Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm 3 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
TOP 9 bài Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hay nhất, kèm theo 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những tác hại, hậu quả nghiêm trọng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ giúp bảo vệ phần đầu của mình nếu không may xảy ra tai nạn. Vậy nên mỗi người cần nâng cao ý thức, nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Dàn ý hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngắn gọn
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 1
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 2
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 3
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 4
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 5
- Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 6
- Nghị luận vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Nghị luận về ý thức đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông
Dàn ý hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Dàn ý 1
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hiện nay
Gợi ý:
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là quy định bắt buộc trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam.
- Thế nhưng, vẫn còn có nhiều bạn học sinh không thực hiện quy định này.
2. Thân bài:
* Giải thích vấn đề:
- Xe đạp điện ngày càng phổ biến, hiện nay đã trở thành phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh cấp THCS và THPT. Ðáng lưu ý, phương tiện này có thể chạy với vận tốc 40 - 50 km/h, “tiềm ẩn” nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xe máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.
- Xe đạp điện cũng nằm trong đối tượng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện của học sinh ở Việt Nam hiện nay:
- Sau giờ tan trường, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh một số học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi hàng hai hàng ba cười đùa.
- Việc học sinh điều khiển xe đạp điện đến trường đều phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ đã được nhà trường và lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở nhưng nhiều em vẫn “cố tình phớt lờ” vi phạm, bất chấp những hiểm nguy rình rập.
- Việc vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã có sự nhắc nhở, xử lý của lực lượng chức năng nhưng nhiều em vẫn thường xuyên không đội mũ bảo hiểm. Qua đó gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lý, bức xúc trong xã hội hiện nay.
* Nguyên nhân:
- Sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về luật giao thông, không nắm rõ luật đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
- Xem thường tính mạng của mình và người khác.
- Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.
- Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.
- Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.
- Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.
- Lực lượng quản lý giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.
- Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.
* Hậu quả khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:
- Là nguyên nhân chính dẫn đến thương vong ở học sinh nếu xảy ra tai nạn, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng.
- Hình thành tấm gương xấu đối với các bạn học sinh khác.
- Ảnh hưởng tới tình hình giao thông chung của xã hội.
* Giải pháp khắc phục:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật từ lớp học, trường học và cộng đồng.
- Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp học sinh không tuân thủ quy định để làm gương
- Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, nhà trường; phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhắc nhở nâng cao nhận thức, để con em mình khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng.
- Có chương trình riêng giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho các em học sinh
* Bài học rút ra:
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.
- Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường.
- Cùng nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.
Dàn ý 2
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều không sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Gợi ý:
- Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
- Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.
- Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.
- Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
2. Thực trạng:
- Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.
- Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.
- Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…
3. Nguyên nhân:
- Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
- Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.
- Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.
- Thích thể hiện mình khác người.
- Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…
4. Hậu quả:
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.
5. Biện pháp:
- Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).
- Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.
- Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.
III. Kết bài:
- Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
- Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.
Dàn ý 3
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở nước ta.
2. Thân bài
a. Thực trạng về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc.
- Những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
- Sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
- Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
- Lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm.
- Nguyên nhân chủ quan:
- Chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người xung quanh mình.
- Lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay
c. Hậu quả
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh.
- Thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc:
- Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam.
- Trở thành hình ảnh xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh khác.
d. Biện pháp
- Cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
3. Kết bài
Khái quát lại về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở nước ta và nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó.
Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngắn gọn
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe đạp điện là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc học sinh khi điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng gây ra lo ngại.
Theo Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi lưu thông trên đường. Tuy nhiên, một số học sinh không chấp hành quy định này. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh nhóm học sinh điều khiển xe đạp điện, tốc độ cao trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Nhiều bạn chỉ đội mũ bảo hiểm khi vào trường học và được giám sát bởi nhân viên bảo vệ, giáo viên, sau đó sẽ ngay lập tức tháo ra. Có những học sinh đội mũ nhưng không đóng quai một cách cẩn thận, chỉ đội một cách đối phó. Thậm chí, có những học sinh mang theo mũ bảo hiểm trong giỏ xe, chỉ đội khi thấy cảnh sát giao thông từ xa để tránh bị phạt.
Điều này rất nguy hiểm và cần được cải thiện. Chúng ta cần tăng cường giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền cho các phụ huynh để cùng chung tay giải quyết vấn đề này. Chúng ta cần đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông để tránh tai nạn đáng tiếc.
Hiện tượng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng là do những nguyên nhân chính xuất phát từ phía học sinh. Hầu hết các học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh biết quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm rất cồng kềnh, gây nóng bức chật chội. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà chỉ số chỉ nhắc nhở, thậm chí bỏ qua cho những hành vi vi phạm này.
Hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông rất nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Ngoài ra, hành vi này còn gây mất an toàn trật tự giao thông cho những người khác đang tham gia giao thông trên đường.
Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn phá vỡ nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT, nhóm đối tượng nhận thức còn non nớt, có thể bắt chước bạn bè và tạo thành hiệu ứng dây chuyền. Vì vậy, cần có những biện pháp giải quyết vấn đề này bằng cách: cha mẹ thường xuyên tâm sự và khuyên bảo con cái, trường học tổ chức đào tạo an toàn giao thông, xã hội tuyên truyền thông qua các cuộc thi về an toàn giao thông, và lực lượng cảnh sát phải nghiêm túc xử lý hành vi không đội mũ bảo hiểm. Như một học sinh, chúng ta cần ý thức và chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông, cùng nhắc nhở bạn bè thực hiện theo. Điều này là một hành động nhỏ nhưng mang tính xây dựng và hỗ trợ xây dựng lối sống văn minh đô thị.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 1
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 2
Việc đội mũ bảo hiểm đối khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe đạp điện là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay, hiện tượng học sinh khi điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang ngày càng gia tăng gây ra nhiều lo ngại.
Trong Luật giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng với người điều khiển xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi lưu thông trên đường. Nếu đa số người dân thực hiện nghiêm túc quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh đang thờ ơ với nó. Chúng ta không khó để bắt gặp được hình ảnh những nhóm học sinh điều khiển xe đạp điện, phóng nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Nhiều bạn đội mũ bảo hiểm chỉ khi ra vào trường học, khi có sự giám sát của các nhân viên bảo vệ, thầy cô tổng phụ trách, sau đó sẽ lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận, chỉ đội một cách đối phó. Thậm chí có học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ để tránh bị phạt.
Nguyên nhân chính khiến hiện tượng trên ngày càng tăng trước hết xuất phát từ phía học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm rất cồng kềnh, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở, thậm chí bỏ qua cho những hành vi ấy. Hậu quả nghiêm trọng của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ rất nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến những người đang tham gia giao thông trên đường, gây mất an toàn trật tự giao thông. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng có nhận thức còn non nớt, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo thành một hiệu ứng dây chuyền. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo các em việc thực hiện tốt quy định, nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh và xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi không đội mũ bảo hiểm. Bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Như vậy, mỗi học sinh hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông và nhắc nhở bạn bè thực hiện theo. Một hành động nhỏ nhưng cũng góp phần xây dựng lối sống văn minh đô thị.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 3
Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học mở đầu cho chương trình giáo dục công dân ở mỗi lớp học, cấp học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Đặc biệt phải kể đến hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Xe đạp điện là một phương tiện giao thông có giả cả phải chăng, hình dáng và mẫu mã phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, tốc độ của loại phương tiện này có thể đạt đến 40 -50 km/giờ gây ra những nguy cơ về tai nạn giao thông. Luật an toàn giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cũng phải đội mũ bảo hiểm. Nếu đa số mọi người thực hiện nghiêm túc quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh lại không chấp hành theo. Nhiều nhóm học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng rất nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số bạn học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Nhiều học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.
Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Những học sinh dù nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh cho rằng đội mũ bảo hiểm gây mất thẩm mĩ (làm hỏng kiểu tóc). Có bạn còn cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện bản thân. Tiếp đến, nguyên nhân cũng xuất phát từ nhà trường khi chưa có những biện pháp giáo dục một cách hiệu quả để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Mỗi học sinh hãy trở thành một người tuyên truyền tài năng, vận động bạn bè đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc cả xe máy. Như vậy, Việt Nam mới trở thành một đất nước an toàn, tiến bộ và văn minh.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 4
An toàn giao thông đường bộ là một vấn đề nóng đối với xã hội hiện tại. Nhất là với đối tượng học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước thì càng cần phải giáo dục ngay từ đầu. Ngày nay, nhiều học sinh tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông đường bộ, cụ thể là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hiện tượng này thực sự là một vấn đề đáng lo ngại cho xã hội.
Xe đạp điện là một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện này cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có không ít học sinh đã không chấp hành quy định trên. Nhiều học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm. Nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: Chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Có những bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ. Học sinh ngồi phía sau cũng không đội mũ bảo hiểm… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng về não bộ, ảnh hưởng đến học tập và công việc trong tương lai. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.
Vậy nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Do bản thân thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ hoặc không biết quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm gây nóng bức khó chịu và mất thẩm mĩ. Các bạn tự cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện gây sự chú ý. Tiếp đến, gia đình cũng chưa thực sự quan tâm giám sát để nhắc nhở con cái của mình kịp thời. Về phía nhà trường chưa có biện pháp giáo dục một cách hiệu quả và sinh động, gắn với thực tế cuộc sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình thường xuyên nhắc nhở để mỗi người tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Và xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe đạp điện đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, mỗi học sinh hãy có ý thức đội mũ bảo hiểm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 5
Hiện nay, có rất nhiều người phản ánh về hiện tượng học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm lại dàn hàng ngang, phóng nhanh, vượt ẩu rất nguy hiểm, không chỉ ở các thành phố phát triển mà ở cả các vùng nông thôn cũng rất phổ biến.
Xe đạp điện, xe máy điện đã trở thành một phương tiện giao thông được ưa chuộng, phổ biến, nhất là trong đối tượng học sinh từ cấp hai đến cấp ba (độ tuổi chưa được phép sử dụng xe máy). Ưu điểm của loại xe điện này là nhẹ nhàng, nhỏ gọn, chạy êm và đi nhanh, tốc độ tối đa của loại xe này có thể đạt 40-50km/h, không khác gì đi xe máy. Tuy nhiên các học sinh lại có một số đối tượng lợi dụng ưu thế này để gây ra mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Quy định đi xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm nhưng có nhiều học sinh không đội, việc này vừa vi phạm pháp luật lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng của học sinh. Ví dụ nhiều học sinh chỉ đội mũ nhưng không cài quai, chỉ mang mũ theo để chống đối có công an kiểm tra mới đội, đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó có nhiều nam học sinh đang độ tuổi mới lớn nên thích thể hiện, đi xe phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang 3-4 xe, lạng lách, đánh võng. Việc tham gia giao thông như vậy không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình và sự an toàn của những người tham gia giao thông khác. Một khi va chạm hay xảy ra tai nạn giao thông người thiệt hại nhất chính là các em học sinh, nhẹ thì chỉ trầy xước xe, nặng thì hỏng xe mà người thì bị thương nặng. Chính vì vậy, ý thức tham gia giao thông của học sinh khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện là rất quan trọng, mỗi học sinh cần tuân thủ mọi quy định của pháp luật, đi đúng luật và đảm bảo an toàn giao thông. Các ban ngành cùng nhà trường và gia đình phải chung tay quản lý, giáo dục nhận thức và khuyên răn các học sinh, kiểm soát tình hình sử dụng xe của học sinh để không xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Là người học sinh cũng sử dụng xe máy điện đi học, em mong mỗi người học sinh hãy bảo vệ lấy chính mình và sự an toàn của mình cũng như mọi người khi cùng tham gia giao thông. Đừng để phương tiện đi học của mình lại trở thành trở ngại gây ra những rắc rối và những việc không mong muốn.
Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm - Mẫu 6
Để trở thành một người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện những thói quen tích cực và loại bỏ những thói quen tiêu cực. Thói quen tốt sẽ dẫn đến thành công, trong khi thói quen xấu sẽ dẫn đến thất bại và tác hại khôn lường. Một trong những thói quen không tốt mà người lớn và trẻ em cần tránh khi tham gia giao thông là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe gắn máy.
Tuy chính phủ và Nhà nước đã áp đặt nhiều hình phạt nghiêm khắc đối với những người không đội mũ bảo hiểm, nhưng thói quen này vẫn còn rất phổ biến và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh. Nhiều em đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè không đảm bảo chất lượng hoặc không đội mũ vì cho rằng mũ rất nặng và cản trở tầm nhìn. Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh cũng không quan tâm đến sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông và thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục các em phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của mình.
Sau khi thực hiện khảo sát và nghiên cứu, đã xác định được rằng thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người lớn bắt nguồn từ việc cảm thấy khó chịu và bí bách khi đội mũ trong những ngày nắng nóng, hoặc do quên đội mũ khi vội. Còn đối với học sinh như chúng ta, nguyên nhân không đội mũ bảo hiểm thường liên quan đến thẩm mỹ và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thói quen này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đe dọa tính mạng con người. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương đầu và tử vong trong tai nạn giao thông, cần bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp điện hay xe gắn máy. Tôi từng có thói quen này và đã nhận ra sự nghiêm trọng của nó sau một vụ tai nạn. Những vụ tai nạn liên quan đến xe đạp điện hay xe gắn máy thường xảy ra với những người không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh lái xe quá nhanh. Do đó, việc hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cực kỳ quan trọng.
Để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm, cần thực hiện những việc gì? Ngoài việc áp dụng các luật và hình phạt của Chính phủ và Nhà nước để đối phó với những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm trong bản thân mỗi người. Thường thì một số người có thể không muốn đội mũ bảo hiểm vì mũ không đạt chuẩn thẩm mỹ hoặc không phù hợp với gu thẩm mỹ của họ, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này, các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm để làm cho nó trông đẹp hơn.
Hơn nữa, để hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm, chúng ta nên luôn ghi nhớ mang theo mũ bảo hiểm khi ra đường và treo mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm, ví dụ như treo ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày gần cửa. Việc này sẽ giúp cho chúng ta hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm dễ dàng hơn và tránh tình trạng quên không đội mũ khi ra ngoài.
Đối với trẻ em, nếu người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm, thì trẻ em cũng sẽ học theo thói quen này. Ngoài ra, để bảo vệ tính mạng và hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, bất kể đó là điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô hay xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong, tùy thuộc vào tốc độ của từng loại xe. Do đó, tất cả chúng ta, kể cả các học sinh trên ghế nhà trường, cần phải có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.
Nghị luận vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Trong những năm gần đây, giao thông luôn là một trong số những vấn đề nhức nhối, luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân và toàn xã hội. Có nhiều những giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và đội mũ bảo hiểm là một trong số đó. Tuy nhiên, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi. Đi sâu tìm hiểu về vấn đề này sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện và từ đó có những giải pháp hữu hiệu.
Từ lâu, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong số những quy định nghiêm ngặt nhất ở nước ta. Nhìn chung, hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp nhận các quy định đã đề ra. Họ luôn lựa chọn cho mình những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, coi thường an toàn của bản thân và những người xung quanh nên họ xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc. Hầu hết những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.
Có thể thấy, việc thiếu ý thức, chưa chủ động thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà đầu tiên đó chính là do sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Cùng với đó, còn do các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn do lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người tham gia giao thông. Phải kể để trước hơn cả đó chính là bởi họ chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thêm vào đó, do lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người xung quanh mình. Hơn nữa còn bởi lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên có thể thấy việc thiếu ý thức, chưa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Và nếu như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật thì việc thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cùng với đó, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới. Ngoài ra, hành động thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ trở thành hình ảnh xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh khác.
Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc, vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm. Cùng với đó, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, có thể sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người song không phải bất cứ ai cũng có được ý thức rõ ràng về điều đó. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo ra một văn hóa giao thông tốt đẹp, ý nghĩa ở Việt Nam.
Nghị luận về ý thức đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông
“Tính mạng con người là trên hết” là một khẩu hiệu quen thuộc ta có thể gặp bất cứ đâu khi tham gia giao thông trên các tuyến đường. Nó nhằm nhắc nhở, kêu gọi lái xe tự giác chấp hành luật lệ, văn hóa giao thông. Tuy nhiên, không phải lái xe nào cũng nhận thức đầy đủ vấn đề này, tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông vẫn diễn ra khá phổ biến, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn xảy ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu là nằm ở ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một quy định bắt buộc khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông đối với người điều khiển xe máy, xe đạp điện. Đây là hành động để bảo vệ chính bản thân mình và xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển và trở nên hiện đại, xe máy và xe điện là một phương tiện đi lại phổ biến của phần lớn người dân và theo nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đây tiếp tục là phương tiện phổ biến trong tương lai năm đến mười năm tới. Tuy nhiên, sự phát triển ấy cũng đem lại sự mất mát đáng sợ khi xe máy, xe điện liên quan tới 70% số vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam. Thật đáng buồn thay khi trên biết bao tuyến đường ở địa bàn thành phố, tình trạng người dân vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến. Hầu như là không đội mũ bảo hiểm, thậm chí, các em học sinh, sinh viên còn tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường mà không có một chút phụ kiện gì bảo vệ cơ thể. Có một số người làm cha mẹ lại đội nón bảo hiểm cho mình nhưng lại không đội cho con mỗi khi ra đường. Trong khi trẻ nhỏ vốn là đối tượng dễ thương vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong nước ngày càng tăng cao.
Vậy điều gì đã gây ra thực trạng nguy hiểm này? Trước hết phải kể đến ý thức chấp hành luật lệ giao thông ở mỗi người, đây là yếu tố cốt lõi. Không chỉ vậy, có một số cá nhân còn có tư duy và nhận thức xem thường tính mạng của mình và người khác, cho rằng điều đó không quan trọng. Họ có thể dành ra cả tiếng đồng hồ để lựa chọn quần áo, váy vóc và làm đẹp cho bản thân nhưng lại tiếc mấy giây để đưa chiếc mũ bảo hiểm lên đầu mình. Có một số người còn cho rằng, mũ bảo hiểm làm hỏng đi mái tóc của mình đã cất công chăm sóc và uốn nhuộm trước đó. Hiện nay, khi tham gia giao thông, chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhiều người dân sử dụng loại mũ bảo hiểm có lưỡi trai mỏng, rẻ tiền. Loại mũ này được bày bán tràn lan và được nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên ưa chuộng. Đa phần mọi người vẫn chỉ suy nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm cho hợp lệ, tránh bị cảnh sát giao thông xử phạt. Nhiều người dân chưa thực sự nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm để bảo vệ an toàn tính mạng của chính chúng ta. Hình ảnh những chiếc xe máy kẹp ba, kẹp bốn người không đội mũ và lạng lách khắp các con phố cũng không còn xa lạ dù ở nông thôn hay thành phố. Không chỉ nằm ở phía người dân, lực lượng quản lý giao thông chưa chặt chẽ, chưa thật sự nghiêm khắc cũng làm tăng mạnh hành vi thiếu ý thức này.
Hậu quả của việc thiếu ý thức về tuân thủ luật lệ giao thông đội nón bảo hiểm thật nghiêm trọng và đáng sợ. Trước hết, việc không đội nón bảo hiểm làm tăng thêm nguy cơ bị chấn thương và tai nạn khi tham gia giao thông, đó không chỉ để lại những tổn thương về kinh tế mà còn gây nhiều hệ lụy về thể chất. Theo nghiên cứu, người đội nón bảo hiểm có thể giảm đến 85% những chấn thương do tai nạn gây nên so với những người không đội nón bảo hiểm.
Qua đó, nhà trường, gia đình cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật cho con em mình, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Nhà nước cũng cần tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội. Các doanh nghiệp và những xưởng sản xuất cũng cần phải nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Toàn dân đều cần có trách nhiệm với tính mạng của chính mình và mọi người xung quanh.