Dẫn chứng về tình cảm gia đình Ví dụ về tình cảm gia đình trong cuộc sống

Dẫn chứng về tình cảm gia đình tổng hợp các ví dụ, dẫn chứng tiêu biểu xác thực và được nhiều người biết đến về tình cảm gia đình trong cuộc sống, văn học, xã hội, giúp cho bài văn Nghị luận về tình cảm gia đình thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ hơn.

Tình cảm gia đình

Để bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao, các em cần dẫn dắt thêm các dẫn chứng vào bài viết. Tình cảm gia đình thiêng liêng, là điểm tựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên đối với mỗi con người. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Những câu nói hay dẫn chứng về tình cảm gia đình

1. “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

2. "Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". (Goethe)

3. “Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”

4. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”

5. Douglas Jerrold đã từng nói: "Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta, chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác".

6. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” (Chế Lan Viên)

Dẫn chứng về tình cảm gia đình trong văn học

Dẫn chứng 1

“Cuộc chia tay của những con búp bê” đã cho ta chiêm ngưỡng về vẻ đẹp của tình anh em trong sáng, đẹp đẽ.

Dẫn chứng 2

Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con . Trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi , người mẹ ấy sẵn sàng" bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...”. Đó là sự hi sinh cao cả , xuất phát từ tình mẹ con thắm thiết ( mẹ đối với con )

Dẫn chứng 3

Chúng ta có thể nhận thấy trong văn bản "Trong lòng mẹ" cái tình mẫu tử được thể hiện rõ. Cậu bé Hồng tuy phải sống xa mẹ , trong môi trường xấu, luôn bị bà cô reo rắc những ý nghĩ cay độc về mẹ. Ấy vậy mà, Hồng vẫn luôn tin mẹ, yêu mẹ , dùng cái tình cảm thiêng liêng của gia đình để chiến đấu với cái ác.

Dẫn chứng 4

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, người mẹ địu con khi làm rẫy, khi giã gạo, khi ra chiến trường… Mẹ gửi trọn tình yêu thương và ước mong vào giấc mơ của con:

Con mơ cho mẹ, hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân

Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ

Đến đây, mẹ là hình tượng tiêu biểu cho hình ảnh người mẹ cứu nước. Vẻ đẹp của người mẹ Tà Ôi là sự thống nhất tuyệt vời giữa tình cảm, hành động và mơ ước của người mẹ yêu con, yêu đất nước.

Dẫn chứng về tình cảm gia đình trong ca dao tục ngữ

"Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn"

Câu thơ nhấn mạnh rằng mỗi con người đều có nguồn gốc, tổ tông, giống như cây phải có cội rễ và sông phải có nguồn. Đây là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tôn vinh tổ tiên, biết ơn và duy trì những giá trị gia đình, truyền thống. Việc "có tổ có tông" không chỉ là sự ghi nhớ về nguồn gốc, mà còn là trách nhiệm của mỗi thế hệ trong việc duy trì, phát huy và truyền lại những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ mai sau. Câu ca dao này còn phản ánh tình cảm gia đình gắn bó bền chặt, vì tổ tiên là nền tảng, là cội nguồn vững chắc cho mỗi con người phát triển.

Dẫn chứng về tình cảm gia đình thực tế trong cuộc sống

Dẫn chứng 1

Cậu bé đạp xe 100 km từ Sơn La xuống Hà Nội thăm em đã từng khiến bao người rung động.

Dẫn chứng 2

Làng trẻ em SOS Quy Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến 40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.

Dẫn chứng 3

Câu chuyện cậu bé Vì Quyết Chiến (13 tuổi, Trường THCS Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) và hành trình trên chiếc xe đạp vượt hơn 103km xuống thăm em trai và cha mẹ ở Bệnh viện Nhi trung ương cũng khiến nhiều người cảm động. Điều gì đã làm nên sức mạnh ấy? Chỉ có thể là sức mạnh của tình thương yêu, tình cảm gia đình được truyền đến con trẻ...

Thời gian rồi sẽ qua và những đứa trẻ sẽ trở thành người trưởng thành nhưng ký ức hẳn sẽ còn mãi, nhất là một ký ức khó quên như thế này. Để sau này, dù cuộc sống có ra sao, nhưng khi nhớ lại, các em và cả gia đình sẽ càng thêm trân trọng, giữ gìn tình cảm thiêng liêng ấy. Nhưng trước mắt, câu chuyện đang lan tỏa cảm xúc tích cực, là lời nhắc nhở đến mỗi chúng ta, vun đắp thêm tình yêu thương gia đình trong lòng mỗi người, hơn bao giờ hết...

Dẫn chứng 4

Cô bé Trịnh Thị Lan ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa dù còn nhỏ nhưng đã bươn chải chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Em sinh ra đã không biết mặt cha, còn mẹ em bị bệnh tâm thần. Khi học Tiểu học, tan học là em lại vội chạy về làm việc nhà, chăm sóc mẹ. Hai mẹ con sống cùng với bà ngoại trong căn nhà xập xệ, dột nát. 10 tuổi, em đã bắt đầu làm công việc đồng áng, hết cấy gặt giúp người ta để kiếm gạo ăn đến lượm ve chai khắp nơi để kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần 90 tuổi và mẹ mình.

Em chăm sóc mẹ cẩn thận từng li từng tí. Có những lúc mẹ phát bệnh đi lang thang, em vội vàng đi tìm mà nước mắt lưng tròng. Cho đến giờ, 13 tuổi, Lan trở thành lao động chính trong gia đình. Vất vả cực nhọc là thế ấy nhưng em chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc học của mình cả, vẫn luôn rất cố gắng trong học tập và trong cả cuộc sống.

Dẫn chứng về tình cảm gia đình hay

Vua Thuấn - một trong Ngũ Đế thời thượng cổ, khi còn nhỏ có cha vừa mù vừa điếc lại vô cùng nóng nảy; còn mẹ ông thì qua đời từ sớm. Cha Thuấn lấy vợ, sinh ra được một em trai tên là Tượng. Mẹ kế lại vô cùng nhỏ nhen ích kỷ, thường xuyên nói xấu Thuấn với cha nên Thuấn rất hay bị đánh. Thuấn bị mẹ kế hãm hại hết lần này đến lần khác vì sợ Thuấn kế thừa một nửa gia nghiệp.

Bởi vậy, tuổi thơ Thuấn lớn lên trong sự mắng chửi của cha, trong sự hãm hại của mẹ kế và em trai mình, ấy vậy nhưng lại không có một lời oán trách họ. Thậm chí trong suốt những năm tháng còn nhỏ, ông luôn hiếu thuận với cha và mẹ kế, nhường nhịn em trai. Đến năm ông 20 tuổi, danh tiếng của ông vang xa khắp nơi bởi sự hiếu thuận ấy. Vì vậy ông đã được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu và được vua gả con gái cho.

Chính sự hiếu thảo ấy của Thuấn đã khiến cho mẹ kế và em trai vô cùng cảm động, từ đó gia đình trở nên hòa hợp vui vẻ. Sau này, Thuấn được vua Nghiêu truyền ngôi, trở thành một vị Thánh đế nổi tiếng lịch sử, xây dựng nên một thời thịnh trị và thái bình cho dân chúng là thời Nghiêu - Thuấn.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm