Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDĐP lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục địa phương Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Thanh Hóa

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Chọn ý đúng nhất trong các câu sau và ghi vào bài làm (Ví dụ: Câu 1- A), mỗi ý đúng 0,5 điểm.

Câu 1: Dấu tích cho thấy Thanh Hóa là cái nôi của người Việt cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Núi Đọ
B. Vĩnh Lộc
C. Núi Nưa
D. Như Thanh

Câu 2. Người Thanh Hóa thời tiền sử sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?

A. Trồng trọt
B. Chăn nuôi
C. Săn bắn, hái lượm
D. Đúc đồng

Câu 3: Thanh Hóa thời sơ sử chia làm mấy giai đoạn nào?

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 4: Thanh Hóa thời sơ sử còn được gọi là gì?

A. Thời kì đồ đá
B. Thời kim khí (đồng thau, tiền sắt)
C. Đồ gốm
D. Đồ sắt

Câu 5: Người Thanh Hóa thời sơ sử sinh sống ở đâu?

A. Ở trong hang đá
B. Vùng núi phía tây
C. Ven sông Mã, sông Chu
D. Vùng đồng bằng, ven biển

Câu 6: Trống đồng Đông Sơn có phải sản phẩm của làng nghề chế biến nông – lâm sản không?

A. Không
B. Có

PHẦN II - TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1. (3,0 điểm). Kể tên một số làng nghề chế biến nông lâm – sản ở Thanh Hóa?

Câu 2. (4 điểm). Nêu các giá trị của các làng nghề chế biến nông – lâm sản ở Thanh Hóa?

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm )

Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (mỗi ý 0,5 điểm)

Câu 1. A

Câu 2. C

Câu 3. B

Câu 4. B

Câu 5.C

Câu 6: A

II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm )

Câu 1: Hs kể một số làng nghề tiêu biểu:

- Nón lá (Nông Cống);

- Mây tre đan (Hoằng Hóa);

- Sinh vật cảnh (Như Thanh);

- Bánh lá, bánh gia (Thọ Xuân);

- Giò, chả, làm men- nấu rượu, (TP Thanh Hóa);

….

Câu 2. Những giá trị chủ yếu của các làng nghề. (giá trị kinh tế 2 điểm, giá trị văn hóa, phát triển du lịch mỗi giá trị 1,0 điểm)

- Giá trị kinh tế.

- Giá trị văn hóa:

- Giá trị phát triển du lịch

* Lưu ý học sinh nêu ra và phân tích đày đủ mới cho điểm tối đa

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Nội dung


Nhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
TNTLTNTLTNTL

Chủ đề 5: “Các làng nghề chế biến Nông - lâm sản ở Thanh Hóa”.

Học sinh hiểu được: nghề đúc đồng không phải nghề chế biến nông - lâm sản

- Các làng nghề chế biến nông - lâm sản nổi tiếng ở Thanh Hóa.

Giá trị của các làng nghề chế biến nông - lâm sản ở Thanh Hóa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 7.0

Tỉ lệ: 70%

Số câu: 3

Số điểm: 7.5

Tỉ lệ: 75%

Chủ đề 6:

“Thanh Hóa thời tiền sử, sơ sử, bắc thuộc”.

Học sinh biết : -Tên gọi khác của người Thanh Hóa thời sơ sử: nơi ở, các giai đoạn phát triển.

- Di chỉ của người Thanh Hóa cổ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu: 5

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 2,5%

Số câu: 5

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ: %

4

2.0

20

2

3,5

35

2

7.0

70

8

10,0

100 %

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh

2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Phần I. Trắc nghiệm

1. Bắc Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện

A. 7 
B. 8
C. 9
D. 10

2. Huyện Thuận Thành có diện tích lớn thứ bao nhiêu trong tỉnh?

A. 1 
B. 2
C. 3
D. 4

3. Tỉnh Bắc Ninh giáp với những tỉnh thành nào khác

A. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương
B. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc
C. Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình
D. Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình

4. Bắc Ninh giáp với biển, đứng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

5. Địa hình nào chiếm phần lớn ở tỉnh Bắc Ninh?

A. Trung du 
B. Đồi núi
C. Đồng Bằng
D. Vũng trũng

6. Khí hậu Bắc Ninh có đặc điểm

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
B. Khí hậu ôn đới
C. Khí hậu cận xích đạo
D. Khí hậu nhiệt đới gió lào

II. Phần 2: Tự luận

Câu 1

2. Kể tên 3 con sông lớn chảy qua tỉnh Bắc Ninh? Các con sông đó có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, sản xuất, sinh hoạt của người dân tỉnh Bắc Ninh.

3. Trình bày vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh? Vị trí đó ảnh hưởng đến đời sống, giao thông, kinh tế như thế nào?

* Củng cố - HDVN: Chuẩn bị bài 11

2.2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Chủ đềMỨC ĐỘ
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Tự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệm

Vị trí địa lý

2 câu

(1 điểm)

1 câu

(2điểm)

Phạm vi lãnh thổ

2 câu

(1 điểm)

1 câu

(2điểm)

Điều kiện tự nhiên

2 câu

(1 điểm)

1 câu

(3điểm)

Tổng

6 câu

(3 điểm)

2 câu

(5điểm)

1 câu

(2điểm)

3 điểm

5 điểm

2 điểm

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Giang

3.2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Mức độ Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

1. Bắc Giang thời nguyên thủy.

Câu

1,2,

1,0đ

7

2. Bắc Giang thời kì dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 3,4

1,0 đ

3. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc

Câu 5,6

1,0 đ

8

9

Tổng cộng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

PHÒNG GD& ĐT..

TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 ĐIỂM) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Thời kì đồ đá xuất hiện ở Bắc Giang các đây:

A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.

Câu 2: Thời kì đồ đồng ở Bắc Giang các đây:

A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.

Câu 3. Những dấu tích liên quan đến thời dựng nước ở Bắc Giang:

A. rìu đồng, cuốc đồng, xe máy,...
B. rìu đồng, cuốc đồng, ô tô,...
C. rìu đồng, cuốc đồng, may bay,...
D. rìu đồng, cuốc đồng, lưỡi hái,...

Câu 4. Thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc người Bắc Giang biết làm gì?

A. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, thủy điện,...
B. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, nuôi gia súc,...
C. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, sản xuất phân bón hóa học,...
D. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, khai thác dầu khí,...

Câu 5. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc chung ta bị nước nào đô hộ?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Trung Quốc

Câu 6. Thanh Thiên công chúa - Nữ kiệt vùng đất nào?

A. Yên Dũng.
B. Lục Ngạn.
C. Sơn Động.
D. Thành phố Bắc Giang.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)

Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào? (2 điểm).

3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

Câu hỏi123456
Đáp án Axx
Bx
Cx
Dxx

II. TỰ LUẬN

Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Bắc Giang bước sang thời kì đồ đồng. Năm 1986, ở di chỉ Đồng Lâm (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa) và một số địa điểm khác, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều hiện vật bằng đồng như: lưỡi câu, mũi tên, rìu, giáo, trống,...

Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)

Năm 1940, nữ kiệt vùng đất Yên Dũng - Thánh Thiên công chúa, nổi dậy cùng Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Hán. Cuộc kháng chiến trải qua 3 giai đoạn:

  • Chuẩn bị lực lượng.
  • Tham gia khởi nghĩa.
  • Chiến đấu và hi sinh

Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào?

Học sinh trình bày tự do được đặc điểm riêng của lịch sử Bắc Giang, đồng thời nêu lên được thái độ của mình.

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội

4.1. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội - Đề 1

TRƯỜNG THCS.........

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: GD ĐP 6 TIẾT PPCT: 28
(Thời gian làm bài: 45 phút)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Những biểu hiện thanh lịch văn minh của người Hà Nội?

A. Có người nhà sống ở Hà Nội.
B.Thanh lịch trong đi đứng, nói năng, ăn uống, giao tiếp…
C. Dáng đẹp.
D. Nói chuyện hấp dẫn.

Câu 2: Thanh lịch, văn minh là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, vậy trách nhiệm của chúng ta đối với truyền thống tốt đẹp ấy là gì?

A. Coi thường những người không phải là người Hà Nội.
B. Quảng cáo cho mọi người biết.
C. Giữ gìn và phát huy nếp sống thanh lịch, văn minh: trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.
D. Tự hào vì mình là người Hà Nội.

Câu 3: Thành ngữ nói về lễ độ là?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Góp gió thành bão.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Đi thưa về gửi.

Câu 4: Bữa cơm gia đình có vai trò như thế nào?

A. Các thành viên thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, duy trì hạnh phúc gia đình.
B. Mọi người cùng ăn cho vui.
C. Không quan trọng.
D. Tuỳ đâu ăn đấy cho tiện.

Câu 5: Khi ăn hành vi như thế nào là thanh lịch văn minh?

A. Ăn nhanh rồi đứng lên.
B. Vứt rác bừa bãi.
C. Giữ lịch sự, tránh làm phiền người xung quanh.
D. Uống rượu say.

Câu 6: Vì sao trang phục phải phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh giao tiếp ?

A. Để thể hiện mình.
B. Để thể hiện rõ trình độ văn hoá, thẩm mĩ.
C. Cần đua đòi theo mốt.
D. Mặc sao cũng được.

Câu 7: Trang phục đẹp là trang phục:

A. Hài hòa về màu sắc, phù hợp với công việc.
B. Có màu sắc lòe loẹt, rộng thùng thình.
C. Mốt cầu kỳ, đắt tiền.
D. Phải có nhiều vật dụng đi kèm.

Câu 8: Chức năng của trang phục:

A. Giúp con người chống nóng.
B. Làm tăng vẻ đẹp cho con người.
C.Bảo vệ và làm đẹp cho con người.
D. Giúp con người chống lạnh.

Câu 9: Trường hợp nào không thể hiện sự biết ơn:

A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
B. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh.
C. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.
D. Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.

Câu 10: Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem. Nếu em ở đó, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Kệ các bạn ấy, mình không liên quan.
B. Báo với quản lí chùa để khiển trách các bạn ấy.
C. Lớn tiếng nhắc nhở các bạn cần phải có ý thức.
D. Đến gần và góp ý với các bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự trong chùa.

Câu 11: Đứng đầu nước Âu Lạc là:

A. Hùng Vương.
B. Cao Lỗ.
C. An Dương Vương.
D. Triệu Đà.

Câu 12: Vì sao người Việt Cổ họ thường sinh sống ở khu vực ven sông ven suối?

A. Vì gần nguồn nước sinh hoạt và sản xuất.
B. Vì có nhiều động vật hoang dã.
C. Vì họ thích trồng lúa.
D. Vì họ thích săn bắn.

Câu 13: Sự tích Hồ Gươm có liên quan tới con vật nào?

A. Con Hổ.
B. Con Gà.
C. Con Rùa.
D. Con Rồng.

Câu 14: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Em cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?

A. Năm 1009.
B. Năm 1010.
C.Năm 1011.
D. Năm 1012.

Câu 15: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?

A. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
C. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 16: Em hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ?

A. 81 bia.
B. 82 bia.
C. 84 bia.
D. 85 bia.

Câu 17: Ông là người Thăng Long, anh hùng dân tộc kiệt xuất đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở thế kỷ XI. Em cho biết ông là ai?

A. Lý Đạo Thành.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Tông Đản.
D. Lý Công Uẩn

Câu 18: Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm nào?

A. Năm 1830.
B. Năm 1831.
C. Năm 1832.
D. Năm 1833.

Câu 19: Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành vào năm nào?

A. Năm 1909.
B. Năm 1910.
C. Năm 1911.
D. Năm 1912.

Câu 20: Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là địa chỉ nào?

