Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 14 Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 học kì 2 (Ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 năm 2033 - 2024 tổng hợp 14 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 14 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7 gồm sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 14 đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7.

1. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức

1.1 Đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)

Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất:

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường?

A. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả.
B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng.
C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác.
D. Rủ rê, lôi kéo bạn trốn tiết.

Câu 2. “Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Nội dung trên được qui định trong bộ luật nào?

A. Bộ luật dân sự.
B. Bộ luật hình sự.
C. Pháp lệnh hành chính.
D. Bộ luật lao động.

Câu 3. Quản lí tiền giúp chúng ta

A. chủ động chi tiêu hợp lí.
B. tốn kém thời gian quản lí .
C. có tiền tiêu xài thoải mái.
D. có tiền chơi game.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Đầu tư cho tương lai.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 5. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính

A. chăm chỉ.
B. siêng năng.
C. tiết kiệm.
D. khoan dung.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 7. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.

Câu 8. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tác hại của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào góp phần gây ra bạo lực học đường?

A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. Bản thân thiếu hụt kĩ năng sống.
C. Sự háo thắng của bản thân.
D. Thiếu sự quan tâm của gia đình.

Câu 11. Ba mẹ bạn A luôn ép buộc con phải học theo những thứ mà ba mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Ba mẹ vi phạm hành chính.
B. Ba mẹ chưa quan tâm đến con cái.
C. Ba mẹ vi phạm pháp luật.
D. Ba mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

Câu 12. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Ma túy và mại dâm.
B. Hút và nghiện thuốc lá.
C. Mê tín dị đoan.
D. Cờ bạc, rượu chè.

Phần II. Tự luận: (4.0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Liệt kê các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện?

Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia?

Hỏi:

a.Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

.....Hết....

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

D

C

D

C

C

C

D

D

A

Phần II: Tự luận: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

1,0 điểm

Yêu cầu hs nêu được các ý sau:

Các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện:

+ Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng mục.

+ Nên mua những thứ mình cần hơn là những thứ mình muốn mua.

+ Tiết kiệm thường xuyên.

+ Tăng nguồn thu

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 2

3,0 điểm

Yêu cầu hs nêu được các ý sau:

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

- Không đồng tình với suy nghĩ của C.

- Vì:

+ Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em.

+ Nhằm giúp HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động, bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

b. Đưa ra lời khuyên với C:

- Giải thích để C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

- Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

1.0đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Nội dung/ chủ đề/

bài học

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1

Nội dung 1:

Phòng, chống bạo lực học đường

1.1

2

2

1.0

1.2

2

2

1.0

2

Nội dung 2:

Quản lý tiền

2.1

3

3

1.5

2.2

1

1

1.0

3

Nội dung 3:

Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.

3.1

1

1

0.5

3.2

1/2

1/2

2.0

3.3

1/2

1/2

1.0

4

Nội dung 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

4.1

3

3

1.5

4.2

1

1

0.5

Tổng câu

8

4

1

1/2

1/2

12

2

10.0

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

BẢNG ĐẶT TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

TT

Nội dung/ chủ đề/ bài học

Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Nội dung 1: Phòng, chống bạo lực học đường

1.1. Nhận biết

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp

luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

2

1.2. Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

2

2

Nội dung 2: Quản lý tiền

2.1. Nhận biết:

Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

3

2.2. Thông hiểu:

Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền

có hiệu quả.

1

3

Nội dung 3:

Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.

3.1. Thông hiểu:

Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

1

3.2. Vận dụng thấp:

Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

1/2

3.3. Vận dụng cao:

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

1/2

4

Nội dung 4: Quyền và nghĩ vụ của công dân trong gia đình.

4.1. Nhận biết:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

3

4.2. Thông hiểu:

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của người khác.

1

Tổng

8 câu

TNKQ

4 câu TNKQ, 1 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

2. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Cánh diều

2.1 Đề thi học kì 2 GDCD 7

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm).

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng.

Câu 1: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể là biểu hiện của hành vi bạo lực

A. tinh thần.
B. thể chất.
C. thể lực.
D. thân thể.

Câu 2: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

A. Không cho bạn ngồi gần chép bài.
B. Chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn.
C. Bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác.
D. Chụp hình ảnh của bạn lưu làm kỉ niệm.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A.Không tham gia chơi game, cá độ điện tử.
B. Tránh xa các bạn hút thuốc lá, không bị dụ dỗ, lôi kéo.
C. Từ chối tham gia đánh bạc và cá độ.
D. Thường xuyên sử dụng chất kích thích gây nghiện.

Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tác hại của tệ nạn xã hội?

A. Làm rối loạn trật tự xã hộ.
B. Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Câu 6: Biểu hiện nào của tệ nạn xã hội gây hậu quả đối với bản thân?

A.Bạn A đi chơi quá giờ nên bố mẹ tìm kiếm khắp nơi.
B. Bạn H nhận thuốc lá và hút khi bạn bè mời hút cùng.
C. Bạn C đi xe ngược chiều gây ùn tắc giao thông.
D. Bạn B thích đua xe và gây tai nạn cho người khác.

Câu 7: Hành vi nào sau đây pháp luật không quy định về tệ nạn xã hội?

A.Tổ chức cho người nghiện ma túy không phải đi cai nghiện.
B. Tổ chức mô giới mại dâm, buôn bán người.
C. Trẻ em không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc.
D. Tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện và ma túy.

Câu 8: Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chòng chống tệ nạn xã hội bằng

A.hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
B. những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi
C. việc nghiêm cấm các hoạt động trái phép.
D. thái độ khoan dung độ lượng đối với trẻ em.

Câu 9: Cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
C. Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm.
D. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.

Câu 10. Nội dung biểu hiện quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là

A. thân ai người đó lo, không bận tâm đến người khác.
B. đợi đến khi nào giàu có mới giúp.
C. mặc kệ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

Câu 11. Hành vi nào sau đây thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh P cho rằng mọi việc trong gia đình phải do mình anh quyết định.
B. Bạn B thường trốn việc trông em để đi đá bóng.
C. Chị H luôn quan tâm đến con, tôn trọng ý kiến của con.
D. Anh C cho con nhiều tiền nhưng ít quan tâm đến con.

Câu 12. Trong các câu tục ngữ sau đây, câu nào thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A.Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
D. Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm): Trong một cuộc trao đổi, có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Cách đây mấy hôm T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh nhưng T không dám kể sự việc với ai và luôn lo lắng sợ hãi.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của N và các bạn của N. Hậu quả của các hành vi trên.

b. Nêu những cách T có thể làm để thoát khỏi bạo lực học đường và lí giải vì sao?

Câu 3 (3,0 điểm): Em hãy đọc câu tục ngữ dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Chị ngã em nâng”

Em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào?

-----------Hết------------

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

I/ Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

B

C

D

A

B

C

D

C

D

* Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

II. Tự luận (7.0điểm)

STT

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 đ)

* Em không đồng ý với ý kiến trên.

- Vì người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần, bị lệch lạc nhân cách

- Phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

0.5

0.25

0.25

Câu 2

(3 đ)

a. Nhận xét được hành vi của bạn:

+ Học sinh nhận xét được hành vi

+ Học sinh phân tích được hậu quả của hành vi

1.0

0.5

b. Cách mà T có thể làm để hạn chế bạo lực học đường....(kể ra)

+ Giải thích: - Đưa ra được tối thiểu 2 việc làm được

- Giải thích được 2 việc làm đã nêu.

0.5

1.0

Câu 3 (3 đ)

.* Ý nghĩa

- Chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

- Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.

* Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình:

- Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

* Nội dung: thể hiện những việc thực hiện tốt và chưa tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân và các bạn trong gia đình

0.5

0.5

0.5

0.5

1.0

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng

% điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chủ đề Giáo dục kĩ năng sống

Bạo lực học đường

1câu

1 câu

0,25

Ứng phó với bạo lực học đường

1 câu

1 câu

1/2 câu

1/2 câu

2 câu

1 câu

1,5

2

Chủ đề giáo dục pháp luật

Tệ nạn xã hội

2 câu

2 câu

0.5

Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

4câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

4,0

Quyền và nghĩa vụ công dân trong xây dựng gia đình

2 câu

1 câu

1/2 câu

1/2 câu

3 câu

1 câu

3,75

Tổng

10

2

1

1

1

12 câu

3 Câu

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30 %

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì II, Lớp 7

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

GD kỹ năng sống

Bạo lực học đường

Nhận biết:

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nhận biết được những tình huống gây bạo lực để điều chỉnh hành vi.

Vận dụng:

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường.

1TN

Ứng phó với bạo lực học đường

Nhận biết:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

Thông hiểu:

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Cần làm gì để ứng phó với tình huống bạo lực học đường.

Vận dụng:

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Thực hành để nhận biết, ứng phó một số tình huống bạo lực học đường.

Vận dụng cao:

- Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

1TN

1TN

1/2TL

1/2TL

2

GD pháp luật

Tệ nạn xã hội

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Nêu được hậu quả của các tệ nạn xã hội đó.

Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

- Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Vận dụng:

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

3TN

1TN

Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được cách phòng chống tệ nạn xã hội

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thông hiểu:

- Nhận xét, đánh giá về tác hại của tệ nạn xã hội và cách phòng tránh.

Vận dụng:

- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

Vận dụng cao:

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

3TN

1/2TL

1/2TL

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Thông hiểu:

- Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

Vận dụng:

- Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

2TN

1TN

1/2TL

1/2TL

Tổng

10TN

2TN+

1TL

1TL

1TL

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3. Đề thi học kì 2 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề thi học kì 2 GDCD 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
B. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.
C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm.
D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trỗng (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất”.

A. Cờ bạc.
B. Mại dâm.
C. Ma túy.
D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây?

“Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà sống tiến để riêng cho thầy,
Đơm xôi thì đơm cho đầy,
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”

A. Mê tín dị đoan.
B. Rượu chè.
C. Cờ bạc.
D. Mại dâm.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống sau đây vướng vào tệ nạn xã hội?

Tình huống. S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầu gò, dánh đi siêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác.

A. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.
B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường.

Câu 5. Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người.
B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm.
C. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời.
D. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc.
B. Tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.
C. Dụ dỗ, cưỡng ép người khác tham gia bán dâm.
D. Tổ chức các chương trình giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 7. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?

A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh.
B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội.
D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 8. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trường hợp: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã tìm mọi cách che dấu và khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng.

A. Ông Q và anh T.
B. Bà K và ông Q.
C. Bà K và anh T.
D. Ông Q, bà K và anh T.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

A. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.
B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.
C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.
D. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Câu 10. Con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.
B. Lăng mạ, ngược đãi.
C. Yêu thương, hiếu thảo.
D. Chăm sóc, phụng dưỡng.

Câu 11. Pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây đối với con cái?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.
B. Tôn trọng ý kiến của con.
C. Ngược đãi, xúc phạm con.
D. Ép con làm những việc sai trái.

Câu 12. Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân.
B. Quan hệ huyết thống.
C. Quan hệ nuôi dưỡng.
D. Quan hệ hợp tác.

Câu 13. Câu ca dao “Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.
B. cha mẹ đối với con cái.
C. anh chị em đối với nhau.
D. con cái đối với cha mẹ.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
C. Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi, ân cần có nhau.
D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Tình huống: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”.

A. Ông H.
B. Anh T.
B. Chị P.
C. Ông H và anh T.

Câu 16. Bạn Kvà M đã hẹn nhau sẽ đi đá bóng vào sáng chủ nhật. Đến ngày hẹn, khi chuẩn bị ra khỏi nhà, bố mẹ đã nhờ K ở nhà chăm sóc ông đang bị ốm, vì bố mẹ có việc đột xuất cần phải giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Từ chối bố mẹ vì đã có hẹn với M nên không thể thất hứa.
B. Vờ đồng ý, đợi bố mẹ ra khỏi nhà thì trốn đi chơi với M.
C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn đi chơi với M vào dịp khác.
D. Giận dỗi bố mẹ, ở nhà nhưng không chăm sóc ông mà xem ti vi.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

+ Ý kiến 1. Khi phát hiện hành vi tổ chức, môi giới mại dâm, chúng ta nên lờ đi, coi như không biết vì đây là “vấn đề tế nhị”.

+ Ý kiến 2. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

+ Ý kiến 3. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.

+ Ý kiến 4. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.

Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.

Câu hỏi:

a/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?

b/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-D

6-C

7-A

8-A

9-A

10-B

11-B

12-D

13-C

14-B

15-A

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Hậu quả của tệ nạn xã hội:

- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khoẻ; làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi; rơi vào lối sống buông thả; dễ vi phạm pháp luật,...

- Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

- Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

Câu 2 (2,0 điểm):

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì:

+ Hành động “lờ đi, coi như không biết” sẽ vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mại dâm là một tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Chúng ta cần quyết liệt đấu tranh chống tệ nạn này.

- Ý kiến 2. Không đồng tình, vì: phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, mọi quy mô.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi sử dụng chất ma túy. Mọi công dân khi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì đều vi phạm pháp luật.

Câu 3 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng. Vì:

+ Bố mẹ M đã vi phạm Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 (trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi).

+ Bố mẹ M cũng chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái khi phân biệt đối xử giữa các con.

- Yêu cầu b) Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Phòng chống tệ nạn xã hội

4 câu

1 câu

(1đ)

2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

(3đ)

2 câu

Nội dung 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

8

(2,0đ)

1

(1,0đ)

4

(1,0đ)

1

(2,0đ)

0

1

(3,0đ)

4

(1,0đ)

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Xem thêm chi tiết bản đặc tả trong file tải về

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Phúc Đặng
    Phúc Đặng

    Đc của nó 

    Thích Phản hồi 23/04/23
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm