Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay Bài văn nghị luận xã hội hay nhất
TOP 3 bài Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay hay nhất, kèm theo dàn ý chi tiết, cho các em học sinh thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục giới tính độ tuổi vị thành niên.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi dễ xúc động, cũng dễ bị chi phối với các tác động bên ngoài, ham thích sự tò mò và ưa khám phá. Vậy nên giáo dục giới tính giai đoạn này cực kỳ quan trọng, giúp các em hiểu rõ, có thái độ và hành vi đúng đắn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9:
Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
- Dàn ý nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
- Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 1
- Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 2
- Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 3
Dàn ý nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
I. Mở bài:
Vấn đề giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên là vấn đề rất cần thiết trong xã hội ở mọi thời đại.
II. Thân bài:
+ Tuổi vị thành niên là những trẻ trong giai đoạn từ 10-19 tuổi
+ Giáo dục giới tính trước nhất nó là một môn học cung cấp những thông tin, cách nhìn nhận đúng về sức khỏe sinh sản và giới tính
+ Thực tế đáng báo động:
- Hàng chục ngàn vụ phá thai của học sinh đang độ tuổi đến trường mỗi năm
- Quan hệ tình dục sớm, hậu quả là nghỉ học nuôi con
- Không những sức khoẻ sinh sản bị ảnh hưởng mà tinh thần cũng bị suy sụp
+ Giáo dục giới tính lại chưa thực sự được quan tâm đúng mực.
+ Đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục giới tính
III. Kết bài:
- Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm hướng đến những điều đúng đắn, giáo dục giới tính là cách thức hữu hiệu nhất giúp các em có đủ kiến thức để bảo vệ chính mình, bạn bè và người thân.
Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 1
Con người sinh ra là một bản thể sống, càng lớn lên càng phát triển, tâm sinh lý càng thay đổi. Đặc biệt, khi ở lứa tuổi đang phát triển, trẻ cực kỳ nhạy cảm với những vấn đề mới, những hấp dẫn và kích thích sự tò mò, hứng thú của bản thân, vì vậy vấn đề giáo dục giới tính ở tuổi vị thành niên là vấn đề rất cần thiết trong xã hội ở mọi thời đại.
Tuổi vị thành niên là những trẻ trong giai đoạn từ 10-19 tuổi, ở lứa tuổi này các em không chỉ có sự phát triển mạnh về thể chất mà tâm lý bên trong cũng có nhiều biến động. Là lứa tuổi dễ xúc động cũng dễ bị chi phối với các tác động bên ngoài, ham thích sự tò mò và ưa khám phá, các em bắt đầu nhận thức được rõ ràng hơn về giới tính và có những chuyển biến tình cảm, những cảm xúc trước bạn khác giới. Nên lứa tuổi này các em nên được giáo dục để có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về mọi việc, bởi vậy vấn đề giáo dục giới tính cần được triển khai cho các em trong giai đoạn phát triển này. Giáo dục giới tính trước nhất nó là một môn học, một cách thức để truyền tải tới học sinh, thúc đẩy các em có thái độ hành vi đúng đắn trong việc tôn trọng, có trách nhiệm và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chính mình và cho mọi người.
Đứng trước một thực tế đầy xót xa khi hàng năm có đến hàng chục ngàn vụ phá thai của học sinh đang độ tuổi đến trường. Nhiều vụ xâm hại tình dục học đường lan tràn trên các báo điện tử, báo chính thống khiến vấn đề càng thêm nhức nhối. Nhiều em học sinh ham mới lạ mà quan hệ tình dục sớm, hậu quả là nghỉ học nuôi con, ngừng cả một tương lai đầy hy vọng phía trước. Nhiều trẻ không biết cách tự vệ bản thân mà bị người khác thực hiện hành vi đồi bại vẫn âm thầm chịu đựng vì sợ bạn bè chê cười, xa lánh. Không những sức khoẻ sinh sản bị ảnh hưởng mà tinh thần cũng bị suy sụp, lo lắng, áp lực từ phía gia đình và xã hội lớn khiến nhiều học sinh tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân. Khi quan hệ tình dục trước tuổi một cách thiếu hiểu biết gây nên những bệnh nghiêm trọng hệ lụy về sau.
Trong khi đó, ở đất nước chúng ta, vấn đề giáo dục giới tính lại chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Một phần là do tâm lý e ngại của số đông trước chủ đề khá nhạy cảm, phần khác là do vấn đề này chưa thực sự được chú trọng, thực sự coi là vấn đề thiết yếu trọn đời sống. Chúng ta phải nhìn lại những hậu quả mà do sự thiếu hiểu biết về giới tính của tuổi vị thành niên để lại mà có biện pháp giáo dục kịp thời. Đừng quá chú trọng vào việc bồi đắp cho các em những kiến thức lý thuyết mà hãy dạy cho các em những kỹ năng bảo vệ bản thân mình, giáo dục giới tính cho các em trong tuổi vị thành niên là vô cùng cần thiết, hết sức cấp bách trong xã hội với đầy rẫy những vấn nạn nguy hiểm ngày nay. Hãy coi giáo dục giới tính như là một môn học trong nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết của các em về sức khỏe sinh sản, cách bảo vệ, tự vệ bản thân, kỹ năng làm chủ bản thân, tôn trọng người khác. Cần hướng cho các em có cái nhìn khách quan, giúp các em hiểu và nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, giáo viên phải là người thân thiện, tế nhị và tôn trọng học sinh. Lắng nghe những tâm tư, tình cảm, của học sinh mình, từ đó hướng cho các em những hành vi đúng đắn trong đời sống. Người giáo viên qua các bài học trên lớp có thể dẫn dắt những bài học thực tế thông qua đó giáo dục giới tính cho học sinh mình. Tránh những cách giáo dục mang tính hình thức qua loa, không những không mang lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược, những hiểu lầm trong cách nghĩ của học sinh. Bên cạnh đó, gia đình và xã hội cũng cần quan tâm hết mức đến vấn đề này. Các tổ chức, cá nhân, phương tiện truyền thông phải không ngừng nâng cao, đưa ra những giải pháp, tuyên truyền về giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên. Cần tổ chức các buổi ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu về giới tính, sức khỏe sinh sản phù hợp cho học sinh tham gia. Mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ phải là người hiểu và tinh tế nhận ra những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của con mình, bằng những cuộc trò chuyện chân tình, thoải mái đặt ra những vấn đề giới tính để con hiểu hơn. Những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần được chú trọng hết mực về giáo dục giới tính. Tránh nạn tảo hôn và những hậu quả nghiêm trọng khác.
Thiết nghĩ, khi xã hội càng ngày càng phát triển, tệ nạn càng nhiều, các em lứa tuổi vị thành niên lại chưa thể đủ trưởng thành để vượt qua mọi cám dỗ. Vì vậy mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm hướng đến những điều đúng đắn, giáo dục giới tính là cách thức hữu hiệu nhất giúp các em có đủ kiến thức để bảo vệ mình, bạn bè và người thân, giúp các em có trách nhiệm hơn trước những quyết định của chính mình.
Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 2
Trong quá trình phát triển toàn vẹn của con người thì giai đoạn tuổi vị thành niên là quan trọng nhất. Trong giai đoạn này tuổi vị thành niên rất cần lĩnh hội nhiều tri thức một trong những điều đó không thể thiếu chính là giáo dục giới tính . Vậy “trẻ vị thành niên” là gì? Theo tổ chức Y tế thế giới là những người đang độ tuổi từ 10-19, thời kỳ quá độ từ trẻ em lên người lớn, về tâm sinh lý, hành vi có nhiều thay đổi. Nên giáo dục giới tính rất cần thiết. Vậy “giáo dục giới tính” là gì? Giáo dục giới tính là môn học nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào đời, để biết cách ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiệm và cũng là để tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Thực trạng hiện nay ở Việt Nam giáo dục giới tính luôn được coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở trong nhà trường, có cũng chỉ mang tính hình thức và áp đặt, nhiều phụ huynh còn cảm thấy “ngại ngùng” khi nói chuyện với con cái, nhất là về vấn đề giáo dục giới tính. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu hiểu biết hoặc có thành kiến với giáo dục giới tính, ngoài ra nhà trường, xã hội chưa chú trọng giáo dục giới tính cho học sinh. Chính vì vậy hậu quả để lại vô cùng đáng tiếc. Hàng năm có đến 30.000 ca nạo phá thai, quan hệ tình dục sớm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tâm sinh lí của thanh thiếu niên. Có những căn bệnh có thể xảy ra khi quan hệ tình dục không lành mạnh như HIV, giang mai…vì sự thiếu hiểu biết và không biết cách bảo vệ bản thân. Chúng ta cần có giải pháp thích hợp, thiết thực như giáo dục giới tính trở thành một môn học trong nhà trường, người giáo viên giảng dạy thân thiện, tôn trọng quyền riêng tư. Xã hội cần có sự tôn trọng cũng như giáo dục bằng sự thiện cảm, tuyên truyền về giới tính nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Phụ huynh cần có cái nhìn phù hợp để giúp đỡ con em mình. Hiểu được tâm quan trọng của việc giáo dục giới tính là học sinh cần biết về quyền và trách nhiệm của bản thân cũng như giúp đỡ bạn bè và bảo vệ bản thân để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nghị luận vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay - Mẫu 3
Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng. “Trẻ vị thành niên”, theo tổ chức y tế thế giới là những người đang ở độ tuổi từ 10 – 19, thời kỳ quá độ tuổi trẻ em lên người lớn, về tâm sinh lý, hành vi có nhiều thay đổi. Nên giáo dục giới tính rất cần thiết. Còn giáo dục giới tính là gì? Giáo dục giới tính là môn học nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào đời, để biết cách ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiệm và cũng để biết tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Riêng ở Việt Nam, giáo dục giới tính luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở trong nhà trường, có cũng chỉ mang tính hình thức và áp đặt, nhiều phụ huynh còn cảm thấy “ngại ngùng” khi nói chuyện với con cái, nhất là vấn đề giáo dục giới tính. Số liệu thống kê mới nhất được công bố cho thấy trong vòng 5 năm (từ 2011-2015), trên cả nước có tới 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong số 8.200 vụ xâm hại trẻ nói chung. Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015, số đối tượng tăng lên hơn 1.400 đối tượng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều gia đình thiếu hiểu biết hoặc có thành kiến về giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên. Ngoài ra, nhà trường và xã hội chưa chú trọng vào việc giáo dục giới tính. Hậu quả để lại là hàng năm có đến 30.000 ca nạo phá thai, quan hệ tình dục sớm ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản và tâm thần của thanh thiếu niên là không thể lường trước được, như: nhiễm khuẩn, vô sinh, trầm cảm, thiếu hiểu biết và ý thức tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Chúng ta cần có những giải pháp thiết thực như giáo dục giới tính trở thành một môn học trong nhà trường và tạo môi trường giáo dục giới tính thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Về phía xã hội, nhất là ở vùng sâu vùng xa cần tuyên truyền về giáo dục giới tính cho cả phụ huynh lẫn học sinh… Từ việc hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính, là học sinh cần biết về quyền và trách nhiệm của bản thân cũng như giúp đỡ bạn bè bảo vệ bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hãy học giáo dục giới tính để tự bảo vệ mình!

Chọn file cần tải:
-
Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay 18,7 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích Đất Nước (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100.000+ 1 -
Biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 (7 mẫu)
100.000+ -
Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
10.000+ -
Nghị quyết phân công nhiệm vụ Đảng viên
10.000+ -
Điều chỉnh nội dung môn Lịch sử năm 2021 - 2022 cấp THCS
10.000+ -
Cách giải dạng Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó
10.000+ 1 -
Quy định viết hoa từ 05/3/2020 - 16 trường hợp bắt buộc viết hoa trong văn bản hành chính
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 12
Mới nhất trong tuần
-
Nghị luận văn học
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
-
Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
- Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương
- Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ
- Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương
- Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Nương
- Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện
- Đóng vai Trương Sinh kể lại vau chuyện
- Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương
- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích nhân vật Trương Sinh
- Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
- Phân tích chi tiết "cái bóng"
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương
- Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương
- Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
- Phân tích yếu tố kì ảo trong truyện
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
-
Chị em Thúy Kiều
- Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân
- Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích
- Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích
- Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích
- Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
- Kết bài Chị em Thúy Kiều hay nhất
- Mở bài Chị em Thúy Kiều hay nhất
- Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích
- Cảnh ngày xuân
-
Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
- Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích
- Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích
- Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích
- Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài
- Phân tích 8 câu thơ giữa đoạn trích
- Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tổng hợp mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích
- Mã Giám Sinh mua Kiều
- Thúy Kiều báo ân báo oán
-
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Tóm tắt đoạn trích
- Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Đoạn văn phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Đoạn văn phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Đóng vai Kiều Nguyệt Nga kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Lục Vân Tiên gặp nạn
-
Đồng chí
- Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí
- Phân tích bài thơ Đồng chí
- So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận về bài thơ Đồng chí
- Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí
- Cảm nhận vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ
- Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ
- Kết bài bài thơ Đồng Chí
- Mở bài bài thơ Đồng Chí
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí
- Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ
- Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ
- Cảm nhận đoạn cuối bài thơ Đồng chí
-
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Ý nghĩa nhan đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận khổ cuối Bài thơ
- Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Cảm nhận về người lính trong Bài thơ
- Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính trong Bài thơ
- Phân tích khổ cuối của Bài thơ
- Phân tích 4 khổ đầu Bài thơ
- Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ
- Cảm nhận khổ 3, 4 trong Bài thơ
- Phân tích 3 khổ thơ cuối trong Bài thơ
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ
- Đóng vai người lính lái xe kể lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Dàn ý phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích 2 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá
- Đóng vai ngư dân kể lại bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ
- Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ
- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
- Phân tích khổ cuối bài thơ
- Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ
- Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ
- Phân tích khổ 3 của bài thơ
- Phân tích 3 khổ đầu bài thơ
- Phân tích khổ 2 của bài thơ
- Mở bài bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Kết bài Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Ý nghĩa nhan đề Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận của em về đoạn thơ 3, 4, 5, 6
- Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ
-
Bếp lửa
- Phân tích bài thơ Bếp Lửa
- Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
- Phân tích khổ 3 bài thơ
- Phân tích khổ 2 bài thơ
- Phân tích ba khổ cuối bài thơ
- Phân tích khổ 4 bài thơ
- Phân tích 2 khổ cuối bài thơ
- Kết bài bài thơ Bếp lửa
- Mở bài bài thơ Bếp lửa
- Cảm nhận về bài thơ
- Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ
- Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Ánh trăng
-
Làng
- Tóm tắt truyện ngắn Làng
- Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai
- Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện Làng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Cảm nhận giọt nước mắt của ông Hai
- Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Cảm nhận về truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
- Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng
- Mở bài truyện ngắn Làng
- Kết bài truyện ngắn Làng
-
Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 3 khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ 4, 5 bài thơ
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận khổ thơ 4, 5 của bài thơ
- Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên trong Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu
- So sánh ước nguyện của Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của Viễn Phương trong Viếng lăng Bác
- Mở bài Mùa xuân nho nhỏ
- Kết bài Mùa xuân nho nhỏ
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
-
Viếng lăng Bác
- Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác
- Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ
- Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
- Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác
- Phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác
- Mở bài Viếng lăng Bác
- Kết bài Viếng lăng Bác
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác
- Biện pháp tu từ bài Viếng lăng Bác
-
Sang thu
- Phân tích bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ 1 bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu
- Phân tích khổ cuối bài Sang thu
- Phân tích hai khổ đầu bài thơ
- Cảm nhận bài thơ Sang thu
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài Sang Thu
- Cảm nhận 2 khổ cuối Sang thu
- Cảm nhận khổ cuối bài Sang thu
- Cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang Thu
- Mở bài Sang thu
- Kết bài Sang thu
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sang thu
-
Nói với con
- Phân tích bài thơ Nói với con
- Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con
- Cảm nhận khổ 2 bài Nói với con
- Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con
- Cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con
- Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài Nói với con
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con
- Nghị luận về bài thơ Nói với con
- Mở bài Nói với con
- Kết bài Nói với con
- Mây và sóng
- Bến quê
-
Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện
- Phân tích hình ảnh nữ thanh niên xung phong trong truyện
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định
- Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện
- Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong trong truyện
- Cảm nhận về 3 cô gái trong Những ngôi sao xa xôi
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Phương Định
- Mở bài Những ngôi sao xa xôi
- Kết bài Những ngôi sao xa xôi
- Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi
- Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
- Bố của Xi-Mông
-
Nghị luận xã hội
-
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
- Cách mở bài nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội về đức tính trung thực
- Nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
- Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống
- Nghị luận về lòng vị tha
- Nghị luận về khát vọng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm
- Nghị luận xã hội về tình mẫu tử
- Dẫn chứng về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội về lối sống có trách nhiệm
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
- Nghị luận về ước mơ trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước
- Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người
- Dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì, nhẫn nại
- Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
- Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian
- Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình
- Dẫn chứng về tình cảm gia đình
- Đoạn văn nghị luận về lạc quan
- Nghị luận về hậu quả của chiến tranh
- Nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
- Nghị luận Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nghị luận xã hội về lòng nhân ái
- Nghị luận xã hội về sự tự tin
- Dẫn chứng về sự tự tin
- Nghị luận xã hội về lòng yêu nước
- Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
- Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
- Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh
- Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế
- Nghị luận về đức tính chăm chỉ
- Nghị luận về quan điểm Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
- Nghị luận Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Suy nghĩ về việc giữ lời hứa với mọi người xung quanh
- Nghị luận Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận về câu tục ngữ Có chí thì nên
- Nghị luận về lời cảm ơn
- Nghị luận xã hội về bản lĩnh sống của con người
- Nghị luận xã hội Lá lành đùm lá rách
- Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận xã hội về sự ích kỷ
- Nghị luận Thất bại là mẹ thành công
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo
- Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
- Nghị luận về tranh giành và nhường nhịn
- Đoạn văn nghị luận về tương thân tương ái
- Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
- Đoạn văn nghị luận về tác hại của thuốc lá
- Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình
- Nghị luận xã hội về tình phụ tử
- Dẫn chứng về tình phụ tử
- Nghị luận xã hội về chữ hiếu
- Đoạn văn nghị luận Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
- Nghị luận câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng
- Nghị luận Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Nghị luận xã hội về câu nói Cho đi là còn mãi
- Nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Nghị luận Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Nghị luận Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Nghị luận về câu nói Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp
- Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Nghị luận về quan điểm Cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc
- Nghị luận về yếu tố tạo nên sự thành công
- Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”
- Nghị luận về câu nói của Reggie Leach “Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công"
- Nghị luận về ý kiến Đúng giờ là một cử chỉ đẹp
- Nghị luận về câu nói của C. Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” (Dàn ý + 3 mẫu)
- Nghị luận về câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh”
- Nghị luận về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi
- Suy nghĩ về câu nói ý chí là con đường về đích sớm nhất
- Nghị luận về câu nói Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội
- Nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
- Nghị luận xã hội về văn hóa xếp hàng của người Việt Nam
- Đoạn văn suy nghĩ câu nói Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi
-
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Cách làm bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng của giới trẻ
- Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay
- Nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ hiện nay
- Dẫn chứng về tính tự lập
- Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung
- Nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Facebook
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
- Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường hiện nay
- Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh
- Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay
- Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online
- Nghị luận xã hội về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh
- Trình bày suy nghĩ của em về ATM gạo
- Nghị luận xã hội về vai trò của lời khen
- Đoạn văn nghị luận về học đối phó
- Đoạn văn nghị luận liên quan đến dịch Covid-19
- Nghị luận về văn hóa đọc trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
- Nghị luận về mục đích học tập của học sinh
- Nghị luận Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn
- Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử
- Nghị luận xã hội về lối sống chan hòa với mọi người
- Nghị luận về quan điểm Mỗi ngày chọn một niềm vui
- Nghị luận về ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
- Nghị luận xã hội về lời xin lỗi trong cuộc sống
- Nghị luận về vấn đề rác thải nhựa
- Nghị luận về giữ chữ tín trong cuộc sống
- Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen
- Nghị luận về bệnh lề mề của con người hiện nay
- Nghị luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay
- Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận xã hội về thói quen ỷ lại của thanh thiếu niên
- Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường
- Nghị luận xã hội về chất độc màu da cam
- Nghị luận về vấn đề đạo đức giả hiện nay
- Nghị luận về vấn đề học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay
- Nghị luận về quan niệm sống hết lòng
- Nghị luận Biết lắng nghe điều kì diệu của cuộc sống
- Nghị luận về ý nghĩa của sự tập trung trong cuộc sống
- Nghị luận về vấn đề giáo dục giới tính với tuổi vị thành niên hiện nay
- Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
- Nghị luận về cháy lên để tỏa sáng
- Nghị luận xã hội về hiện tượng hôi của
-
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
-
Các bài viết văn trên lớp
-
Bài viết số 1
- Đề 1: Thuyết minh về cây lúa
- Đề 2: Thuyết minh về một loài cây
- Đề 3: Thuyết minh về một loài vật nuôi
- Đề 4: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em
- Thuyết minh về cây chuối
- Thuyết minh về cây dừa
- Thuyết minh về cây phượng
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về cây xoài quê em
- Thuyết minh về cây cao su
- Thuyết minh về cây chè
- Thuyết minh về con gà
- Thuyết minh về con trâu Việt Nam
- Đoạn văn thuyết minh về con trâu
- Thuyết minh về con mèo
- Thuyết minh về con chó nhà em
- Bài viết số 2
- Bài viết số 3
- Bài viết số 5
- Bài viết số 6
-
Bài viết số 7
- Đề 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong truyện ngắn Tức nước vỡ bờ
- Đề 2: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc
- Đề 3: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri
- Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng
- Đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
- Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Đề 7: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
-
Bài viết số 1