Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bình Định, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định được tổ chức trong 2 ngày (04 và 05/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 4/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Tiếng Anh. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2024 - 2025
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Hai phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận.
Câu 2.
- Phép nối: vì thế
- Phép lặp: sợ hãi, con
Câu 3.
Học sinh có thể trả lời theo cảm nhận của bản thân, chú ý lý giải phù hợp. Sau đây là gợi ý:
- Người cha muốn con “trước bất trắc chỉ mong con đừng sợ hãi” là bởi:
+ Trên đường đời xa vạn dặm phía sau luôn có cha mẹ ngóng theo. Cha mẹ chính là những điểm tựa vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất.
+ Không sợ hãi cũng là lúc đứa con có thể dựa vào điểm tựa: chính mình.
Câu 4.
1. Giới thiệu vấn đề: hãy là chính mình, không cầu cạnh, dựa dẫm vào ai khác.
2. Bàn luận
- Hãy là chính mình được hiểu là được sống thật với những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, không cần phải lo lắng, sợ hãi về cái nhìn và sự đánh giá của người khác.
- Không cầu cạnh, dựa dẫm là lối sống độc lập, tự chủ.
- Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.
- Sống là chính mình giúp con người vui vẻ, hạnh phúc hơn, sớm tìm được, niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống. - Cần phân biệt cách sống "là chính mình" với cách sống bảo thủ, cố chấp.
Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.
3. Tổng kết lại vấn đề
PHẦN II.
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng trong kháng chiến chống Mĩ. Bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:
- Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác của bà tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
Tác phẩm và đoạn trích
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Hai đoạn trích kể về vẻ đẹp anh hùng dũng cảm và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.
2. Phân tích
- Nho, Thao, Phương Định là những cô gái rất trẻ, họ sống chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm” giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù.
- Nơi họ sống chỉ có tàn tích của chiến tranh: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây lớn nằm lăn lóc, những tảng đá to, những thùng xăng hoặc những thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.
=> Tưởng chừng như mọi thứ bị hủy diệt, không có dấu hiệu của sự sống. Hoàn cảnh sống ấy đã cho ta thấy cái khốc liệt của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ mà con người phải trải qua.
- Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm:
- Quan sát địch ném bom, sau mỗi lần đó họ lại lao ra trọng điểm đo khối lượng đất đá bị đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.
- Phải thường xuyên đối mặt với cái chết.
2.1 Đoạn 1: Vẻ đẹp phẩm chất: dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong
- Đoạn văn nói lên công việc vô cùng nguy hiểm của những cô gái thanh niên xung phong.
- Hoàn cảnh:
- Chạy trên cao điểm ban ngày => địa điểm vô cùng nguy hiểm, có thể bị bom đánh bất cứ lúc nào.
- Không khí đậm mùi chết chóc: đất bóc khói, không khí bang hoàng, máy bay ầm ì xa dần.
- Bom nằm lẩn khuất, nó là tay thần chết không thích đùa, có thể cướp đi tính mạng của các cô gái bất cứ lúc nào.
=> Hoàn cảnh có nhiều nguy hiểm, khó khăn.
- Các cô gái:
- Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu.
- Khi xong việc mới dám thở phào, nhẹ nhõm.
- Họ thường xuyên phải đối mặt với cái chết: “Thần chết là tay không thích đùa. Hắn lẩn trốn trong ruột những quả bom”. Họ bị bom vùi là chuyện bình thường. Công việc thường ngày ấy khiến thần kinh họ luôn căng thẳng, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, dũng cảm.
- Nghệ thuật:
- Giọng điệu trần thuật bình thản cho thấy tinh thần anh dũng, quả cảm ở những người con gái này.
- Sử dụng hình ảnh đặc sắc, giàu giá trị tạo hình.
2.2 Đoạn 2: Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời
- Họ là ba cô gái trẻ có nội tâm phong phú. Ở họ có những nét chung của cô gái hay mơ mộng, hồn nhiên.
- Cuộc sống bom đạn gần kề, cái chết rình rập nhưng ba cô gái vẫn mang trong mình tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Vẫn ngày ngày ca hát:
- Phương Định thích nhiều bài, nhưng cô thích nhất là bài hành khúc bộ đội, hát dân ca quan họ,… Không chỉ vậy cô còn thích ngồi bó gối mơ màng.
- Chị Thao dù hát sai bét nhạc, không trôi chảy bài nào nhưng chị vẫn hát, vẫn lạc quan, yêu đời. Đặc biệt dù hát không hay nhưng chị có tận ba quyển sổ dày chép bài hát. Thậm chí cả lời hát Phương Định bịa ra cũng cũng cố công chép vào.
- Nghệ thuật: giọng văn bông đùa, hỏm hỉnh góp phần thể hiện tâm hồn trong sáng, yêu đời.
=> Cuộc sống ở chiến trường rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan, yêu đời. Trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái và những dự định về tương lai. Chiến tranh bom đạn không thể phá đi được những giây phút mơ mộng ấy.
Nhận xét: Hai đoạn văn đã làm sáng lên hai vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái thanh niên xung phong: vừa kiên cường, dũng cảm vừa mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời. Trong cái khói bom, lửa đạn của chiến tranh chính sự yêu đời, hồn nhiên đó đã giúp các cô vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
3. Tổng kết
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2024 - 2025
Link Download chính thức:
- Võ Trần Thanh NgânThích · Phản hồi · 1 · 09/06/22
- Đm cuộc sốngThích · Phản hồi · 1 · 05/06/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019
50.000+ -
Những nhận định hay về truyện ngắn
10.000+ -
Trích dẫn về lòng yêu thương
100+ -
Trích dẫn về ý chí, nghị lực
100+ -
Trích dẫn về hạnh phúc
100+ -
Trích dẫn về tình bạn
100+ -
Trích dẫn hay về cuộc sống
100+ -
Trích dẫn về sự tự tin
100+ -
15 đoạn văn Nghị luận văn học lớp 9 tiêu biểu
10.000+ -
Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2023 - 2024
50.000+ 2