Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 49 Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 (Có đáp án, ma trận)
Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 tổng hợp 49 đề kiểm tra có đáp án kèm theo ma trận chi tiết. Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 gồm các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Sinh học, Công nghệ.
TOP 49 Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 49 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 49 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập.
TOP 49 Đề thi học kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức 2024 (Tất cả các môn)TOP 49 Đề thi học kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức 2024 (Tất cả các môn)
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10
1.1 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG…………………. (Đề thi gồm có … trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này. Mùa hè oi bức của những người dân da đen bất mãn sẽ không qua đi, cho tới khi làn gió thu của tự do và bình đẳng tới. 1963 sẽ không phải là năm kết thúc, mà là năm bắt đầu. Với những ai đang hy vọng viển vông rằng người da đen chỉ đang xả bớt sự bực bội và rồi sẽ trở nên hài lòng, thì xin thưa, nếu nước Mỹ phớt lờ chúng tôi để trở lại với công việc kinh doanh thường nhật, thì người da đen sẽ khiến họ phải giật mình tỉnh giấc. Nước Mỹ sẽ không bình yên cho tới khi người da đen nhận được quyền công dân của mình. Những cơn lốc của các cuộc nổi dậy sẽ làm rung chuyển nền móng của nước Mỹ chừng nào công lý chưa soi sáng nơi đây.
Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của lâu đài công lý, rằng trong quá trình lấy lại địa vị đáng có của chúng ta, chúng ta không được phép để bản thân phạm phải tội lỗi. Đừng thỏa mãn cơn khát tự do của chúng ta bằng cách uống chén hận thù và cay đắng. Chúng ta vĩnh viễn phải cư xử dựa trên nền tảng phẩm cách và nguyên tắc cao. Chúng ta không được cho phép cuộc kháng nghị sáng tạo của chúng ta trở nên bạo lực. Xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nâng bản thân lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất có thể gặp được sức mạnh tâm hồn.
Tinh thần chiến đấu mới đang sục sôi bên trong cộng đồng người da đen không được phép dẫn chúng ta tới việc ngờ vực toàn bộ tất cả người da trắng, bởi vì rất nhiều người anh em da trắng, những người có mặt ở đây ngày hôm nay, đã nhận ra rằng vận mệnh của tất cả chúng ta gắn liền với nhau, rằng tự do của tất cả chúng ta là không thể tách rời.
Chúng ta không thể bước đi đơn độc.
Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta đang đồng hành cùng nhau.
Chúng ta không thể quay lưng.
Sẽ có những người hỏi, “Chừng nào thì các bạn mới hài lòng?” Chúng tôi sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen vẫn còn là nạn nhân của những hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát. Chúng tôi sẽ không hài lòng, khi tấm thân mệt mỏi sau một quãng đường dài vẫn không thể tìm được nơi nghỉ ngơi trong các nhà nghỉ bên đường hay khách sạn trong thành phố. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những người da đen còn phải di chuyển từ khu tập trung da đen nhỏ tới khu tập trung da đen lớn hơn. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những đứa trẻ da đen bị tước đoạt nhân phẩm và tự trọng bởi những tấm biển “Chỉ dành cho người da trắng”. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi một người da đen ở Mississippi không được bầu cử, khi một người da đen ở New York tin rằng anh chẳng có gì để bầu. Không, không, chúng tôi không hài lòng, và chúng tôi sẽ không hài lòng cho đến khi mưa công lý tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa.
Tôi hiểu rằng để các bạn tới được đây, có những người đã phải vượt qua nhiều gian nan và thử thách lớn. Có những người chỉ vừa mới bước ra khỏi xà lim. Có những người đến từ khu vực mà hành trình kiếm tìm tự do khiến bạn phải đối diện với giông bão bức hại cùng những cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát. Các bạn đã trở thành những con người khổ đau nhưng sáng tạo. Hãy tiếp tục với niềm tin rằng khổ đau rồi sẽ có ngày hồi báo. Hãy quay trở lại Mississippi, trở lại Alabama, trở lại Nam Carolina, trở lại Georgia, trở lại Louisiana, trở lại những khu ổ chuột và khu tập trung của người da đen tại các thành phố phía Nam, và mang trong mình niềm tin rằng bằng cách này hay cách khác, tình thế có thể và sẽ thay đổi.
Đừng đắm chìm trong tuyệt vọng, tôi xin được chia sẻ với mọi người ở đây hôm nay, các bạn của tôi.
(Trích Tôi có một giấc mơ – Diễn văn chính trị của Martin Luther King năm 1963, Dẫn theo http://trithucvn.org)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản sử dụng thao tác lập luận nào là chính?
A. Bác bỏ
B. Bình luận
C. Phân tích
D. So sánh
Câu 3. Văn bản đề cập tới vấn đề nào?
A. Nạn phân biệt chủng tộc
B. Ảnh hưởng bạo lực
C. Tác động của công lí
D. Tác động của vật chất
Câu 4. Theo tác giả, điều gì “Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này’?
A. Cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát
B. Sự đối xử thiếu bình đẳng
C. Sự bất mãn của người da đen
D. Hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát
Câu 5. Mục đích của văn bản là gì ?
A. Đòi quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc, đòi quyền được đối xử bình đẳng của người da đen
B. Thảm cảnh của người da đen dưới chính sách phân biệt chủng tộc của người Mĩ, đòi quền bình đẳng, tự do dân chủ
C. Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen
D. Lên án cuộc chiến tranh phân biệt chủng tộc, đối xử thiếu bình đẳng của chính quyền Mĩ đối với người da đen
Câu 6. Quan điểm của tác giả trong bài viết là gì?
A. Người da đen cần phải được bố trí việc làm đầy đủ
B. Người da đen phải được tự do như người da trắng
C. Kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
D. Người da đen phải được đối xử bình đẳng với người da trắng
Câu 7. Ý nào khái quát được nội dung của đoạn trích
A. Bài viết đưa ra thực trạng người da đen đang phải chịu đó là sự bất bình đẳng, vì thế người da đen đã đang và sẽ đấu tranh đòi quyền bình đẳng của mình. Chừng nào người da đen được bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại
B. Cảnh báo thực trạng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang gia tăng, người da đen đang tổ chức biểu tình, làn sóng biểu tình đang dâng cao, điều ấy gây bất ổn cho cục diện chính trị nước Mỹ.
C. Cảnh báo những nguy cơ của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang diễn ra vào mùa hè, làm sóng đấu trang của người da đen đang bùng phát mạnh mẽ, và nó chỉ dừng lại khi người Mỹ đối xủa công bằng với họ.
D. Những tác hại tiềm ẩn của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, người da đen bị đối xử bất công, điều ấy sẽ gây ra tình trạng bất ổn về chính trị ở nước Mỹ trong thời gian sắp tới, và chỉ dừng lại khi người da đen được đối xủa công bằng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “chúng ta không thể…” trong phần cuối đoạn trích?
Câu 9. Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản.
Câu 10. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về nạn phân biệt chủng tộc?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về hành trình theo đuổi ước mơ của mỗi người.
---------------- Hết ----------------
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | C | 0.5 | |
6 | D | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 | Cái nhìn thể hiện sự tin tưởng vào tương lai những triển vọng trong tương lai mà đại dịch mang lại, quan điểm khoa học, cụ thể | 0.5 | |
9 | Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản: Các luận điểm được trình bày, sắp xếp theo trình tự nhất định của một quá trình đấu tranh. Chúng ta không thể đảo luận điểm ước mơ của người da đen lên trước luận điểm người da đen bị đối xử bất công, bởi phải chỉ ra người da đen bị đối xử bất công thì mới dẫn đến ước mơ. | 1,0 | |
10 | - Phân biệt chủng tộc là một vấn đề nam giải của toàn nhân loại - Hiểu đơn giản, phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử giữa các nhóm người dựa trên đặc điểm màu da, nguồn gốc dân tộc - Nạn phân biệt chủng tộc sẽ khiến chia rẽ dân tộc, có thể trở thành căn nguyên của bạo loạn, nội chiến, gây tổn hại nghiê trọng đến nền kinh tế và sự phát triển của xã hội - Cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc chưa khi nào chấm dứt và cần sự chung tay của những lương tri công bằng và nhân ái | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về hành trình theo đuổi ước mơ của mỗi người. | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: hành trình theo đuổi ước mơ của mỗi người. 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ 2. Thân bài a. Giải thích Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. b. Phân tích - Biểu hiện của người sống có ước mơ: Chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình. Biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó. - Ý nghĩa của việc sống có ước mơ: Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân. Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển. c. Chứng minh Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến. d. Phản đề Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Kết bài Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân. - Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
2. Đề thi học kì 2 Hóa học 10
2.1 Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong phân tử oxygen, số oxi hóa của nguyên tố oxygen là
