Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Nghệ An Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Nghệ An, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tổ chức trong 2 ngày (05 và 06/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 5/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Nghệ An năm 2024 - 2025

Câu 1. Đọc hiểu

a. Thể thơ tự do

b. - Từ láy: mơn mởn

- Từ ghép: cánh đồng.

c. Hình ảnh quê hương hiện lên:

- Hình ảnh quê hương hiện lên vô cùng yên bình, giản dị: hoa xoan tim, lũy tre làng, cây gạo, cánh cò.

- Hình ảnh quê hương hiện lên với vẻ đẹp truyền thống với mái đình cong cong.

=> Quê hương hiện lên thật đẹp đẽ, dù gặp bão táp vẫn kiên cường đứng dậy. Những nét đẹp truyền thống, sự bình yên vốn có của làng quê Việt Nam vẫn luôn được gìn giữ.

d. Học sinh tự nêu thông điệp nhận được. Gợi ý:

- Thông điệp về tình yêu quê hương đất nước.

Câu 2.

1. Mở bài:

Nêu vấn đề bản luận: Thế hệ trẻ hôm nay cần thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước là việc ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước.

b. Bàn luận:

- Vì sao thế hệ trẻ cần thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước?

+ Quê hương đất nước là nơi con người được sinh ra, nơi nuôi nấng, nâng đỡ con người từ khi mới lọt lòng.

+ Thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước chính là một cách thể hiện tình yêu đối với nơi mình sinh ra, tổ quốc của mình.

+ Thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước giúp thế hệ trẻ có động lực phát triển bản thân, đem sức mình ra cống hiến cho sự phát triển của quê hương đất nước.

- Cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước?

+ Tích cực trau dồi bản thân cả về kiến thức, kĩ năng, đạo đức để xây dựng quê hương, đất nước.

+ Lan tỏa tình yêu nước đến với những người xung quanh.

+ Có những hành động, tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm thúc đẩy tình yêu nước, giúp thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm, lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

c. Liên hệ bản thân.

Câu 3.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:

+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

+ Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

II. Thân bài

1. Tâm trạng của ông Hai và tình yêu làng

- Nhân vật ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

- Ông suy nghĩ vẩn vơ, nhớ về những ngày được làm việc, được chiến đấu cùng anh em, niềm vui ấy bật lên thành tiếng “Ô, sao mà độ ấy vui thế!".

- Những ngày hoạt động đó khiến ông thấy mình trẻ ra: hát hỏng, bông phòng, ...

- Khao khát được về làng để làm việc với anh em.

- Nỗi nhớ làng trong ông lại dâng lên mãnh liệt.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.

- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?)

+ Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai

- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

+ Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng

- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.

III. Kết bài

- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

- Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An năm 2024 - 2025

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An năm 2024 - 2025

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Xem thêm
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm