Bảng tổng hợp tri thức Ngữ văn (3 bộ sách) Tổng hợp Tri thức Ngữ văn từ lớp 6 - 12
Bảng tổng hợp tri thức Ngữ văn tổng hợp đầy đủ Tri thức ngữ văn của 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều cho khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12, giúp các em hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn.
Với bảng tổng hợp tri thức Ngữ văn này, thầy cô còn dễ dàng tham khảo, giúp các em tổng hợp, hệ thống lại kiến thức môn Văn dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm 7 chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết:
Bảng tổng hợp tri thức Ngữ văn (3 bộ sách)
Thể loại | Lớp | |||||
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | ||
TRUYỆN KHÁI NIỆM | Tác phẩm VH kể lại câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc | Được triển khai hoặc liên kết với nhau thành mạch kể nhất định. Mạch kể thống nhất với hệ thống chi tiết, lời văn -> truyện kể | ||||
ĐẶC ĐIỂM/ YẾU TỐ TRONG TRUYỆN | Cốt truyện: | gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo trật tự nhất định, có mở đầu và kết thúc | -Cốt truyện đơn tuyến: cốt truyện chỉ có 1 mạch sự kiện, hệ thống sự kiện tương đối tối giản, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật -Cốt truyện đa tuyến: Cốt truyện đồng thời ít nhất 2 mạch sự kiện, hệ thống phức tạp, chồng chéo, tái hiện những bình diện của đời sống gắn với số phận nhân vật chính | Cốt truyện tạo bởi sự kiện. Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định | ||
Nhân vật: | đối tượng có hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc,... được nhà văn khắc họa | Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa bằng BPNT. Cũng có thể là thần linh, loài vật đại diện cho tính cách, tâm lí, ý chí khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để VH khám phá và cắt nghĩa con người. | ||||
Ngôi kể - điểm nhìn | -Người kể chuyện 1) Xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, xưng “tôi” kể về những gì mình đã tham gia/ chứng kiến. -Thay đổi kiểu người kể chuyện Trong 1 tác phẩm có thể 1) Sử dụng 2,3 người kể chuyện ngôi thứ nhất. 2) Kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. -Thay đổi kiểu người kể chuyện ( ý đồ của tác giả) vì từng ngôi kể sẽ có cách đánh giá/ nhìn nhận câu chuyện khác nhau -> làm phong phú hơn về mặt ý nghĩa cho câu chuyện. | -Người kể chuyện 1) Tự sự dân gian: người trực tiếp diễn xướng -> kể lại câu chuyện. 2) Tự sự văn học viết: là một “vai”/ “đại diện” do nhà văn tạo ra thay mình kể lại câu chuyện. => Khơi dậy những cảm nghĩ về ý nghĩa mà truyện gợi ra. -Người kể chuyện ngôi thứ 1: 1) xưng “tôi” ( có thể là nv chính, nv phụ, người chứng kiến, tác giả “lộ diện”). 2) là người kể chuyện hạn tri (ko bt hết mọi chuện) / trừ trường hợp ở vai trò tác giả( bt hết mọi chuyện) -Người kể chuyện ngôi thứ 3 1) Ẩn danh ( ko xuất hiện trong chuyện chỉ bt qua lời kể) 2) Là người kể chuyện toàn tri ( bt tất cả diễn biến trong chuyện kể cả những điều trong nội tâm nhân vật) | ||||
LOẠI TRUYỆN | TRUYỆN ĐỒNG THOẠI: truyện viết cho trẻ em, có nhân vật là loài/ đồ vật được nhân cách hóa vừa mang đặc tính vốn có của loài/đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người | TRUYỆN NGỤ NGÔN 1)Truyện ngụ ngôn: tự sự cỡ nhỏ, trình bày bài học đạo lí, kinh nghiệm sống, sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, bóng gió 2)Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn: - Ngắn gọn - Nhân vật: con người/ con vật/ đồ vật được nhân hóa - Nêu lên tư tưởng, đạo lí, bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh pha yếu tố hài hước | TRUYỆN LỊCH SỬ 1)Truyện lịch sử: tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;... là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. 2)Một số đặc điểm của truyện lịch sử: - Cốt truyện: trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ NT -> thể hiện chủ đề, tư tưởng - Thế giới nhân vật: khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân hiện ra với cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đấo của nhà văn về lịch sử - Ngôn ngữ: phù hợp với thời đại miêu tả, thể hiện vị thế XH, tính cách riêng từng đối tượng | TRUYỆN TRUYỀN KÌ 1)Truyện truyền kì: văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng nhiều yếu tố kì ảo làm phương thức NT để phản ánh cuộc sống. Qua chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực, quan niệm của tác giả 2) Một số đặc điểm: -Cốt truyện: mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng trong dân gian; có khi mượn từ truyện truyền kì TQ. Cốt truyện chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả -Nhân vật: có 3 nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái. Các nhân vật thường có nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình, năng lực siêu nhiên... -Không gian và thời gian: Không gian có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm. Thời gian có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo -Ngôn ngữ: nhiều điển tích, điển cố | THẦN THOẠI 1)Thần thoại: truyện kể ra đời sớm nhất về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người xưa. Chia thành 2 nhóm: thần thoại suy nguyên, thần thoại sáng tạo 2) Một số đặc điểm: -Cốt truyện: đơn giản, đơn tuyến hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn -Nhân vật chính: vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, năng lực siêu nhiên (hình dạng khổng lồ, ngang tầm vũ trụ) -> lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống XH, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ -Thời gian: mang tính ước lệ -Không gian: vụ trụ bao la, nhiều cõi -Lối tư duy hồn nhiên, trí tưởng tượng bay bổng | |
TRUYỀN THUYẾT 1)Truyền thuyết: truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua tưởng tượng, hư cấu 2)Thế giới nghệ thuật của truyền thuyết: -Kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian -Theo mạch tuyến tính, gồm ba phần: hoàn cảnh xuất thân và thân thế, chiến công phi thường, kết cục -Nhân vật chính: anh hùng phải đối mặt với thủ thách to lớn và lập nên chiến công phi thường nhờ tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng -Lời kể: cô đọng, sắc thái trang trọng, ngợi ca; sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật -Yếu tố kì ảo: xuất hiện đậm nét nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ | TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG 1)Truyện KHVT: viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của KH dự đoán, có tính chất li kì. Truyện sử dụng cách viết logic nhằm triển khai ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai, có những giả tưởng có thể trở thành sự thật. 2) Một số yếu tố của truyện KHVT: - Đề tài: cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất - Không gian: Trái Đất hoặc ngoài Trái Đất - Thời gian: trong tương lai xa xét từ mốc ra đời của tác phẩm - Cốt truyện: chuối tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên giả thuyết, dự báo và quan niệm KH - Nhân vật chính: có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, trí thông minh kiệt xuất để tạo ra các phát minh | TRUYỆN CƯỜI Tự sự dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người, nhằm mục đích giải trí. Truyện cười ngắn, cốt truyện tập trung các sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí cuộc sống... Bối cảnh thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Nhân vật chính là đối tượng bị chế giễu. Ngôn ngữ dân dã, nhiều ẩn ý. | TRUYỆN THƠ NÔM 1) Truyện thơ Nôm: thể loại tự sự bằng thơ viết bằng chữ Nôm chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát 2) Một số đặc điểm: -Có đề tài, chủ đề phong phú, cốt truyện theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ -Nhân vật chính: cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống gặp nhiều trắc trở (phản ánh thực trạng XH đương thời, làm nổi bật vẻ đẹp con người) -Đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ VH và thể thơ lục bát của dân tộc | SỬ THI 1)Sử thi: tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại 2)Một số đặc điểm: -Cốt truyện: xoay quanh biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của cộng đồng -Nhân vật: anh hùng đại diện cho sức mạnh, lí tưởng, khát vọng chung của cộng đồng -Không gian: kì vĩ, mang tính cộng đồng, bao quát cả thế giới thần linh và con người -Thời gian: quá khứ thiêng liêng, thuộc về thời đại xa xưa -Lời kể: thành kính, trang trọng, lặp lại những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật, thường dùng so sánh, điệp ngữ. Lời người kể chuyện và lời nhân vật mang tính khoa trương, cường điệu | ||
TRUYỆN CỔ TÍCH 1)Truyện cổ tích: truyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo, kể về số phận, cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ XH. Nó thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa 2)Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích: -Kể về những xung đột trong gia đình, XH, phản ánh số phận các nhân vật và thể hiện ước mơ thay đổi số phận của họ -Nhân vật: đại diện cho kiểu người khác nhau trong XH, chia làm 2 tuyến: chính diện, phản diện -Chi tiết, sự việc: theo thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả -Lời kể: thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ thời gian, không gian không xác định | TRUYỆN TRINH THÁM 1)Truyện trinh thám: viết về quá trình điều tra vụ án, có những yếu tố bí ẩn, bất ngờ. Quá trình điều tra dựa trên sự logic, thường làm sáng tỏ ở phần kết thúc truyện 2)Một số yếu tố của truyện trinh thám: - Không gian: hiện trường – nơi xảy ra vụ án (không gian hẹp/rộng) gắn với dấu hiệu bằng chứng phạm tội - Thời gian: Phần đầu cụ thể thông tin về tháng, năm hay tình huống mà người điều tra tiếp nhận -> tính chân thực - Cốt truyện: chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án được đặt ra, nhiều tình tiết phức tạp; sau đó là hành trình giải mã của người điều tra và cuối cùng bí ẩn được sáng tỏ - Nhân vật: người điều tra (nhân vật chính có thể là thanh tra, thám tử, cảnh sát...), nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm - Chi tiết: bí ẩn, li kì, bất ngờ. Những cử chỉ, lời nói, chân dung... của nhân vật thường có dấu hiệu của bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra - Ngôi kể: ngôi 1 hoặc ngôi 3 | |||||
THƠ KHÁI NIỆM | -Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định -> thể hiện tình cảm, xúc động tinh tế của con người trước thế giới -Thơ trữ tình: dung lượng nhỏ, thể hiện cảm xúc trực tiếp, tâm trạng của nhân vật trữ tình | |||||
ĐẶC ĐIỂM | Đặc điểm chung: -Theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng/dòng, số câu/bài -ND: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự, miêu tả nhưng chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm. -Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu, hình ảnh, sử dụng nhiều BPTT |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
