Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
TOP 4 bài Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, hiểu rõ hơn ý nghĩa của quan điểm này.
Tình yêu thương chính là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng trân quý. Sự chia sẻ, cảm thông và đồng cảm của con người với con người sẽ giúp cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9.
Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc
Dàn ý nghị luận Cho đi yêu thương nhận lại hạnh phúc
I. Mở bài
- Cuộc sống của con người luôn tồn tại một thứ tình cảm thiêng liêng: tình yêu thương.
- Chỉ khi chúng ta biết yêu thương, mới có thể nhận lại được hạnh phúc.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Tình yêu thương:
- Là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người.
- Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.
- Là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý.
- Hạnh phúc:
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc.
- Theo góc độ khoa học: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
- Theo suy nghĩ cá nhân: Hạnh phúc lớn nhất trên đời này là tin rằng mình được yêu (Victor Hugo).
=> Khi con người biết yêu thương, sẻ chia với nhau thì họ sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc.
2. Chứng minh
- Từ khi sinh ra, con người đã nhận được sự yêu thương của gia đình và người thân: bố mẹ là người bao bọc, dạy dỗ...
- Khi lớn lên, chúng ta nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh: người yêu, bạn bè, thầy cô…
- Sức mạnh của tình yêu thương:
- Giúp con người vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Luôn cảm thấy vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc.
3. Bình luận
- Nhiều người không có tình yêu thương thì dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý (trầm cảm, vô cảm…).
- Đôi khi, tình yêu thương không xuất phát từ trái tim chân thành sẽ đem đến những tổn thương.
4. Liên hệ bản thân
- Em có được tình yêu thương đến từ: gia đình, thầy cô, bạn bè.
- Em cũng học cách yêu quý, chia sẻ với những người xung quanh để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.
III. Kết bài
- Quan điểm sống “Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc” thực sự đúng đắn.
- Mỗi người hãy học cách sống biết yêu thương, sẻ chia hơn.
Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc - Mẫu 1
Cuộc sống của mỗi người luôn cần có được sự yêu thương, chia sẻ từ những người xung quanh. Giống như một quan điểm mà tôi vô cùng tâm đắc: “Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc”.
Vậy, tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Thứ tình cảm đó rất đỗi thiêng liêng, được xuất phát từ lòng chân thành chứ không có bất cứ mục đích nhu cầu vụ lợi nào. Còn với hạnh phúc, lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Nếu xét theo góc độ khoa học: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Nó là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người. Karl Marx từng nói rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Còn Trịnh Công Sơn lại định nghĩa hạnh phúc là: “Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dễ gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng”. Và theo suy nghĩ cá nhân tôi lại cho rằng: “Hạnh phúc lớn nhất trên đời này là tin rằng mình được yêu” (Victor Hugo).
Đúng vậy, chỉ có khi chúng ta biết cho đi yêu thương, chúng ta mới nhận lại được yêu thương và hạnh phúc. Từ khi sinh ra, chúng ta đã nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong mọi hành trình của cuộc đời. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết. Khi lớn lên, trong thế giới mỗi người sẽ có thêm nhiều người hơn: bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp... Thật hạnh phúc nếu như chúng ta có thể đón nhận tình cảm chia sẻ chân thành từ họ. Một người bạn thân sẽ luôn ở bên khi chúng ta cần, cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn và buồn vui. Thầy cô dành cho chúng ta sự chỉ dạy tận tình. Những người đồng nghiệp tốt sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đáng quý để chúng ta hoàn thành tốt những công việc. Những trái tim yêu mến chân thành và đồng cảm thật tâm sẽ đem đến niềm hạnh phúc cho những người nhận được.
Nhưng trong xã hội, có nhiều người kém may mắn khi không có được tình yêu thương. Nhiều đứa trẻ sinh ra đã thiếu thốn đi tình cảm của cha mẹ. Những người già neo đơn không có nơi nương tựa. Điều đó khiến cho họ luôn cảm thấy cô độc và tủi thân trong cuộc sống. Vậy tại sao chúng ta không đem đến cho họ một sự giúp đỡ. Không phải quá nhiều về của cải hay vật chất nhưng nếu dùng tình cảm chân thành để đối xử với những người như vậy, chắc chắn họ sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc biết bao. Đôi khi, tình yêu thương không xuất phát từ trái tim chân thành sẽ đem đến những tổn thương cho người nhận được. Có nhiều người bạn chỉ đến với nhau vì một mục đích có lợi về vật chất hay quyền lực nào đó. Để rồi khi đạt được, sẵn sàng nói ra và làm ra những hành động gây tổn thương. Những tổn thương về tình cảm như vậy sẽ khiến chúng ta không những không cảm thấy hạnh phúc mà có thể bị mắc phải những bệnh về tâm lý như trầm cảm, vô cảm.
Mỗi ngày qua đi, mỗi người đều sẽ nhận được những tình cảm yêu thương từ mọi người xung quanh. Và hạnh phúc chỉ đến khi bạn biết cách lan tỏa tình yêu thương cho những người xung quanh.
Đối với riêng tôi, mỗi người tôi đều cảm thấy hạnh phúc khi nhận được những tình cảm từ gia đình và bạn bè, thầy cô. Mỗi ngày, tôi đều được mẹ chuẩn bị cho những bữa ăn thật ngon miệng. Những lời hỏi thăm động viên cố gắng ôn tập tốt cho kỳ thi sắp tới của ba. Những lời giảng tận tình của thầy cô khi tôi còn chưa hiểu bài. Lời ủng hộ của những người bạn thân… Thì ra tình yêu thương được thể hiện từ những hành động rất nhỏ bé nhưng lại dễ dàng khiến chúng ta cảm thấy ấm áp trong lòng biết bao nhiêu. Khi nhận lại được hạnh phúc đó, tôi cũng muốn lan tỏa tình yêu thương với mọi người để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn nữa.
Như vậy, có thể thấy quan điểm trên thực sự đúng đắn trong cuộc sống của mỗi người. Chúng ta hãy biết cho đi yêu thương để lan tỏa hạnh phúc.
Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc - Mẫu 2
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”. Những câu hát trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho người nghe những suy nghĩ sâu sắc về cách sống biết cho đi những yêu thương để nhận lại được hạnh phúc.
Tình yêu thương không chỉ có ở loài người. Nhưng đối với cuộc sống của con người, tình yêu thương quả thật là một thứ tình cảm thiêng liêng và trân quý. Sự chia sẻ, cảm thông và đồng cảm của con người với con người đã đem đến cho chúng ta sự hạnh phúc. Và nhắc đến từ hai chữ “hạnh phúc” thì phải có biết bao nhiêu định nghĩa về hạnh phúc mới đủ. Có ai đó đã từng nói rằng: “Hạnh phúc không phải mở đầu không phải kết thúc, mà là hành trình bước đi từ đầu đến kết thúc”. Hạnh phúc đôi khi cũng không đến từ những vật chất được thoả mãn: “Không phải mức độ giàu có tạo nên hạnh phúc mà đó là sự gần gũi của trái tim với trái tim và cách chúng ta nhìn thế giới. Cả hai thái độ này đều nằm trong tầm tay ta... một người hạnh phúc chừng nào anh ta còn chọn để mình hạnh phúc, và không ai ngăn cản anh ta được” (Aleksandr Solzhenitsyn). Còn đối với riêng tôi, tôi cho rằng: “Hạnh phúc lớn nhất trên đời này là tin rằng mình được yêu” (Victor Hugo).
Quả thật, nếu được yêu thương, chúng ta sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một thứ ngôn ngữ cảm xúc kì diệu giúp con người kết nối trái tim. Chúng ta sinh ra trong cuộc sống đã nhận được sự nâng niu, che chở của cha mẹ. Đến khi lớn lên, chúng ta quen được những người bạn tốt, họ cũng yêu mến và giúp đỡ chúng ta những khó khăn trong công việc. Lúc trưởng thành, chúng ta gặp được người mà mình yêu thương, muốn chăm sóc cả đời. Khi đi làm, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, những chia sẻ và thấu hiểu về khó khăn. Cuộc sống của con người phải đối diện với nhiều mối quan hệ, nhưng nếu bạn biết yêu thương và chia sẻ tình cảm với mọi người xung quanh, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được nhiều tình yêu hơn nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta. Người được cả nhân dân Việt Nam gọi đầy thân thương là vị cha già kính yêu. Người được biết đến không chỉ là một danh nhân văn hóa thế giới, mà còn bởi lòng yêu thương bao la của mình. Đối với nhân dân, người luôn một lòng lo lắng từ cái ăn, cái mặc đến cuộc sống lao động khó khăn. Đối với thiếu nhi, có lẽ chẳng ai yêu được bằng Bác Hồ. Và đặc biệt cái vĩ đại nhất của Người là lòng thương với nhân dân lao động toàn thể giới. Trái tim Người rộng lớn như thế, nhưng vẫn dành cho gia đình và quê hương những tình cảm thiêng liêng nhất. Chính vì tình thương ấy, Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một tình cảm yêu mến vô hạn dành cho Người.
Có những tình cảm đôi khi lại không mang đến sự hạnh phúc. Đó là lúc nó không xuất phát từ một trái tim chân thành. Đôi khi con người đến với nhau chỉ vì một lợi ích nhất định nào đó về tiền bạc, danh vọng hay quyền lực. Họ lợi dụng lòng chân thành và tình cảm của người khác để đạt được mục đích. Để rồi khi đạt được thì mới bộc lộ ra bản chất thật trong con người mình. Đó thực sự là những con người ích kỷ, vô tâm và sống vụ lợi. Những người như vậy, bản thân họ sẽ không có được hạnh phúc cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của người khác. Cuộc sống của họ sẽ chỉ đối diện với những toan tính và sự cô độc mà thôi.
Đối với riêng tôi, mỗi người tôi đều cảm thấy hạnh phúc khi nhận được những tình cảm từ gia đình và bạn bè, thầy cô. Mỗi ngày, tôi đều được mẹ chuẩn bị cho những bữa ăn thật ngon miệng. Những lời hỏi thăm động viên cố gắng ôn tập tốt cho kỳ thi sắp tới của ba. Những lời giảng tận tình của thầy cô khi tôi còn chưa hiểu bài. Lời ủng hộ của những người bạn thân… Thì ra tình yêu thương được thể hiện từ những hành động rất nhỏ bé nhưng lại dễ dàng khiến chúng ta cảm thấy ấm áp trong lòng biết bao nhiêu. Khi nhận lại được hạnh phúc đó, tôi cũng muốn lan tỏa tình yêu thương với mọi người để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn nữa.
Tạo hóa đã ban cho con người một vũ khí - tình yêu thương để biết ai chân thành ai giả dối. Nếu sống biết trao đi cơn gió yêu thương, cái nhận được sẽ là ánh mặt trời hạnh phúc.
Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc - Mẫu 3
Có khi nào chúng ta tự hỏi: “Nếu cuộc sống không có tình yêu thương, con người sẽ ra sao?”. Lúc đó, có lẽ chúng ta sẽ sống trong những ngày tháng lạnh lẽo và cô đơn. Vì vậy, hãy biết sống yêu thương, để được hạnh phúc.
Trước hết, tình yêu thương là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ lòng chân thành chứ không có bất cứ mục đích nhu cầu vụ lợi nào. Còn với hạnh phúc, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Nếu xét theo góc độ khoa học: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Nó là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người. Có nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Soren Kierkegaard - một triết gia người Đan Mạch cho rằng: “Cho đi đem lại hạnh phúc hơn nhận về, nhưng còn hạnh phúc hơn khi có thể không có mà vẫn sống được, hơn là buộc phải có”. Còn theo như lời Phật dạy: “Một người hỏi Đức Phật: - Tôi muốn hạnh phúc. Đức Phật nói: - Trước tiên loại bỏ cái tôi, đấy là tự ngã, sau đó loại bỏ muốn, đó là tham dục. Bây giờ thấy không, ngươi chỉ còn hạnh phúc”. Đối với tôi, những quan điểm trên thật khó hiểu, vì vậy tôi cho rằng: “Hạnh phúc lớn nhất trên đời này là tin rằng mình được yêu” (Victor Hugo).
Con người từ khi sinh ra đã có được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình, đó là bố mẹ. Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong hành trình trưởng thành. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết. Đến khi lớn lên, chúng ta quen được những người bạn tốt, họ cũng yêu mến và giúp đỡ chúng ta những khó khăn trong công việc. Lúc trưởng thành, chúng ta gặp được người mà mình yêu thương, muốn chăm sóc cả đời. Khi đi làm, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, những chia sẻ và thấu hiểu về khó khăn.
Nhưng không phải ai cũng may mắn được sống trong hạnh phúc đó. Có lẽ tuổi thơ chúng ta, không ai là không từng đọc qua câu chuyện “Cô bé bán diêm”. Một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng phải đi bán diêm giữa đêm đông lạnh giá. Chính sự ghẻ lạnh của người cha, sự thờ ơ của người qua đường chính là thủ phạm cướp đi sự sống của cô bé chứ không phải cái giá lạnh của thời tiết. Câu chuyện này cũng giúp chúng ta trả lời được câu hỏi: “Nếu thế giới không có tình yêu thương sẽ trở nên như thế nào?” Nếu như không có tình yêu thương, có lẽ cuộc sống của con người sẽ phải trả giá bằng cái chết lạnh lẽo như cô bé bán diêm vậy.
Đối với riêng tôi, mỗi người tôi đều cảm thấy hạnh phúc khi nhận được những tình cảm từ gia đình và bạn bè, thầy cô. Mỗi ngày, tôi đều được mẹ chuẩn bị cho những bữa ăn thật ngon miệng. Những lời hỏi thăm động viên cố gắng ôn tập tốt cho kỳ thi sắp tới của ba. Những lời giảng tận tình của thầy cô khi tôi còn chưa hiểu bài. Lời ủng hộ của những người bạn thân… Thì ra tình yêu thương được thể hiện từ những hành động rất nhỏ bé nhưng lại dễ dàng khiến chúng ta cảm thấy ấm áp trong lòng biết bao nhiêu. Khi nhận lại được hạnh phúc đó, tôi cũng muốn lan tỏa tình yêu thương với mọi người để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn nữa.
Như vậy, giá trị của tình yêu thương thực sự lớn lao trong cuộc sống của con người. “Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc” chính là một quan điểm sống đáng giá để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc - Mẫu 4
Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội.
Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.
Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống. Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta "cho" đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.
Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể dang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất, nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyển tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?
Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô tâm.
Để có thể thấy rằng cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng. Còn nhiều người cần mình giúp đỡ, bạn hãy mở lòng ra và sẻ chia đi yêu thương. Bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc trong tâm hồn. Nhất là đối với những người trẻ thì tình yêu thương luôn là điều cần thiết nhận lại và cho đi. Sống cho bản thân, sống cho người khác là điều cần thiết phải rèn luyện.
Như vậy, tình yêu thương không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy sống sao để cho mỗi ngày bắt đầu là một ngày tuyệt vời nhất.

Chọn file cần tải:
-
Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc 15,1 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Có thể bạn quan tâm
-
Nghị quyết phân công nhiệm vụ Đảng viên
10.000+ -
Điều chỉnh nội dung môn Lịch sử năm 2021 - 2022 cấp THCS
10.000+ -
Cách giải dạng Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó
10.000+ 1 -
Quy định viết hoa từ 05/3/2020 - 16 trường hợp bắt buộc viết hoa trong văn bản hành chính
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 12 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
100.000+ -
Phân tích truyện Cô bé bán diêm (Dàn ý + 10 mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Nghị luận văn học
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
-
Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
- Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương
- Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ
- Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương
- Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương
- Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện
- Đóng vai Trương Sinh kể lại vau chuyện
- Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương
- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích nhân vật Trương Sinh
- Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
- Phân tích chi tiết "cái bóng"
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương
- Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương
- Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
-
Chị em Thúy Kiều
- Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân
- Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích
- Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích
- Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích
- Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
- Kết bài Chị em Thúy Kiều hay nhất
- Mở bài Chị em Thúy Kiều hay nhất
- Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích
- Cảnh ngày xuân
-
Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
- Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích
- Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích
- Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích
- Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài
- Phân tích 8 câu thơ giữa đoạn trích
- Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tổng hợp mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích
- Mã Giám Sinh mua Kiều
- Thúy Kiều báo ân báo oán
-
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Tóm tắt đoạn trích
- Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Đoạn văn phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Đoạn văn phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Đóng vai Kiều Nguyệt Nga kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Lục Vân Tiên gặp nạn
-
Đồng chí
- Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí
- Phân tích bài thơ Đồng chí
- So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận về bài thơ Đồng chí
- Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí
- Cảm nhận vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ
- Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ
- Kết bài bài thơ Đồng Chí
- Mở bài bài thơ Đồng Chí
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí
- Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ
- Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ
- Cảm nhận đoạn cuối bài thơ Đồng chí
-
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Ý nghĩa nhan đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận khổ cuối Bài thơ
- Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận về người lính trong Bài thơ
- Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính trong Bài thơ
- Phân tích khổ cuối của Bài thơ
- Phân tích 4 khổ đầu Bài thơ
- Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ
- Cảm nhận khổ 3, 4 trong Bài thơ
- Phân tích 3 khổ thơ cuối trong Bài thơ
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ
- Đóng vai người lính lái xe kể lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Dàn ý phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích 2 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá
- Đóng vai ngư dân kể lại bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ
- Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ
- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
- Phân tích khổ cuối bài thơ
- Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ
- Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ
- Phân tích khổ 3 của bài thơ
- Phân tích 3 khổ đầu bài thơ
- Phân tích khổ 2 của bài thơ
- Mở bài bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Kết bài Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Ý nghĩa nhan đề Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận của em về đoạn thơ 3, 4, 5, 6
- Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ
-
Bếp lửa
- Phân tích bài thơ Bếp Lửa
- Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
- Phân tích khổ 3 bài thơ
- Phân tích khổ 2 bài thơ
- Phân tích ba khổ cuối bài thơ
- Phân tích khổ 4 bài thơ
- Phân tích 2 khổ cuối bài thơ
- Kết bài bài thơ Bếp lửa
- Mở bài bài thơ Bếp lửa
- Cảm nhận về bài thơ
- Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ
- Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Ánh trăng
-
Làng
- Tóm tắt truyện ngắn Làng
- Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai
- Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện Làng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Cảm nhận giọt nước mắt của ông Hai
- Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Cảm nhận về truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng
- Mở bài truyện ngắn Làng
- Kết bài truyện ngắn Làng
-
Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 3 khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ 4, 5 bài thơ
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận khổ thơ 4, 5 của bài thơ
- Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên trong Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu
- So sánh ước nguyện của Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của Viễn Phương trong Viếng lăng Bác
- Mở bài Mùa xuân nho nhỏ
- Kết bài Mùa xuân nho nhỏ
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
-
Viếng lăng Bác
- Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác
- Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ
- Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
- Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác
- Phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác
- Mở bài Viếng lăng Bác
- Kết bài Viếng lăng Bác
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác
- Biện pháp tu từ bài Viếng lăng Bác
-
Sang thu
- Phân tích bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ 1 bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ cuối bài Sang thu
- Phân tích hai khổ đầu bài thơ
- Cảm nhận bài thơ Sang thu
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài Sang Thu
- Cảm nhận 2 khổ cuối Sang thu
- Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu
- Cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang Thu
- Mở bài Sang thu
- Kết bài Sang thu
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sang thu
-
Nói với con
- Phân tích bài thơ Nói với con
- Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con
- Cảm nhận khổ 2 bài Nói với con
- Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con
- Cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con
- Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài Nói với con
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con
- Nghị luận về bài thơ Nói với con
- Mở bài Nói với con
- Kết bài Nói với con
- Mây và sóng
- Bến quê
-
Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện
- Phân tích hình ảnh nữ thanh niên xung phong trong truyện
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định
- Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện
- Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong truyện
- Cảm nhận về 3 cô gái trong Những ngôi sao xa xôi
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Phương Định
- Mở bài Những ngôi sao xa xôi
- Kết bài Những ngôi sao xa xôi
- Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi
- Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
- Bố của Xi-Mông
-
Nghị luận xã hội
-
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
- Cách mở bài nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội về đức tính trung thực
- Nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
- Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống
- Nghị luận về lòng vị tha
- Nghị luận về khát vọng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm
- Nghị luận xã hội về tình mẫu tử
- Dẫn chứng về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội về lối sống có trách nhiệm
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
- Nghị luận về ước mơ trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước
- Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người
- Dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì, nhẫn nại
- Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
- Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian
- Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình
- Dẫn chứng về tình cảm gia đình
- Đoạn văn nghị luận về lạc quan
- Nghị luận về hậu quả của chiến tranh
- Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
- Nghị luận Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nghị luận xã hội về lòng nhân ái
- Nghị luận xã hội về sự tự tin
- Dẫn chứng về sự tự tin
- Nghị luận xã hội về lòng yêu nước
- Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
- Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
- Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh
- Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế
- Nghị luận về đức tính chăm chỉ
- Nghị luận về quan điểm Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
- Nghị luận Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh
- Nghị luận Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận về câu tục ngữ Có chí thì nên
- Nghị luận về lời cảm ơn
- Nghị luận xã hội về bản lĩnh sống của con người
- Nghị luận xã hội Lá lành đùm lá rách
- Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận xã hội về sự ích kỷ
- Nghị luận Thất bại là mẹ thành công
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo
- Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
- Nghị luận về tranh giành và nhường nhịn
- Đoạn văn nghị luận về tương thân tương ái
- Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
- Đoạn văn nghị luận về tác hại của thuốc lá
- Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình
- Nghị luận xã hội về tình phụ tử
- Dẫn chứng về tình phụ tử
- Nghị luận xã hội về chữ hiếu
- Đoạn văn nghị luận Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
- Nghị luận câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng
- Nghị luận Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Nghị luận xã hội về câu nói Cho đi là còn mãi
- Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Nghị luận Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Nghị luận Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Nghị luận về câu nói Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp
- Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc
- Nghị luận về yếu tố tạo nên sự thành công
- Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”
- Nghị luận về câu nói của Reggie Leach “Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công"
- Nghị luận về ý kiến Đúng giờ là một cử chỉ đẹp
- Nghị luận về câu nói của C. Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” (Dàn ý + 3 mẫu)
- Nghị luận về câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh”
- Nghị luận về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi
- Suy nghĩ về câu nói ý chí là con đường về đích sớm nhất
- Nghị luận về câu nói Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội
- Nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
- Nghị luận xã hội về văn hóa xếp hàng của người Việt Nam
- Đoạn văn suy nghĩ câu nói Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi
-
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Cách làm bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng của giới trẻ
- Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay
- Nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ hiện nay
- Dẫn chứng về tính tự lập
- Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung
- Nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Facebook
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
- Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường hiện nay
- Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh
- Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay
- Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online
- Nghị luận xã hội về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh
- Trình bày suy nghĩ của em về ATM gạo
- Nghị luận xã hội về vai trò của lời khen
- Đoạn văn nghị luận về học đối phó
- Đoạn văn nghị luận liên quan đến dịch Covid-19
- Nghị luận về văn hóa đọc trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
- Nghị luận về mục đích học tập của học sinh
- Nghị luận Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn
- Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử
- Nghị luận xã hội về lối sống chan hòa với mọi người
- Nghị luận về quan điểm Mỗi ngày chọn một niềm vui
- Nghị luận về ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
- Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống
- Nghị luận về vấn đề rác thải nhựa
- Nghị luận về giữ chữ tín trong cuộc sống
- Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen
- Nghị luận về bệnh lề mề của con người hiện nay
- Nghị luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay
- Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận xã hội về thói quen ỷ lại của thanh thiếu niên
- Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường
- Nghị luận xã hội về chất độc màu da cam
- Nghị luận về vấn đề đạo đức giả hiện nay
- Nghị luận về vấn đề học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay
- Nghị luận về quan niệm sống hết lòng
- Nghị luận Biết lắng nghe điều kì diệu của cuộc sống
- Nghị luận về ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống
- Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
- Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Nghị luận về cháy lên để tỏa sáng
- Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của
-
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
-
Các bài viết văn trên lớp
-
Bài viết số 1
- Đề 1: Thuyết minh về cây lúa
- Đề 2: Thuyết minh về một loài cây
- Đề 3: Thuyết minh về một loài vật nuôi
- Đề 4: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em
- Thuyết minh về cây chuối
- Thuyết minh về cây dừa
- Thuyết minh về cây phượng
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về cây xoài quê em
- Thuyết minh về cây cao su
- Thuyết minh về cây chè
- Thuyết minh về con gà
- Thuyết minh về con trâu Việt Nam
- Đoạn văn thuyết minh về con trâu
- Thuyết minh về con mèo
- Thuyết minh về con chó nhà em
- Bài viết số 2
- Bài viết số 3
- Bài viết số 5
- Bài viết số 6
-
Bài viết số 7
- Đề 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong truyện ngắn Tức nước vỡ bờ
- Đề 2: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc
- Đề 3: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri
- Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng
- Đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
- Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Đề 7: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
-
Bài viết số 1