy để giải tỏa căng thẳng.
c) Lan cần được giúp đỡ bởi gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng để cai nghiện.
d) Chỉ những người nghiện nặng mới bị ảnh hưởng bởi ma túy.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 7
2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD - ĐT…….. TRƯỜNG THCS……. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: GDCD Khối 7 |
I. PHẠM VI KIẾN THỨC
- Bài 10: Tệ nạn xã hội.
- Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội.
Bài 10 Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.
- Có nhiều loại tệ nạn xã hội, nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm,...
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
+ Nguyên nhân khách quan như: mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,...,
+ Nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,...
- Hậu quả của tệ nạn xã hội:
+ Đối với bản thân: Ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật,...
+ Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...
+ Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...
Bài 11. Phòng chống tệ nạn xã hội
- Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
* Trách nhiệm của học sinh:
- Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức;
- Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao;
- Không uống rượu, đánh bạc, biết giữ mình, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tuân thủ pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương.
II. LUYỆN TẬP
1. Trắc nghiệm lựa chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với
A. công dân đủ từ 18 tuổi.
B. một số cá nhân, gia đình.
C. cá nhân, gia đình và xã hội.
D. mọi người trong nhà trường.
Câu 2: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
B. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.
C. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.
D. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
Câu 3: Để tránh vấp phải tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta không nên có hành động nào sau đây?
A. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết.
B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.
Câu 4: K là nữ sinh lớp 12 nổi tiếng xinh đẹp, một lần trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với K và còn có ý muốn rủ K đi chơi nhưng lại được cho thêm tiền. Trong trường hợp này, nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
B. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
C. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.
D. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu 6: Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm
A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
B. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.
C. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.
D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.
.............
2. Trắc nghiệm lựa chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Hùng là một học sinh cá biệt, thường xuyên bỏ học đi chơi với bạn xấu. Hùng bắt đầu tập hút thuốc lá và sau đó bị dụ dỗ sử dụng ma túy. Hùng trở nên nghiện ngập, sức khỏe suy giảm, học hành sa sút và thường xuyên trộm cắp tiền của gia đình để thỏa mãn cơn nghiện. Gia đình Hùng rất đau khổ và lo lắng.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Việc Hùng bỏ học đi chơi với bạn xấu là một nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội.
b) Nghiện ma túy không ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của Hùng.
c) Hậu quả của việc Hùng nghiện ma túy ảnh hưởng đến cả bản thân và gia đình Hùng.
d) Hùng nên tiếp tục sử dụng ma túy để giải tỏa căng thẳng.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Lan lớn lên trong một gia đình khá giả, bố mẹ quá bận rộn với công việc nên ít quan tâm đến Lan. Lan cảm thấy cô đơn và thiếu thốn tình cảm. Lan bắt đầu tìm đến các trò chơi điện tử có tính chất cờ bạc để giải khuây. Dần dần, Lan trở nên nghiện cờ bạc và nợ nần chồng chất.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Việc bố mẹ quá bận rộn và ít quan tâm đến con cái là một nguyên nhân khách quan dẫn đến tệ nạn xã hội.
b) Nghiện cờ bạc chỉ ảnh hưởng đến tài chính của Lan.
c) Lan nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè để thoát khỏi tệ nạn cờ bạc.
d) Chơi game điện tử là một hoạt động lành mạnh và không liên quan đến cờ bạc.
...........
Tải file về để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
3. Đề cương ôn tập kì 2 GDCD 7 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2
- Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
- Bài 8: Bạo lực học đường
- Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
- Bài 10: Tệ nạn xã hội
- Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội
II. Một số câu hỏi ôn tập kì 2 GDCD 7
Phần 1: Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng
Câu 1: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên
A. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
B. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
C. Sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
D. Xa lánh bạn bè, người thân.
Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đập con cái thậm tệ.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
D. Phân biệt đổi xử giữa các con.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi
bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 4. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần
A. đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
Câu 5. Là một người học sinh, em cần làm gì để tránh bạo lực học đường?
A. Xa lánh, tránh tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh.
B. Sống vì cái tôi, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên mọi người.
C. Thường xuyên xem những phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Câu 6. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với
A. công dân đủ từ 18 tuổi.
B. một số cá nhân, gia đình.
C. cá nhân, gia đình và xã hội.
D. mọi người trong nhà trường.
Câu 7. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.
B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
C. Người vận chuyển ma túy không vi phạm pháp luật.
D. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 8. Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
C. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
D. Mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.
...............
Phần 2: Trắc nghiệm lựa chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Hà đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ rất quan trọng. Khối lượng bài vở nhiều khiến Hà cảm thấy áp lực và căng thẳng. Hà bắt đầu mất ngủ, ăn không ngon miệng và dễ cáu gắt với mọi người xung quanh. Thay vì tiếp tục cố gắng nhồi nhét kiến thức, Hà đã dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và tâm sự với bạn bè. Hà cũng chia nhỏ thời gian ôn tập, tập trung vào những nội dung quan trọng và áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả. Nhờ vậy, Hà đã giảm bớt căng thẳng và đạt kết quả tốt trong kỳ thi.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Hà đã biết cách ứng phó với căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi và thư giãn.
b) Hà nên tiếp tục cố gắng học ngày đêm để kịp ôn hết bài.
c) Việc chia nhỏ thời gian ôn tập và áp dụng phương pháp học tập hiệu quả giúp Hà giảm áp lực.
d) Hà nên tránh tiếp xúc với bạn bè để tập trung ôn thi.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Lan và nhóm bạn thường xuyên nhắn tin nói xấu, tung tin đồn thất thiệt về Mai trên mạng xã hội. Họ còn lập một nhóm chat riêng để cô lập và tẩy chay Mai. Mai cảm thấy rất xấu hổ, bị tổn thương và mất niềm tin vào bạn bè. Mai trở nên khép kín, không muốn giao tiếp với ai và luôn sống trong lo sợ.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Hành động của Lan và nhóm bạn là hành vi bạo lực trực tuyến.
b) Mai nên bỏ qua những lời nói trên mạng vì đó chỉ là thế giới ảo.
c) Bạo lực trực tuyến cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cho người bị hại.
d) Việc lập nhóm chat riêng để cô lập người khác không được coi là bạo lực.
Câu 3. Đọc tình huống sau:
Hùng là học sinh mới chuyển đến lớp 7A. Vì Hùng có vẻ ngoài hơi khác biệt so với các bạn trong lớp, một nhóm bạn do Tuấn cầm đầu thường xuyên trêu chọc, đặt biệt danh xấu cho Hùng. Họ còn xô đẩy, giấu cặp sách của Hùng. Hùng cảm thấy rất buồn bã, lo sợ và không dám đến trường. Kết quả học tập của Hùng cũng sa sút nghiêm trọng. Hùng không dám kể chuyện này với ai vì sợ bị trả thù.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Hành vi của nhóm Tuấn là hành vi bạo lực học đường, cụ thể là bạo lực tinh thần và thể chất.
b) Hùng nên im lặng và chịu đựng để tránh rắc rối.
c) Hậu quả của bạo lực học đường đã ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của Hùng.
d) Việc trêu chọc bạn bè chỉ là đùa giỡn, không gây hậu quả nghiêm trọng.
............
Tải File tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 môn GDCD 7
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Dao NguyenThích · Phản hồi · 3 · 05/05/23
- KlbaThích · Phản hồi · 2 · 07/05/22
- MysteriousThích · Phản hồi · 2 · 28/02/21