A. 90 Thợ Nhuộm. 
B. 5D Hàm Long.
C. 48 Hàng Ngang.
D. Hàng Đào.

Câu 21: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:

A. Đất feralit. 
B. Đất phù sa sông Hồng.
C. Than nâu và đá vô.
D. Đất xám, đất mặn.

Câu 22: Hà Nội nổi tiếng với “Hương Tích” là:

A. Nam thiên đệ nhất động.
B. Động đẹp nhất.
C. Động dài nhất.
D. Động rộng nhất.

Câu 23: Lễ hội Chùa Hương kéo dài mấy tháng?

A. 1 tháng.
B. 2 tháng.
C. 3 tháng.
D. 4 tháng.

Câu 24: Cốm Hà Nội nổi tiếng ở làng nào?

A. Làng Bát Tràng.
B. Làng Nhị Khê.
C. Làng Giáp Nhị
D. Làng Vòng.

Câu 25: Món ăn truyền thống lâu đời, mang hương vị riêng của đất Bắc là:

A. Bún ốc Hà Nội.
B. Bún chả Hà Nội.
C. Phở Hà Nội.
D. Xôi khúc Hà Nội.

Câu/

đáp án

1B

2C

3D

4A

5C

6B

7A

8B

9B

10D

Câu/

đáp án

11C

12A

13C

14B

15D

16B

17B

18B

19C

20C

Câu/

đáp án

21B

22A

23C

24D

25C

4.2. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội - Đề 2

PHÒNG GD& ĐT..

TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1. “Tương thân tương ái” là gì?

A. là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.
B. là mọi người không yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.
C. là mọi người yêu thương, đùm bọc, sống không hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.
D. là mọi người không yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, sống không có tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.

Câu 2. Kể tên một số phong trào “Tương thân tương ái” ở thành phố Hà Nội.

A. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”.
B. Phong trào quyên góp sách vở và đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng bị thiên tai.
C. Các hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi thành phố Hà Nội. Các hoạt động thiện nguyện của Đoàn - Đội.
D. Tất cả A,B và C đều đúng.

Câu 3. Mục đích của phong trào “Tương thân tương ái” là gì?

Câu 4. Những kết quả đạt được của phong trào “Tương thân tương ái” là gì?

Câu 5. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu 6. Câu ca dao tục ngữ nào về tinh thần “Tương thân tương ái”.

Câu 7. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động từ...?

A. tháng 12 năm 1998.
B. tháng 12 năm 1999.
C. tháng 12 năm 1997.
D. tháng 12 năm 1996.

Câu 8. Phong trào quyên góp sách vở và đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng bị thiên tai ...?

A. Là một trong những hoạt động giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của học sinh Hà Nội với các bạn ở những vùng bị thiên tai.
B. Là một trong những hoạt động giáo dục không có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của học sinh Hà Nội với các bạn ở những vùng bị thiên tai.
C. Là một trong những hoạt động giáo dục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chưa thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của học sinh Hà Nội với các bạn ở những vùng bị thiên tai.
D. Tất cả A,B và C đều sai.

Câu 9. Các hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi thành phố Hà Nội?

A. Hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người không khuyết tật; vận động thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.
B. Hỗ trợ chăm sóc, không nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; vận động thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.
C. Hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; vận động thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.
D. Không hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; vận động thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Câu 10. Các hoạt động thiện nguyện của Đoàn – Đội?

A. “Vì đàn em thân yêu”. “Sân chơi thiếu nhi”.
B. “Ngôi nhà Khăn quàng đỏ”.
C. “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”.
D. Tất cả A, B và C đều đúng.

Câu 11. Việc làm nào giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường?

A. Quyên góp và không ủng hộ sách vở, đồ dùng, tiền.
B. Quyên góp và ủng hộ sách vở, đồ dùng, tiền, ...
C. Quyên góp và bán sách vở, đồ dùng, để lấy tiền tiêu cho mình.
D. Tất cả A,B và C đều đúng.

