Chuyên đề Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Văn (Dùng chung 3 bộ sách)
Chuyên đề Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu gồm 30 trang Word, dùng chung cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, hướng dẫn các em ôn thi vào lớp 10 năm 2025 - 2026 hiệu quả.
Qua đó, các em sẽ được luyện tập 16 đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp trong đề đọc hiểu thi vào 10, để nắm chắc kiến thức, ôn thi vào lớp 10 thật tốt. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Chuyên đề ôn thi vào 10 với đầy đủ 7 chuyên đề, Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Chuyên đề Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu
CHUYÊN ĐỀ
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY GẶP TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1. Tại sao con người cần phải có sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
Có thể viết đoạn văn như sau:
1. Mở bài: Đối với mỗi cuộc đời con người, sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết.
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cà sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…
Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.
b. Phân tích, bàn luận
- Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
+ Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
+ Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
- Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
+ Đối với người nhận (…)
+ Đối với người cho (…)
+ Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (…)
c. Bàn luận, mở rộng:
- Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách,những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
3. Kết đoạn: Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Đoạn văn mẫu tham khảo.
Đối với cuộc đời của mỗi con người, sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy đồng cảm, sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Đồng cảm, sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”. Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
ĐỀ 2. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của tinh thần tương thân, tương ái trong cuộc sống.
1. Mở đoạn
- Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2. Thân đoạn
a.Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?
- Tinh thần tương thân, tương ái là sự quan tâm, tương trợ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.
b. Phân tích, bàn luận:
*Bàn luận về sự cần thiết của tinh thần tương thân, tương ái trong cuộc sống.
- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.
- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.
- Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.
* Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?
- Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đęp:
+ Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em: biết nhường nhịn lẫn nhau,..
+ Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,...
+ Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,...Dẫn chứng: Covid 19, bão lũ miền trung,...
c. Bàn luận mở rộng:
Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
d. Bài học nhận thức và hành động:
- Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.
- Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
- Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.
3. Kết đoạn
- Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.
* Đoạn văn mẫu tham khảo.
Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cuộc sống của con người vẫn rất cần tinh thần tương thân tương ái. Vậy tình tương thân, tương ái là gì? Tình tương thân, tương ái đó là cùng giúp đỡ lẫn nhau bằng tình thương yêu, nhân ái của con người với con người, không bỏ mặc nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Trong đời sống, con người cần phải biết đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau bởi đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp, là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái mà cha ông ta đã đúc kết trong những câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đó cũng là bởi cuộc sống này vốn tồn tại rất nhiều những khó khăn. Vậy thì cớ sao ta không chia sẻ với nhau những khó khăn ấy, không giúp đỡ lẫn nhau để khiến cuộc sống trở nên đáng sống hơn. Đồng thời, lòng yêu thương ấy sẽ là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng lại không làm nghèo đi người đã cho đi. Khi ta mở rộng lòng mình, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng biết bao nhiêu khi người mà ta an ủi kia được ấm áp, được yêu thương. Trong cuộc sống, không quá khó khăn để bắt gặp được những cử chỉ của tinh thần tương thân tương ái ấy: những tổ chức thiện nguyện ngày càng được lập ra nhằm đem đến sự sẻ chia, giúp đỡ với mọi người; một quyển vở, một cuốn sách, một cây bút cũng giúp các bạn học sinh vùng cao ấm lòng biết bao nhiêu; một miếng bánh, một nắm cơm, cũng đủ để giúp con người qua cơn đói. Những phong trào ủng hộ vùng cao, ủng hộ miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt là những biểu hiện rõ ràng nhất. Trong những chiến đấu với dịch Covid-19, tinh thần ấy càng được đẩy lên cao độ qua những hành động phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho người dân, những tấm lòng hảo tâm gửi về Mặt trận Tổ quốc,... Tất cả những hành động ấy thật đẹp và đáng khen. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng. Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác, trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy của dân tộc.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ chuyên đề Văn 9

Chọn file cần tải:
-
Chuyên đề Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu 71 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Có thể bạn quan tâm
-
Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề Giao tiếp thời công nghệ
10.000+ -
Bài tập Toán lớp 2: Phép cộng có nhớ
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú (5 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
10.000+ -
Dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi
50.000+ 1 -
Kết bài mở rộng Tả con chó (12 mẫu)
10.000+ 3 -
Nghị luận về sống với đam mê (2 Dàn ý + 17 mẫu)
100.000+ -
Bài tập thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh (Có đáp án)
10.000+ -
Tả con chó nuôi trong nhà - Dàn ý & 42 bài văn tả con chó lớp 4 hay nhất
1M+ 38 -
120 câu hỏi Lịch sử 12 mức độ hiểu và vận dụng
10.000+ -
Tả con mèo (Dàn ý + 43 Mẫu) - Hãy tả con mèo mà em yêu thích lớp 4
1M+ 68
Mới nhất trong tuần
-
Môn Văn
- Đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10
- 15 đoạn văn Nghị luận văn học tiêu biểu
- 20 tác phẩm ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Cách liên hệ mở rộng cho các tác phẩm
- Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn
- Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Truyện, kịch)
- Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do...)
- Chuyên đề Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
- Chuyên đề Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
- Chuyên đề Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Chuyên đề Viết truyện kể sáng tạo
- Chuyên đề Đoạn văn nghị luận xã hội hay gặp trong phần đọc hiểu
- 110 bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề phát triển bản thân
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề gia đình
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề Môi trường học đường
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề Học tập
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề Công nghệ thông tin
- Bộ đề nghị luận xã hội chủ đề Mối quan hệ với tự nhiên
-
Môn Toán
-
Tiếng Anh
-
TP Hà Nội
- Điểm chuẩn vào 10 Hà Nội
- Đề thi vào lớp 10 (các môn)
- Đề thi vào 10 môn Ngữ văn
- Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh
- Đề thi vào 10 môn Toán
- THPT Chuyên Ngoại ngữ
- THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội
- Bộ đề minh họa thi vào 10 trường M.V. Lô-mô-nô-xốp
- Đề minh họa môn Toán (Chung) Chuyên Đại học Sư Phạm
- Đề minh họa môn Toán (Chuyên) Đại học Sư Phạm
- Đề minh họa thi vào 10 Vật lí (Chuyên) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đề minh họa thi vào 10 Hóa học (Chuyên) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đề minh họa thi vào 10 Tin học (Chuyên) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đề minh họa thi vào 10 Tiếng Anh (Chuyên) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đề minh họa thi vào 10 Tiếng Anh (Chung) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đề minh họa thi vào 10 Sinh học (Chuyên) Đại học Sư Phạm Hà Nội
- THPT chuyên KHTN
- THPT Chuyên KHXH&NV
- Đề minh họa thi vào 10 Toán THPT Chuyên Sơn Tây
- Đề minh họa thi vào 10 Toán trường THCS Thọ Lộc
- Đề minh họa thi vào lớp 10 Toán Nguyễn Tất Thành
- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Toán
-
TP Hồ Chí Minh
- Điểm chuẩn vào 10 Hồ Chí Minh
- Đề thi vào lớp 10 (các môn)
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Đề thi vào 10 môn Ngữ văn
- Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh
- Trường Phổ thông Năng khiếu (Hệ Chuyên)
- Trường Phổ thông Năng khiếu (Không chuyên)
- Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh
- Đề minh họa thi vào 10 môn Toán Quận 7
- Đề minh họa thi vào 10 Toán GD&ĐT Tân Phú
- Bộ đề thi thử vào lớp 10 Toán phòng GD&ĐT Củ Chi
- Đề minh họa thi vào 10 môn Ngữ văn
-
Sở GD&ĐT Nghệ An
-
Sở GD&ĐT Khánh Hòa
-
Sở GD&ĐT Bình Dương
-
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
-
Sở GD&ĐT Bến Tre
-
Sở GD&ĐT Ninh Thuận
-
Sở GD&ĐT Kiên Giang
-
Sở GD&ĐT Hòa Bình
-
Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
-
Sở GD&ĐT Sóc Trăng
-
Sở GD&ĐT Trà Vinh
-
Sở GD&ĐT Hà Nam
-
Sở GD&ĐT Hậu Giang
-
Sở GD&ĐT Đắk Lắk
-
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
-
Sở GD&ĐT Tuyên Quang
-
Sở GD&ĐT Phú Yên
-
Sở GD&ĐT Bắc Ninh
-
Sở GD&ĐT Bắc Kạn
-
Sở GD&ĐT Nam Định
-
Sở GD&ĐT Kon Tum
-
Sở GD&ĐT Đồng Nai
-
Sở GD&ĐT Phú Thọ
-
Sở GD&ĐT Tiền Giang
-
Sở GD&ĐT Đắk Nông
-
Sở GD&ĐT Đà Nẵng
-
Sở GD&ĐT Lào Cai
-
Sở GD&ĐT Bình Định
-
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
-
Sở GD&ĐT Bạc Liêu
-
Sở GD&ĐT Thái Bình
-
Sở GD&ĐT Thái Nguyên
-
Sở GD&ĐT Tây Ninh
-
Sở GD&ĐT Hải Dương
-
Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Sở GD&ĐT Yên Bái
-
Sở GD&ĐT Cần Thơ
-
Sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu
-
Sở GD&ĐT Bình Thuận
-
Sở GD&ĐT Hưng Yên
-
Sở GD&ĐT Hải Phòng
-
Sở GD&ĐT Bắc Giang
-
Sở GD&ĐT Quảng Ninh
-
Sở GD&ĐT An Giang
-
Sở GD&ĐT Lai Châu
-
Sở GD&ĐT Quảng Bình
-
Sở GD&ĐT Sơn La
-
Sở GD&ĐT Gia Lai
-
Sở GD&ĐT Lâm Đồng
-
Sở GD&ĐT Cà Mau
-
Sở GD&ĐT Quảng Trị
-
Sở GD&ĐT Điện Biên
-
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
-
Sở GD&ĐT Lạng Sơn
-
Sở GD&ĐT Bình Phước
-
Sở GD&ĐT Cao Bằng
-
Sở GD&ĐT Long An
-
Sở GD&ĐT Hà Giang