Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối học kì 2 Văn 7 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm tóm tắt kiến thức cần nắm kèm theo 2 đề minh họa.
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc 100% tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều 2025 (Cấu trúc mới)
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2024 - 2025 |
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ.
- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ.
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của tùy bút, tản văn.
- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng; nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) trong văn bản.
a. Truyện ngụ ngôn
Nội dung | Kiến thức |
Khái niệm | Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. |
b. Tục ngữ, thành ngữ
Nội dung | Tục ngữ | Thành ngữ |
1. Khái niệm | Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người | - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh. - Thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ. |
2. Tác dụng | Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao. | |
3. Ví dụ | Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,... | Dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,... |
c. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ
Từ ngữ | Hình ảnh |
- Từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc. - Từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa,... - Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ. | - Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động. - Để khắc hoạ hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ (nhất là những từ gợi tả âm thanh hoặc gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật), cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoả,... |
d. Văn bản nghị luận xã hội
Nội dung | Kiến thức |
1. Tác dụng | Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. |
2. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận | Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế. |
3. Lí lẽ, dẫn chứng | Những lí lẽ và dẫn chứng cần xác đáng, tin cậy để thuyết phục được người đọc, người nghe một cách thấm thía, sâu sắc. |
............
B. ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ SỐ 1
Phần 1: Đọc hiểu ( 4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)
Câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được"?
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
