6 chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn Tài liệu ôn thi vào lớp 10 năm 2024 - 2025

6 chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn tổng hợp toàn bộ kiến thức quan trọng, trọng tâm trong chương trình môn Văn, giúp các em học sinh ôn thi vào lớp 10 năm 2024 - 2025 hiệu quả.

Nội dung của 6 chuyên đề Văn 9 ôn thi vào lớp 10 bám sát chương trình trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, với cấu trúc và các dạng đề thường gặp trong những năm gần đây. Qua đó, giúp các em nắm chắc kiến thức để ôn thi thật tốt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Các chuyên đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Chuyên đề 1: Câu và các thành phần câu.
  • Chuyên đề 2: Hướng dẫn học sinh cách phân tích giá trị nghệ thuật của một số biện pháp tu từ.
  • Chuyên đề 3: Đoạn văn
  • Chuyên đề 4: Văn học trung đại.
  • Chuyên đề 5: Thơ hiện đại.
  • Chuyên đề 6: Truyện hiện đại.

Chuyên đề 1: Câu và các thành phần câu

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

  • Giúp Hs hiểu rõ về các thành phần câu, các kiểu câu trong Tiếng Việt.
  • Thông qua hệ thống các bài tập, rèn luyện cho Hs biết nhận diện và có khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiểu câu trong khi nói hoặc viết - nhất là viết câu, dựng đoạn.
  • Tích hợp kiến thức văn học – các văn bản trong Ngữ văn 9 để củng cố kiến thức phần văn (thông qua các ví dụ minh họa hoặc bài tập).
  • Nâng cao chất lượng kì thi tuyển sinh vào lớp 10.

B. PHƯƠNG PHÁP:

  • Thuyết trình, vấn đáp.
  • Kích thích tư duy, phân tích ngôn ngữ, đối chiếu…

C. NỘI DUNG

I. CÁC THÀNH PHẦN CÂU

I.1.Thành phần chính của câu: là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.

- Chủ ngữ:

  • Là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái... được nói đến ở vị ngữ.
  • Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: ai? con gì? cái gì?
  • Đặc điểm: chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, do danh từ, cụm danh từ, đại từ đảm nhiệm. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Ví dụ: Những cô gái thanh niên xung phong // rất dũng cảm, gan dạ. (CN là một cụm danh từ)

Lưu ý: Đôi khi chủ ngữ có thể do tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ đảm nhiệm.

- Vị ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian (như: đã, sẽ đang, vừa, mới ,sắp…)

  • Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì?, làm sao?, như thế nào?, là gì?,
  • Vị ngữ thường do động từ (cụm động từ ) tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm và một câu có thể có nhiều vị ngữ.

Ví dụ: Anh thanh niên rất thành thật, khiêm tốn. (VN là CTT, tính từ)

Lưu ý: Vị ngữ cũng có thể do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm

Ví dụ: Ông Hai là người nông dân làng Chợ Dầu. (VN là cụm danh từ)

I.2. Thành phần phụ của câu: Là thành phần không bắt buộc có mặt.

Thành phần phụ của câu gồm: Trạng ngữ và khởi ngữ.

....

Chuyên đề 2: Hướng dẫn học sinh cách phân tích giá trị nghệ thuật của một số biện pháp tu từ

(SO SÁNH, ẨN DỤ, NHÂN HÓA, HOÁN DỤ)

A. Mục đích yêu cầu: yêu cầu học sinh:

1.Về kiến thức:

  • Nắm thật chắc khái niệm, các dạng, các kiểu biểu hiện của biện pháp tu từ để nhận dạng được chúng trong văn bản.
  • Nắm được hướng phân tích một biện pháp tu từ để có thể trình bày cảm nhận của bản thân về hiệu quả nghệ thuật của nó một cách logic, rõ ràng, đầy đủ nhất.

2. Về Kỹ năng:

Luyện viết được một đoạn văn trình bày cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ …

B. Về phương pháp:

Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy đối tượng học sinh, nhưng về cơ bản nên sử dụng phương pháp gợi mở, đàm thoại, thuyết trình và quy nạp vấn đề..

D. Nội dung chuyên đề:

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CẢM NHẬN GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

I. SO SÁNH:

1. Khái niệm: So sánh là cách đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gọi cảm cho diễn đạt…

Ví dụ:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (Ca dao)

(Vì phần này đặt tiền đề cho việc hình thành khái niệm, nên giáo viên cần chỉ rõ hai sự vật được đối chiếu (xứ Nghệ và tranh họa đồ), sự tương đồng của hai sự vật (vẻ đẹp), sức gợi hình của phép so sánh (nét xinh xắn, sự cân đối hài hòa, màu sắc tươi thắm của xứ Nghệ và tranh họa đồ), sức gợi cảm (sự rung động say mê, tình yêu, niềm tự hào của con người xứ Nghệ về quê hương đẹp đẽ của mình)….

2. Cấu tạo của phép so sánh:

a. Cấu tạo dạng đầy đủ nhất: gồm bốn phần

  • Vế A: sự vật, sự việc được so sánh (xứ Nghệ)
  • Vế N: sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nêu ở vế A  tranh họa đồ)
  • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh (trong ví dụ trên, khuyết yếu tố này)
  • Từ ngữ chỉ sự so sánh (trong ví dụ trên là từ “như”)

b. Cấu tạo dạng không đầy đủ:

Trong nhiều trường hợp, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh có thể vắng mặt.

c. Lưu ý:

Như vậy, trong so sánh, vế A và vế B không được phép vắng mặt, đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt với ẩn dụ vì trong ẩn dụ, ko có mặt vế A, mà chỉ có vế B.

Vế B có thể được đảo lên trước vế A

Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất (Thép Mới)

Khi phép so sánh vắng yếu tố thứ ba (từ ngữ chỉ phương diện so sánh) thì gọi đó là phép so sánh chìm, có mặt yếu tố này thì gọi là so sánh nổi. trong so sánh nổi, trường liên tưởng để tìm ra hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh sẽ hẹp hơn.

Ví dụ: cổ tay em trắng như ngà -> chỉ nhìn vế B để cảm nhận về đặc điểm “trắng” của “ cổ tay em”, nhưng nếu: cổ tay em như ngà -> nhìn vế B để cảm nhận về màu trắng, vẻ tròn trặn duyên dáng của “cổ tay em”…

4. Các bước phân tích giá trị nghệ thuật của phép so sánh: 4 bước

  • Bước 1: chỉ ra vế A và vế B (cái gì được so sánh với cái gì)
  • Bước 2: phân tích vế B, tìm ra nét tương đồng với vế A (bước này có thể viết vào bài, cũng có thể ko cần viết vào bài, tùy cách diễn đạt của học sinh.
  • Bước 3: đem những điều tìm được, gán cho vế A (chính là bước nêu tác dụng của phép so sánh)
  • Bước 4: chỉ ra thái độ, cảm xúc của tác giả với sự vật nêu ở vế A thông qua phép so sánh đó.

Ví dụ: phân tích giá trị nghệ thuật của phép so sánh trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/non xanh nước biếc như tranh họa đồ”:

  • Bước 1 (chỉ ra vế A và vế B): xứ Nghệ được so sánh với “tranh họa đồ”
  • Bước 2 (phân tích vế B): “tranh họa đồ” gợi lên nét đẹp tươi tắn, cân đối, hài hòa..
  • Bước 3 (gán những điều cảm nhận được từ vế B cho vế A): cách so sánh như thế cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, hài hòa, đáng yêu của xứ Nghệ.
  • Bước 4 (chỉ ra thái độ, cảm xúc của tác giả với đối tượng được nêu tại vế A): qua cách so sánh này, người đọc có thể cảm nhận rất rõ tình yêu, niềm tự hào của con người xứ Nghệ với quê hương của mình

II. ẨN DỤ:

1. Khái niệm: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)

=> Bác hồ (sự vật, hiện tượng này) được gọi bằng mặt trời” (tên gọi của sự vật hiện tượng khác) do sự vật “Mặt trời” có điểm tương đồng với Bác: tính chất dẫn đường, sự vĩ đại… từ đó gợi cảm xúc ( sự lớn lao vĩ đại của Bác, tình yêu, lòng biết ơn, niềm tự hào của tác giả nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung với Bác Hồ…

=> Như vậy, từ ví dụ trên, có thể thấy được mấy lưu ý:

- Thứ nhất: ản dụ thực chất là một phép so sánh ngầm mà trong đó ẩn đi sự vật được so sánh ( ở đây là Bác Hồ), người làm bài phải đọc thật kỹ để dựa vào đặc điểm của sự vật ẩn dụ (chính là vế b trong phép so sánh) để tìm ra sự vật được so sánh. Khi tìm ra sự vật được so sánh ẩn , phép ẩn dụ trở thành so sánh, cách phân tích như so sánh.

- Thứ hai: có thể thấy rất rõ các bước phân tích giá trị nghệ thuật của phép ẩn dụ cũng gồm 4 bước (sẽ nói rõ ở phần sau)

2. Các kiểu ẩn dụ: đây là phần kiến thức quan trọng giúp học sinh nhận dạng được ẩn dụ trong văn bản.

Có 4 kiểu ẩn dụ:

a. Kiểu 1: ẩn dụ phẩm chất (Mục đích là dựa vào phẩm chất của sự vật, hiện tượng có mặt trong văn bản (vế B ) để tìm ra sự vật ẩn (vế A) và phẩm chất của sự vật ẩn

ví dụ: mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm)

b. Kiểu 2: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

=> Đây là kiểu ẩn dụ rất tinh tế, và học sinh thường lúng túng khi nhận dạng và phân tích tác dụng nghệ thuật…giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh : tất cả những sự vật, hiện tượng, cảm xúc vốn dĩ được cảm nhận bằng giác quan này, thì nay lại được cảm nhận bằng giác quan khác, khi ấy, nó sẽ được gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng

(Thanh Hải)

Ở đây, tiếng hót của con chim chiền chiện vốn dĩ được cảm nhận bằng tai (thính giác), nay được cảm nhận bằng mắt (thị giác), vì âm thanh tiếng chim vốn dĩ không hình ảnh, nay thành “giọt long lanh”, một hình ảnh rất thực…

c. Kiểu 3: ẩn dụ hình thức

ví dụ: Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(Nguyễn Đức Mậu)

-> ở đây, hình thức của hoa dâm bụt ở phương diện màu sắc được ngầm ví với lửa hồng.

d. Kiểu 4: ẩn dụ cách thức (là kiểu ẩn dụ mà trong đó, hình thức, kiểu cách vận động của sự vật ẩn (vế A) được ngầm ví với hình thức, kiểu cách vận động của sự vật có mặt trên văn bản (vế B)

ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

=> ở đây, hình thức, kiểu cách vận động của bông hoa râm bụt được ngầm ví với sự vận động “thắp” lửa của một ngọn đèn, để thấy được sự hiện diện sinh động đầy sức sống của cây hoa râm bụt nói riêng, cỏ cây của mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt của miền trung nói riêng

3. Cách phân tích giá trị nghệ thuật của phép ẩn dụ: gồm 4 bước

- Bước 1: xác định sự vật, hiện tượng thể hiện ẩn dụ (căn cứ vào ngữ cảnh để xác định)

- Bước 2: tìm các dấu hiệu (còn gọi là đặc điểm) của sự vật thể hiện ẩn dụ trên văn bản.

- Bước 3: từ những dấu hiệu, đặc điểm tìm được ở sự vật thể hiện ẩn dụ, tìm ra sự vật hiện tượng không có mặt trên văn bản(còn gọi là vế A ẩn) nhưng lại mang các đặc điểm đó, từ đó thấy được tác giả đã làm nổi bật được điều gì ở sự vật ẩn vừa tìm được( giống như bước 3 trong phép so sánh)

- Bước 4: chỉ ra được tình cảm, thái độ của tác giả với đối tượng được ẩn dụ mà mình vừa tìm được (sự vật ẩn)

Ví dụ: phân tích giá trị nghệ thuật của phép ẩn dụ trong câu thơ “vẫn biết trời xanh là mãi mãi/mà sao nghe nhói ở trong tim” của tác giả Viễn Phương:

- Bước 1 (xác định ẩn dụ): "trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ

- Bước 2 (tìm các dấu hiệu, đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ): trời xanh là thiên nhiên bao la, vĩ đại, bất biến…

- Bước 3 (từ dấu hiệu, đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ, tìm ra sự vật không có mặt trên văn bản nhưng lại mang đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ): Bác hồ đã được ngầm ví với trời xanh. Từ đó thấy được tác giả đã từ hình ảnh trời xanh để nói về Bác: Bác của chúng ta vĩ đại, bất tử thiên thu, giống như sự vĩ đại và bất tử của trời xanh , của thiên nhiên, hay nói cách khác, tác giả cảm nhận sự trường tồn của Bác trong long dân tộc qua hình ảnh trời xanh.

- Bước 4 (chỉ ra thái độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả thông qua phép ẩn dụ): thông qua ẩn dụ, người đọc cảm nhạn rất rõ tình cảm của tác giả với Bác: tình yêu thiêng liêng, sự ca ngợi đầy cảm động, long ngưỡng mộ, sự tự hào sâu sắc về lãnh tụ kính yêu…

III. NHÂN HÓA:

1. Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật …bằng những từ ngữ vốn được dung để gọi hay tả người, làm cho thế giới loài vật , cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ: Từ đó trở đi, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả… (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

2. Các kiểu nhân hóa: có 3 kiểu nhân hóa

a- Dùng những từ người để gọi vật (ví dụ: cô, bác, anh, bà…)

b- Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chát của vạt( ví dụ: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín- Thép Mới)

c- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người( ví dụ: Núi cao chi mấy núi ơi/núi che mặt trời chẳng thấy người thương-ca dao)

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ 6 chuyên đề Văn 9

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm