Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Phú Thọ Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Phú Thọ, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ được thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ năm 2024 - 2025

I. Đọc hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Trong đoạn trích, cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng nghìn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.

Câu 3.

- Tác dụng: Biện pháp tu từ liệt kê nhấn mạnh những điều bắt buộc con người phải lựa chọn trong hành trình của cuộc đời. Việc lựa chọn đúng đắn sẽ là yếu tố quan trọng đưa bạn đến thành công.

Câu 4.

Học sinh đưa ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân, có lý giải cụ thể.

- Thông điệp về sự kiên trì, cố gắng bước đi trên hành trình cuộc đời.

- Thông điệp về tinh thần lạc quan, tích cực trước mỗi khó khăn trong cuộc đời.

II. Làm văn

Câu 1

1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân đoạn:

- Tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn là kiên trì theo đuổi sự lựa chọn của mình đến cùng, không dừng lại dù gặp khó khăn, trở ngại.

- Cần làm gì để tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn?

+ Nuôi dưỡng đam mê sau khi đã xác định rõ ràng mục đích, con đường đi.

+ Trau dồi kinh nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức.

+ Luôn giữ vững tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực về con đường mình chọn. + Đứng dậy sau vấp ngã, rút ra bài học cho mình, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người luôn suy nghĩ tiêu cực, gặp khó khăn lựa chọn bỏ cuộc chứ không cố gắng. - Liên hệ bản thân.

3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.

Câu 2.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

2. Phân tích

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi. Với nhiều nhà thơ khác, mùa thu là mùa của hương cốm dìu dịu, hoa sữa nồng nàn. Còn đối với Hữu Thỉnh đó là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. Dường như hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ thật đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận những vẻ đẹp giản dị nhất của nó.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc, ấm áp như nhà thơ gặp lại một người bạn cũ.

=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.

b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu

* Hai câu đầu: Từ không gian nhỏ bé, ngòi bút của Hữu Thỉnh đã vẽ bức tranh không gian rộng lớn với đường nét cụ thể.

- Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:

+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.

+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã ở buổi hoàng hôn.

* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh

- Đây là một liên tưởng độc đáo, mới lạ, sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời. Đồng thời còn gợi ra sự tinh nghịch, hồn nhiên.

- Vẫn là đám mây ấy nhưng lại vắt nửa mình sang thu. Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.

=> Chính bởi hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bằng đám mây chùng chình đã làm cho người đọc cảm nhận về không gian chuyển mùa thật đẹp, sinh động và bước đi thời gian thật khẽ, thật êm.

c. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.

- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.

- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu

3. Đánh giá chung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu.

Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ năm 2024 - 2025

Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ năm 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Xem thêm
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm