a) \(a_{n}= \frac{1}{2^{n-1}}\)
\(S_{n}=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^{2}}+...+\frac{1}{2^{n-1}} = \frac{1}{1-\frac{1}{2}}=2\)
b) \(p_{n}=4.\frac{1}{\left (\sqrt{2} \right )^{n-1}}\)
Toán lớp 11 tập 1 trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1 Giới hạn của dãy số được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài trang 69, 70. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán 11 tập 1 Bài 1 Giới hạn của dãy số Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Tìm các giới hạn sau:
a) \(lim\frac{-2n+1}{n}\)
b) \(lim\frac{\sqrt{16n^{2}-2}}{n}\)
c) \(lim\frac{4}{2n+1}\)
d) \(lim\frac{n^{2}-2n+3}{2n^{2}}\)
Gợi ý đáp án
a) \(lim\frac{-2n+1}{n} = lim\left ( -2+\frac{1}{n} \right ) = lim(-2)+lim\frac{1}{n}=-2+0=-2\)
b) \(lim\frac{\sqrt{16n^{2}-2}}{n} = lim\sqrt{\frac{16n^{2}-2}{n^{2}}}=\sqrt{lim\left ( 16-\frac{2}{n^{2}} \right )}=\sqrt{lim16-lim\frac{2}{n^{2}}}=\sqrt{16-0}=4\)
c) \(lim\frac{4}{2n+1} =lim\frac{\frac{4}{n}}{2+\frac{1}{n}}=\frac{0}{2+0}=0\)
d) \(lim\frac{n^{2}-2n+3}{2n^{2}} = lim\left ( \frac{1}{2}-\frac{1}{n}+\frac{3}{2n^{2}} \right )=lim\frac{1}{2}-lim\frac{1}{n}+lim\frac{3}{2n^{2}}=\frac{1}{2}-0+0=\frac{1}{2}\)
Tính tổng của các cấp số nhân lùi vô hạn sau:
a) \(-\frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{8}+...+\left ( -\frac{1}{2} \right )^{n}+....\)
b) \(\frac{1}{4}+\frac{1}{16}+\frac{1}{64}+...+\left ( \frac{1}{4} \right )^{n}+...\)
Gợi ý đáp án
a) \(-\frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{8}+...+\left ( -\frac{1}{2} \right )^{n}+.... = \frac{\frac{-1}{2}}{1-\left ( \frac{-1}{2} \right )}=\frac{-1}{3}\)
b) \(\frac{1}{4}+\frac{1}{16}+\frac{1}{64}+...+\left ( \frac{1}{4} \right )^{n}+... = \frac{\frac{1}{4}}{1-\frac{1}{4}}=\frac{1}{3}\)
Viết số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,444... dưới dạng một phân số
Gợi ý đáp án
0,444... = \(\frac{4}{9}\)
Từ hình vuông đầu tiên có cạnh bằng 1 (đơn vị độ dài), nối các trung điểm của bốn cạnh để có hình vuông thứ hai. Tiếp tục nối các trung điểm của bốn cạnh của hình vuông thứ hai để được hình vuông thứ ba. Cứ tiếp tục làm như thế, nhận được một dãy hình vuông (xem Hình 5)
a) Kí hiệu an là diện tích của hình vuông thứ n và Sn là tổng diện tích của n hình vuông đầu tiên. Viết công thức tính an, Sn(n = 1,2,3,...) là tìm limSn (giới hạn này nếu có được gọi là tổng diện tích của các hình vuông).
b) Kí hiệu pn là chu vi của hình vuông thứ n và Qn là tổng chu vi của n hình vuông đầu tiên. Viết công thức tính pn là Qn(n = 1,2,3,...) và tìm limQn (giới hạn này nếu có được gọi là tổng chu vi của các hình vuông)
Gợi ý đáp án
a) \(a_{n}= \frac{1}{2^{n-1}}\)
\(S_{n}=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^{2}}+...+\frac{1}{2^{n-1}} = \frac{1}{1-\frac{1}{2}}=2\)
b) \(p_{n}=4.\frac{1}{\left (\sqrt{2} \right )^{n-1}}\)