Câu 12. Nghề truyền thống là gì?

A. là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
B. là nghề đã vừa mới được hình thành, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
C. là nghề tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, không được lưu truyền.
D. Tất cả A,B và C đều sai.

Câu 13.Tên các nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội?

A. Nghề gốm Bát Tràng, Nghề làm lụa Vạn Phúc, Nghề mây tre đan Phú Vinh, Nghề làm chuồn chuồn tre Thạch Xá.
B. Nghề trồng hoa Tây Tựu, Nghề đúc đồng Ngũ Xá, Nghề làm quạt Chàng Sơn,Nghề kim hoàn Định Công.
C. Nghề làm nón Chuông – Chương Mỹ, Nghề múa rối nước Đào Thục, Nghề làm nhạc cụ dân tộc Đào Xá, Nghề thêu ren Quất Động.
D. Tất cả A,B và C đều đúng.

Câu 14. Nghề làm quạt:

A. Ở xã Chàng Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
A. Ở xã Thủy Xuân Tiên, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
D. Ở xã Chàng Sơn, Hà Đông, Hà Nội.

Câu 15. Nghề múa rối nước:

A. Ở làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, quận Ba Đình, Hà Nội.
B. Ở làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
C. Ở làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Chương Mỹ , Hà Nội.
D. Ở làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Câu 16. Nghề làm nhạc cụ dân tộc:

A. Ở làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
C. Ở làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
D. Ở làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Câu 17. Nghề thêu ren:

A. Ở làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
B. Ở làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
C. Ở làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Đông Anh, Hà Nội.
D. Ở làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Câu 18. Nghề kim hoàn:

A. Ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
B. Ở phường Định Công, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
C. Ở phường Định Công, quận Hà Đông, Hà Nội.
D. Ở phường Định Công, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Câu 19. Nghề làm nón:

A. Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện, Thanh Trì, Hà Nội.
B. Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
C. Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
D. Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Câu 20. Nghề trồng hoa Tây Tựu:

A. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.
B. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội.
C. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
D. Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Câu 21. Nghề đúc đồng Ngũ Xá:

A. Ở phố Ngũ Xã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
B. Ở phố Ngũ Xã, quận Đống Đa, Hà Nội.
C. Ở phố Ngũ Xã, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
D. Ở phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Câu 22. Nghề làm mây tre đan:

A. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Phúc Thọ, Hà Nội.
C. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Ba Vì, Hà Nội.
D. Ở làng Phú Vinh, Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Đan Phượng, Hà Nội.

Câu 23. Nghề làm chuồn chuồn tre:

A. Ở làng Thạch Xá, dưới chân núi Tây Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
B. Ở làng Thạch Xá, dưới chân núi Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
C. Ở làng Thạch Xá, dưới chân núi Tây Phương, huyện Mê Linh, Hà Nội.
D. Ở làng Thạch Xá, dưới chân núi Tây Phương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Câu 24. Nghề gốm:

A. Ở làng nghề Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
B. Ở làng nghề Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
C. Ở làng nghề Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
D. Ở làng nghề Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Câu 25. Nghề làm lụa:

A. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Quốc Oai, Hà Nội.
C. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Thường Tín, Hà Nội.
D. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Câu 26. Một số sản phẩm tiêu biểu của nghề truyền thống ở Hà Nội.

A. Nón, quạt nan, quạt giấy, chén bát, bình vại, lọ.
B. Múa rối nước, chuồn chuồn tre, những bức tranh đan bằng mây.
C. Quần áo, túi xách, vải kiện bằng tơ tằm như vân, sa, quế, lụa sa tanh hoa.
D. Tất cả A, B và C đều đúng.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Dương Nguyễn
    Dương Nguyễn Cho e xin poiwpoir bài số 6 theo mô tả của modul 9 môn Toán với ạ! [email protected] ! E cảm ơn ạ
    Thích Phản hồi 04/03/22
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm