Dàn ý viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 13 mẫu dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Tài liệu bao gồm 13 mẫu dàn ý, dành cho các bạn học sinh lớp 7. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Dàn ý viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Dàn ý cảm nghĩ về người bà kính yêu
- Dàn ý cảm nghĩ về người mẹ
- Dàn ý cảm nghĩ về người ông
- Dàn ý cảm nghĩ về người cha
- Dàn ý cảm nghĩ về anh trai
- Dàn ý cảm nghĩ về chị gái
- Dàn ý cảm nghĩ về thầy, cô giáo
- Dàn ý chi tiết biểu cảm về người bạn
- Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Dàn ý chi tiết biểu cảm về sự việc
- Dàn ý chi tiết biểu cảm về con người
Dàn ý cảm nghĩ về người bà kính yêu
Mẫu số 1
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về người bà.
- Nêu cảm nghĩ chung về người bà của em.
2. Thân bài
a. Đôi nét về ngoại hình và tính cách
- Tuổi tác, nghề nghiệp
- Ngoại hình: Dáng người, khuôn mặt, mái tóc…
- Tính cách: Hiền hậu, tốt bụng…
b. Kỉ niệm và tình cảm dành cho bà
- Kỉ niệm: Khi còn nhỏ được bà bế bồng và chăm sóc; Lớn lên được nghe nghe bà kể chuyện, dạy dỗ điều hay lẽ phải…
- Tình cảm dành cho người bà: Kính trọng, biết ơn và yêu thương…
- Mong ước bà luôn khỏe mạnh, vui vẻ…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người bà của mình.
Mẫu số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, nêu cảm nghĩ chung về người bà.
Gợi ý:
Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ đều sẽ gắn bó với bà. Chúng ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể hay lời răn dạy của bà. Và đối với tôi, bà chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc.
2. Thân bài
a. Miêu tả đôi nét về người bà
- Tuổi tác, sức khỏe: Ngoài bảy mươi tuổi, nhưng còn khỏe mạnh và minh mẫn.
- Công việc: Trước khi về hưu, bà là một giáo viên.
- Ngoại hình:
- Dáng người khá đầy đặn.
- Khuôn mặt trông rất phúc hậu.
- Làn da đã có nhiều nếp nhăn.
- Mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc.
- Bàn tay có nhiều vết chai sần.
- Đôi mắt không còn tinh tường như trước.
b. Những kỉ niệm về người bà
- Bà là người đã chăm sóc chúng ta khi còn thơ mẹ, lúc cha mẹ vắng nhà.
- Lời ru ngọt ngào của bà đã đưa chúng ta vào giấc ngủ say.
- Những truyện cổ tích về chàng Thạch Sanh, chị em Tấm Cám hay cậu bé thông minh được bà kể lại thật hấp dẫn.
- Bà dạy dỗ cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp: Biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh; Ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; Kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn trẻ em...
c. Tình cảm dành cho bà
- Trân trọng, yêu mến bà nhiều hơn.
- Tự hào về người bà của mình.
- Bà là tấm gương sáng ngời.
- Mong sao bà luôn sống khỏe mạnh, vui vẻ bên con cháu...
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người bà.
Gợi ý:
Người bà cũng giống như người mẹ, đem đến cho chúng ta tình cảm yêu thương ngọt ngào, ấm áp. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng và yêu thương người bà của mình nhiều hơn.
Dàn ý cảm nghĩ về người mẹ
Mẫu số 1
1. Mở bài
Giới thiệu về người mẹ.
2. Thân bài
a. Một vài nét chung
- Tên, tuổi và công việc
- Miêu tả đôi nét về ngoại hình, tính cách.
b. Vai trò của người mẹ
- Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người: chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người.
- Mẹ là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi người: luôn bao dung, yêu thương chúng ta vô điều kiện.
- Một số kỉ niệm đáng nhớ về mẹ.
c. Bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ:
- Yêu mến, kính trọng, tự hào,...
- Mong muốn mẹ luôn vui vẻ, khỏe mạnh
- Cố gắng ngoan ngoãn để mẹ luôn tự hào
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người mẹ thân yêu.
Mẫu số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về người mẹ thân yêu của em: Mẹ chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác nghệ thuật. Bởi mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Và với riêng tôi, mẹ chính là một điểm tựa tinh thần quý giá.
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung về người mẹ
- Tên, tuổi và nghề nghiệp của mẹ.
- Đặc điểm ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, điểm ấn tượng nhất (ví dụ: đôi bàn tay chai sần, giọng nói dịu dàng…)
- Đặc điểm tính cách: hiền từ, nghiêm khắc…
b. Vai trò của người mẹ trong cuộc sống
- Mẹ có công sinh thành, dưỡng dục mỗi người.
- Mẹ là điểm tựa tinh thần, yêu thương và bảo vệ con cái.
c. Kỉ niệm và tình cảm dành cho mẹ
- Những kỉ niệm đặc biệt như: Mẹ chăm sóc khi bị ốm; Một lần mắc lỗi với mẹ…
- Tình cảm dành cho mẹ: Yêu mến, kính trọng, tự hào…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người mẹ thân yêu: Người mẹ - một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi tất cả những lời yêu thương nhất dành cho người mẹ của mình.
Dàn ý cảm nghĩ về người ông
1. Mở bài
Giới thiệu về người ông và tình cảm dành cho ông.
2. Thân bài
a. Miêu tả đôi nét về ông
- Ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, mái tóc…
- Tính cách: hiền từ, nhân hậu…
b. Những kỉ niệm về người ông
- Tuổi thơ: ông chăm sóc, bế bồng…
- Lớn lên: những lời dạy dỗ, bài học làm người,...
c. Tình cảm dành cho ông: kính trọng, biết ơn, yêu thương…
III. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người ông.
Dàn ý cảm nghĩ về người cha
1. Mở bài
Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình.
2. Thân bài
- Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình.
- Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp.
- Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì gia đình.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.
Dàn ý cảm nghĩ về anh trai
1. Mở bài
- Giới thiệu về anh trai của em
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về anh trai
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về tuổi tác, ngoại hình, tính cách:
- Bao nhiêu tuổi? Còn đi học hay đã đi làm?
- Ngoại hình như thế nào?
- Tính cách: hiền lành, tốt bụng, khó tính,...
- Kể lại những kỉ niệm với người anh trai
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về người anh trai: yêu mến, tôn trọng,...
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với anh trai.
Dàn ý cảm nghĩ về chị gái
1. Mở bài
- Giới thiệu về chị gái của em
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em về chị gái
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về tuổi tác, ngoại hình, tính cách
- Bao nhiêu tuổi? Còn đi học hay đã đi làm?
- Ngoại hình như thế nào?
- Tính cách: hiền lành, tốt bụng, khó tính,...
- Kể lại những kỉ niệm với người chị gái
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về người chị gái
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với chị gái
Dàn ý cảm nghĩ về thầy, cô giáo
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về người thầy, cô giáo kính yêu.
2. Thân bài
a. Miêu tả đôi nét về thầy cô
- Vóc dáng, ngoại hình: xinh đẹp…
- Khuôn mặt: thanh tú, nghiêm nghị…
- Đặc điểm nổi bật: giọng nói, nụ cười…
b. Kỉ niệm và tình cảm dành cho thầy cô
- Yêu mến, tự hào…
- Kính trọng, cảm phục…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho thầy, cô giáo.
Dàn ý chi tiết biểu cảm về người bạn
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về người bạn mà em muốn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung:
- Tên, tuổi (nếu có)
- Hoàn cảnh quen biết, gặp gỡ: bạn cùng lớp, hàng xóm, cùng tham gia lớp học năng khiếu,...
- Người bạn đó có những đặc điểm nào nổi bật về tính cách hoặc ngoại hình?
- Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về người bạn: cùng học tập, cùng xem phim,...
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ: yêu mến, trân trọng, tự hào…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm với người bạn đó.
Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
1. Mở bài
- Giới thiệu về con người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về con người hoặc sự việc đó.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung:
- Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
- Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?
- Kể lại đôi nét về con người hoặc diễn biến sự việc.
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những con người hoặc sự việc.
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.
Dàn ý chi tiết biểu cảm về sự việc
1. Mở bài
- Giới thiệu về sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về sự việc đó.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung:
- Sự việc đó là gì?
- Xảy ra ở đâu?
- Xảy ra khi nào?
- Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định.
- Điều gì khiến em cảm thấy ấn tượng nhất?
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó: vui vẻ, hạnh phúc hay bất ngờ…
- Lí giải vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với sự việc được kể.
Dàn ý chi tiết biểu cảm về con người
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về con người mà em muốn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.
2. Thân bài
- Giới thiệu chung:
- Người đó là ai?
- Tên, tuổi (nếu có)
- Người đó có những đặc điểm nào nổi bật về tính cách hoặc ngoại hình?
- Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về người đó?
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ: yêu mến, trân trọng, tự hào…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm với người đó.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ng. Hải NamThích · Phản hồi · 2 · 23:12 14/11
- shiii nguyenThích · Phản hồi · 1 · 12:25 28/11
- Hiep TaThích · Phản hồi · 1 · 20:22 27/11
- Chín Đinh ThịThích · Phản hồi · 0 · 19:28 02/01
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
-
Dẫn chứng về Cho và nhận - Ví dụ về Cho và Nhận trong cuộc sống
-
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều 6
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
-
Bài thu hoạch tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến cho giáo viên THCS
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017
-
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự cao thượng (5 Mẫu)
-
Viết thư điện tử cho giáo viên để nộp bài tập về nhà
-
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 - Tất cả các môn
Mới nhất trong tuần
-
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
100.000+ 3 -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 (40 đề)
100.000+ 1 -
Bài viết số 6 lớp 7 đề 1: Giải thích lời khuyên của Bác Hồ qua 2 dòng thơ về Tết trồng cây
10.000+ -
Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước (39 mẫu)
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ (9 Mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm nghĩ về người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra
10.000+ -
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 7 (Chương trình mới)
50.000+ -
Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi (Dàn ý + 7 mẫu)
10.000+ 1 -
Cảm nghĩ về người thân yêu (104 mẫu)
1M+ 24 -
Dàn ý viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
100.000+ 4