Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn Bắc Ninh năm 2025 - 2026 22 Đề luyện thi vào 10 môn Văn (Có đáp án)

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn Bắc Ninh năm 2025 - 2026 gồm 22 đề có đáp án chi tiết kèm theo, giúp các em học sinh ôn luyện thật thành thạo, nắm chắc các dạng bài tập thường gặp trong đề thi vào 10.

22 Đề luyện thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2025 được biên soạn bám sát cấu trúc đề do Sở GD&ĐT ban hành, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 học tập chủ động, nâng cao kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 sắp tới.

TOP 22 Đề ôn thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2025 - 2026

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Đề gồm có 01 trang)

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Chiều Xuân*)

* Bài thơ Chiều xuân được rút từ tập "Bức tranh quê" (1941), tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong trong câu thơ “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.

Câu 4. Trình bày nội dung chính của khổ thơ thứ nhất.

Câu 5. Từ nội dung của văn bản, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân (Trình bày từ 5 đến 7 dòng)

II. VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong bài thơ.

Câu 2. (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ nguồn nước sạch, một tài nguyên quý giá”

HƯỚNG DẪN CHẤM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH

ĐÁP ÁN THAM KHẢO
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

 

4,0

 

 

1

- Mỗi dòng thơ có tám chữ là dấu hiệu để xác định thể thơ tám chữ của bài thơ.

0.75

 

2

- Cảnh vật quen thuộc của làng quê vào buổi chiều mưa xuân trên bến vắng yên ả, thanh bình.

0.75

 

3

 

- Nhân hóa qua hình ảnh “Đò” qua các từ ngữ chỉ hoạt động như con người: “biếng lười”, “nằm”, “mặc”

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ khiến sự vật điễn đạt được sống động, gần gũi hơn.

+ Diễn tả sự êm đềm, yên ả của buổi chiều mùa xuân trên bến sông quê.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương

1

 

 

4

 

Hình ảnh bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều mưa xuân trên bến sông quê. Cảnh vật gợi cảm giác gần gũi, quen thuộc thanh bình, thơ mộng. Khung cảnh mang đậm đặc trưng của Đồng bằng Bắc bộ.

1

 

5

HS trình bày đạt 2 ý sau:

- Nội dung của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp yên bình, gần gũi, qua đó thể hiện tình yêu quê hương.

- Bài học: Mỗi con người cần phải có tình yêu sâu sắc với quê, hương đất nước từ những điều gần gũi thân thuộc nhất.

0.5

II.

 

Viết

6.0

 

1

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bài thơ.

2.0

 

a. Xác định được yêu cầu hình thức, dung lượng đoạn văn

- Bố cục: Đoạn văn khoảng 200 chữ

- Hình thức trình bày: Đoạn văn đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

0.25

b. Xác định được đúng nội dung chủ đề:

Cảnh mùa xuân trong bài thơ.

0.25

c. Viết đoạn văn theo dàn ý nội dung

1. Mở đoạn

- Giới thiều bài thơ (nhan đề, tác giả) và ấn tượng về bài thơ

2. Thân đoạn

- Xuất xứ: Bài thơ Chiều xuân được rút từ tập "Bức tranh quê" (1941), tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

- Nội dung chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân yên bình, gần gũi, tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

- Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều xuân trên bến vắng, con đê êm đềm (Khổ 1)

+ "mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,…"

-> Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.

- "Êm êm": từ láy gợi tả hình không ồn ào, vội vã hay nặng hạt

=> Cuộc sống yên bình

* Đường đê chiều xuân (Khổ 2)

- "cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò,..."

-> những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ

- "sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả..."

-> Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động

=> Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.

b) Luận điểm 2: Không khí và nhịp sống thôn quê (Khổ 3)

- “Xanh rờn”: màu xanh nhẹ nhàng đầy sức sống của mùa xuân

- "cô nàng, yếm thắm": Cảnh sắc ấm áp.

- "cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua" -> Câu thơ tả động để nói đến cái tình, và nhấn mạnh nhịp sống bình yên của làng quê.

=> Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng

*Đánh giá nghệ thuật:

+ Thể thơ 8 chữ, sử dụng nhiều từ láy; thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

+ Giọng điệu trầm lắng, ngôn từ bình dị mà giàu sức gợi hình, gợi cảm;

+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ đã tạo nên hình vẻ đẹp chiều xuân bình dị, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha..

* Kết đoạn:

- Khái quát cảm nghĩ về đoạn thơ.

- Liên hệ bản thân.

1

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0.25

đ. Sáng tạo

Thể hiện cảm nhận sâu sắc và có cách diễn đạt với mẻ về chủ đề

0.25

 

2

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ nguồn nước sạch, một tài nguyên quý giá”

4.0

 

a. Đảm bảo cấu trúc và dung lượng bài văn nghị luận

Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn

0.25

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ nguồn nước sạch, một tài nguyên quý giá

0.5

 

 

 

c. Viết bài văn nghị luận văn học đảm bảo các yêu cầu:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt, nêu vấn đề.

2. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Bảo vệ nguồn nước sạch là việc gìn giữ, khai thác và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, bền vững, đảm bảo chất lượng và số lượng nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và môi trường.

2. Phân tích vấn đề

- Thực trạng: Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, khoảng 2,2 tỷ người trên thế giới đang thiếu nước sạch để sử dụng. Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực đô thị và khu công nghiệp. Các con sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long đều bị ô nhiễm ở mức độ báo động.

- Nguyên nhân:

+ Trong hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp

+ Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng

+ Do ý thức cộng đồng

- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

+ Mất cân bằng sinh thái

+ Thiếu hụt nước sạch

- Ý kiến trái chiều và phản bác:

- Giải pháp giải quyết vấn đề

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của nước sạch

- Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày

- Xử lý rác thải và nước thải đúng cách

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn nước

- Liên hệ bản thân

Bản thân tôi luôn có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi thường xuyên tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức. Tôi cũng tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước sạch đến bạn bè và người thân.

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề, nêu thông điệp

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0.25

 

 

đ. Sáng tạo

Thể hiện cảm nhận sâu sắc và có cách diễn đạt với mẻ về chủ đề

0.5

....

>> Tải file về để xem trọn bộ đề luyện thi vào 10!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về
Tìm thêm: ôn thi vào lớp 10
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm