Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 Sở GD&ĐT Đồng Nai Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Đồng Nai, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai năm 2024 - 2025
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nghị luận
Câu 2. như không khí trong lành, như một bầu trời xanh, như một áng mây đẹp, như một cành hoa dại, như một ánh sao khuya...
Câu 3. Biện pháp tu từ: liệt kê
Tác dụng: Tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả những thứ mà con người có thể sẽ phải bỏ tiền ra mua mới nhận thấy nó quý giá khi mà những thứ này luôn sẵn có mà mẹ thiên nhiên ban tặng hoàn toàn miễn phí.
Câu 4. Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Giới thiệu vấn đề: Mỗi người phải làm gì để trở thành công dân xứng đáng có được một Tấm căn cước của trái đất này?
* Bàn luận vấn đề
a. Giải thích
- Tấm căn cước: Là giấy tờ chứng minh sự tồn tại của một cá thể trong một xã hội.
- Vấn đề đặt ra là con người chúng ta cần làm gì để xứng đáng trở thành một công dân có ích đối với với trái đất này.
b. Phân tích
- Nhận biết và trân trọng những giá trị mà tự nhiên mang lại.
- Biết cách sử dụng những giá trị mà tự nhiên mang đến một cách hợp lý.
- Học cách tái tạo hoặc tạo môi trường, điều kiện cho sự tái tạo những giá trị từ tự nhiên.
- Không vì lợi ích trước mắt mà có những hành động làm tổn hại đến tự nhiên.
c. Dẫn chứng
Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.
d. Phản đề:
- Một số bộ phận con người vẫn đang sống ích kỉ với tự nhiên. Có những hành động gây hậu quả nặng nề đến tự nhiên.
*Tổng kết vấn đề.
Câu 2. HỌC SINH LỰA CHỌN 1 TRONG 2 KHỔ
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá hoặc Mùa xuân nho nhỏ.
- Giới thiệu đề tài và dẫn dắt nội dung khổ thơ cần phân tích.
2. Thân bài
ĐỀ 1. Đoàn thuyền đánh cá
Khổ 1
- Tác giả liệt kê sự giàu có của biển cả bằng cách kể tên các loài cá và tập trung miêu tả màu sắc chủ chúng trong đêm trăng. Đó đều là những loài cá quý ở vùng biển nước ta, mang lại những giá trị kinh tế lớn.
- Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp: Đêm buông xuống, trăng bắt đầu lên, không gian bao la sóng nước, ánh trăng huyền ảo, thơ mộng và thanh thoát lan tỏa trên mặt biển. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” gợi liên tưởng đến nhucon cá đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. Nhưng đẹp đẽ nhất là “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quấy ánh trăng tan ra, hòa trộn vào làn nước.
- Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ chỉ màu sắc: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn mài nên thơ và đầy chất lãng mạn. Phải thật tinh tế mới có được những phát hiện tuyệt vời ấy.
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại Dương, nó thở. Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hòa với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm dần tàn. Đây là một hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời đáy nước chứ không phải bóng sao lùa sóng nước. Đây là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Tất cả hòa vào nhau, làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động.
Khổ 2.
- Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả.
- Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước, gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn, đầy chất thơ, làm đẹp thêm cho công việc đánh cá. Thiên nhiên đã cùng con người hòa đồng trong lao động. Và như vậy, bức tranh không chỉ có màu sắc hình ảnh mà có cả âm thanh rộn rã.
- Hai câu sau: Gợi lên sự giao hòa, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ. Biển được ví như người mẹ với người dân chài, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trận trọng và gắn bó như ruột thịt.
ĐỀ 2. Mùa xuân nho nhỏ
*Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:
“Mọc giữa dòng sông xanh
…
Hót chi mà vang trời”
+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.
=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.
+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
3. Kết bài: Tổng kết chung về đề tài cũng như nội dung và nghệ thuật.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai năm 2024 - 2025
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Ly ĐặngThích · Phản hồi · 0 · 03/06/23
- Hồng LinhThích · Phản hồi · 0 · 05/06/23
-