A. +2 .
B. -2
C. 0 .
D. 2+
Câu 2: Phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận electron được gọi là phản ứng
A. hóa hợp.
B. phân hủy.
C. trao đổi.
D. oxi hóa - khử.
Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất bị khử là chất
A. nhường electron.
B. nhận electron.
C. nhận proton.
D. nhường proton.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Nhiệt phân muối KNO3
B. Tôi vôi.
C. Oxi hóa glucose trong cơ thể.
D. Đốt cháy cồn.
Câu 5: Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì
A. nhiệt tỏa ra càng ít và nhiệt thu vào càng nhiều.
B. nhiệt tỏa ra càng nhiều và nhiệt thu vào càng ít.
C. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít.
D. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian được gọi là
A. cân bằng hóa học.
B. tốc độ tức thời của phản ứng.
C. tốc độ trung bình của phản ứng.
D. quá trình hóa học.
Câu 8: Tốc độ phản ứng tăng lên khi
A. giảm nhiệt độ bình phản ứng.
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. tăng lượng chất xúc tác.
D. giảm nồng độ chất tham gia phản ứng.
Câu 9: Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị
A. thời gian.
B. thể tích.
C. khối lượng.
D. áp suất.
Câu 10: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen có dạng
A. ns2np5
B. ns2np4
C. ns2np3
D. ns2np6
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, Cl2 được điều chế bằng cách cho HCL đặc tác dụng với
A. CaCO3
B. KMnO4
C. NaOH
D. KCL
....................
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 10
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | C | D | B | A | D | D | C | B | A | A | B | A | A | D |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | A | B | D | B | B | B | C | B | A | A | C | C | C |
3. Đề thi học kì 2 Vật lý 10
3.1 Đề thi học kì 2 Vật lí 10
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn Vật lí 10 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000 N. Lực cản tác dụng vào xe là 400 N. Khối lượng của xe là 800 kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s khởi hành
A. 10 m.
B. 200 m.
C. 100 m.
D. 50 m.
Câu 2: Hai chị em Hoa và An chơi bập bênh. Chị Hoa có trọng lượng 300 N, khoảng cách \(d_2\) là 1 m, còn em An có trọng lượng \(200 \mathrm{~N}\). Hỏi khoảng cách \(d_1\) là bao nhiêu để bập bênh cân bằng.
A. 1 m.
B. 2 m.
C. 1,5 m.
D. 3 m.
Câu 3: Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1=F2= F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là
A. 10 N.m.
B. 20 N.m.
C. 2 N.m.
D. 1 N.m.
Câu 4: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây không đúng khi nói về công do các lực tác dụng lên ô tô gây ra.
A. Lực kéo của động cơ sinh công dương.
B. Trọng lực sinh công âm.
C. Lực ma sát sinh công âm.
D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công âm.
Câu 5: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?
A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.
B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 6: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60o. Lực tác dụng lên dây bằng 100 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. A = 500 J.
B. A = 1000 J.
C. A = 1500 J.
D. A = 600 J.
Câu 7: 1kW giá trị bằng bao nhiêu W?
A. 1012 W.
B. 109 W.
C. 106 W.
D. 103 W.
Câu 8: Năng lượng của các con sóng trong hình dưới tồn tại dưới dạng nào?
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Quang năng.
Câu 9: Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật giảm.
B. vận tốc của vật không đổi.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
Câu 10: Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm ngang. Do có ma sát, vật chuyển động chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 .
A. 0,05
B. 0,1.
C. 0,2
D. 0,3
Câu 11: Hình vẽ dưới là một phần đường đi của tàu lượn siêu tốc. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Nhận xét nào không đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường?
A. Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại.
B. Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng.
D. Từ D – E: Động năng và thế năng không đổi.
Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.
A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Câu 13: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được?
A. 30 m.
B. 45 m.
C. 9 m.
D. 15 m.
Câu 14: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi nạp điện?
A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
B. Năng lượng có ích: điện
năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
Câu 15: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m để kéo một vật có khối lượng 300 kg với lực kéo 1200 N. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng?
A. 1,6 m.
B. 3,2 m.
C. 0,5 m.
D. 5 m.
Câu 16: Động lượng có đơn vị là
A. kilôgam mét trên giây (kg.m/s).
B. jun (J).
C. kilôgam (kg).
D. niutơn mét (N.m).
Câu 17: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec{v}\) là đại lượng được xác định bởi công thức
\(A. \vec{p}=\mathrm{m} \vec{v}.\)
B. p=m . v.
C. p=m . a.
\(D. \vec{v}=\mathrm{m} \vec{a}\)
Câu 18: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 19. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng
\(A. \vec{F}=\frac{\Delta \vec{p}}{\Delta t}\)
\(B. \vec{F}=\Delta \vec{p} \cdot \Delta t\)
\(C. \Delta t=\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}\)
\(D. \frac{\vec{F} \cdot \Delta \vec{p}}{\Delta t}=m \vec{a}\)
Câu 20: Một xe tải A có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô B có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.
A. xe tải bằng xe ô tô.
B. không so sánh được.
C. xe tải lớn hơn xe ô tô.
D. xe ô tô lớn hớn xe tải.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không xác định.
B. bảo toàn.
C. không bảo toàn.
D. biến thiên.
Câu 22: Quả cầu khối lượng m1 đang chuyển động đều với vận tốc \(\overrightarrow {{v_1}}\) thì va chạm mềm xuyên tâm với quả cầu có khối lượng m2 đang nằm yên. Nhiệt tỏa ra trong va chạm có biểu thức
A. \(\frac{1}{2}( \frac{{{m_2}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\) | B. \(\frac{1}{2}(\frac{{{m_1}^2}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\) |
C. \(\frac{1}{2}(\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}){v_1}^2\) | D. bằng không |
Câu 23: Tập hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.
A. Thể tích, khối lượng, áp suất. | B. Áp suất, thể tích, động lượng. |
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. | D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. |
Câu 24: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10m/s2.
A. 10 kg.m/s. | B. 5,0 kg.m/s. |
C. 4,9 kg.m/s. | D. 0,5 kg.m/s. |
Câu 25 Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một hệ gọi là hệ cô lập khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
B. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
C. Hệ gồm hai vật đang rơi tự do không phải là hệ cô lập.
D. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ cô lập khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác( Mặt Trời, các hành tinh ...).
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
B. Động lượng là một đại lượng vectơ
C. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
D. Động lượng của vật chuyển động thẳng đều luôn không đổi.
Câu 27: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {{v_1}}\) va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc \(\overrightarrow {{v_2}}\). Ta có
A. \({m_1}{\vec v_1} = \frac{1}{2}({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\) | B. \({m_1}{\vec v_1} = {m_2}{\vec v_2}\) |
C. \({m_1}{\vec v_1} = ({m_1} + {m_2}){\vec v_2}\) | D. \({m_1}{\vec v_1} = - {m_2}{\vec v_2}\) |
Câu 28: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
B. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
C. Vô hướng, chỉ có thể dương hoặc bằng không.
D. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: Biết áp suất trên mặt thoáng bể nước là pa=1.105 Pa; áp suất tại độ sâu 1 m là bao nhiêu biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 và g = 10 m/s 2
Bài 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang hoạt động với công suất 5 kW và chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì lên dốc. Hỏi động cơ ô tô phải hoạt động với công suất bằng bao nhiêu để có thể lên dốc với tốc độ như cũ? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường không đổi, dốc nghiêng góc 2,3o so với mặt đường nằm ngang và g = 10 m/s2 .
Bài 3: Một người có \(m_1=50 kg\) nhảy từ một chiếc xe có \(m_2=80 \mathrm{~kg}\) đang chạy theo phương ngang với \(v =3 \mathrm{~m} / \mathrm{s},\) vận tốc nhảy của người đó đối với xe là \(v_0=4 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\). Tính vận tốc \(V_2\) của xe sau khi người ấy nhảy trong 2 trường hợp: Nhảy cùng chiều với xe và nhảy ngược chiều với xe?
3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
1 - C | 2 - c | 3 - C | 4 - D | 5 - A | 6 - A | 7 -D | 8 - A | 9 - C | 10 - B |
11 - D | 12 - C | 13 - B | 14 - A | 15 - A | 16 - A | 17 - A | 18 - D | 19 - A | 20 - C |
21 - B | 22 - A | 23 - C | 24 - A | 25 - A | 26 - C | 27 - A | 28 - D |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: Công thức tính áp suất chất lỏng \(\mathrm{p}=p_{\mathrm{a}}+\rho g\)
\(h=10^5+1000.10 .1=1,1.10^5 \mathrm{~Pa}\)
Bài 2: Đổi 54 \(\mathrm{~km} / \mathrm{h}=15 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\)
Khi vật chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang:
\(\begin{aligned} & \mathrm{F}^{\prime}=F_{\mathrm{ms}}=\frac{\mathrm{P}}{v}=\frac{5000}{15}=\frac{1000}{3}(\mathrm{~N}) \\ & \mathrm{N}=\mathrm{P}=\mathrm{mg}=10000(\mathrm{~N}) \\ & \text { Mà } F_{m s}=\mu N \Rightarrow \mu=\frac{F_{m s}}{N}=\frac{1000}{3.10000}=\frac{1}{30} \end{aligned}\)
Khi xe lên dốc mà vẫn chuyển động đều với vận tốc như cũ:
Theo định luật II Newton:
\(\vec{F}+\vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_{m s}}=\overrightarrow{0} (1)\)
Chiếu biểu thức (1) lên hệ trục tọa độ Oxy: \(\left\{\begin{array}{l}F-F_{m s}-P \cdot \sin \alpha=0 \\ N-P \cdot \cos \alpha=0\end{array}\right.\)
Mà \(F_{m s}=\mu N=\mu \cdot P \cdot \cos \alpha=\mu m g \cdot \cos \alpha F\)
\(=m g(\sin a+\mu \cos \alpha)=10000 .\left(\sin 2,3^{\circ}+\frac{1}{30} \cos 2,3^{\circ}\right)\)
\(=734(\mathrm{~N}) \Rightarrow P= F.v =11010 \mathrm{~W}\)
⇒P = F.v = 11010 W
Bài 3: Chiều (+) là chiều chuyển động của xe.
- Người nhảy cùng chiều với xe:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
\(\begin{aligned} & \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(v_0+\mathrm{v}\right)+m_2 \cdot V_2 \\ & \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v_0+v\right)}{m_2}=0,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \end{aligned}\)
- Người nhảy ngược chiều với xe:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
\(\begin{aligned} & \left(m_1+m_2\right) \cdot v=m_1\left(\mathrm{v}-v_0\right)+m_2 \cdot V_2 \\ & \Leftrightarrow V_2=\frac{\left(m_1+m_2\right) v-m_1 \cdot\left(v-v_0\right)}{m_0}=5,5 \mathrm{~m} / \mathrm{s} \end{aligned}\)
................
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 10 sách Kết nối tri thức