Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 lớp 6 môn HĐTN, HN năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 - 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán, Văn, Tin học 6. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Đề ôn số 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Việc nào không nên làm trong chi tiêu?
A. Chi tiêu vào món đồ cần thiết.
B. Mua đồ dùng phục vụ học tập.
C. Mua đồ không cần thiết, không hữu dụng.
D. Chi tiêu cho hoạt động từ thiện.
Câu 2: Chủ đề 5 là chủ đề?
A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.
Câu 3: Những việc nào cần làm để kiểm soát chi tiêu?
A. Xác định khoản tiền của em.
B. Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
C. Xác định cái mình cần, muốn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là khoản chi tiêu ưu tiên cho năm học mới.
A. Mua đồ dùng học tập.
B. Mua đồ chơi.
C. Mua truyện.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 5: Chủ đề 6 là chủ đề?
A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.
Câu 6: Đâu không phải là nơi công cộng.
A. Phòng ngủ.
B. Bệnh viện.
C. Bến xe.
D. Chợ.
Câu 7: Hành vi văn hóa nơi công cộng là.
A. Nói to.
B. Cười đùa.
C. vứt rác bừa bãi.
D. Nói đủ nghe.
Câu 8: Hành vi nào không đúng khi xếp hàng nơi công cộng.
A. Xô đẩy.
B. Chen lấn.
C. Nô đùa.
D. Cả 3 đáp án trên.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?
Câu 2: Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?
Câu 3: Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1 (0,5đ): C
Câu 2 (0,5đ): B
Câu 3 (0.5đ): D
Câu 4 (0,5đ): A
Câu 5 (0,5đ): C
Câu 6 (0,5đ): A
Câu 7 (0,5đ): D
Câu 8 (0,5đ): D
II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1 (2đ): Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?
VD:
- Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
- Xác định khoản tiền mình có.
- Xác định cái mình cần, mình muốn.
- Quyết định khoản chi ưu tiên.
Câu 2 (2đ): Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?
VD:
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tham gia vệ sinh trường lớp
- Tham gia chăm sóc, giữ gìn các công trình công cộng.
- Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Câu 3 (2đ): Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
- Nhận xét hành vi của nhóm bạn: Tham gia giao thông không văn minh, đi xe hàng 3, gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông của mình và người khác.
- Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
+ Phê bình, nhắc nhở nhóm bạn, đỡ bà cụ dậy.
(GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp).
Đề ôn số 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm:
Câu 1. Văn hóa ứng xử là gì?
A. Đồ trang điểm, cặp sách, đồ chơi
B. Đồ chơi, máy tính bỏ túi
C. Là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính chúng ta với những người xung quanh.
D. Điện thoại, đồ dùng học tập, đồ chơi
Câu 2. Mỗi khi An gặp bài toán khó, An thường nói: Em thưa thầy, thưa cô cho em làm phiền một chút…” với thầy, cô giáo trước khi hỏi bài tập. Theo em, An là người như thế nào?
A. An là người có thái độ văn minh, tế nhị
B. An là người thiếu ý thức
C. An là người không chân thành
D. An là người vô duyên
Câu 3. Em hiểu câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” như thế nào?
A. Không đáp án nào đúng
B. Đề cao phép lịch sự, thái độ trong giao tiếp giữa con người với nhau.
C. Không thể hiện được sự trân trọng đối với người khác chỉ qua một lời chào.
D. Một lời chào hỏi sẽ không thể hiện được sự kính trọng với những người xung quanh.
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 5: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?
A. Dân ca quan họ
B. Cồng chiêng Tây Nguyên
C. Cố đô Huế
D. Vườn quốc gia Cúc Phương
Câu 4. Tết Nguyên Đán là gì?
A. Là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
B. Là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch
C. Là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam
D. Là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1 (3 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Câu 2 (4 điểm): Em hãy liệt kê và chia sẻ các biểu hiện về sự quan tâm đến những người thân. Và sự quan tâm đến người thân có ý nghĩa như thế nào?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ )
Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6: A
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu | Sơ lược đáp án | Điểm |
Câu 1 (3đ) | Trước một vấn đề HS có thể có những ý kiến khác nhau. HS được đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ ý kiến đó (GV chấm linh động theo quan điểm cá nhân của HS) ⇒ Tuy vậy, quan tâm đến người thân vừa là tình cảm, vừa là điều nên làm. Mỗi chúng ta cần quan tâm đến người thân trong gia đình. Quan tâm lẫn nhau giúp gia đình gắn bó, tình cảm hơn. | 2đ 1đ |
Câu 2 (4đ) | - HS liệt kê các hành động thể hiện sự quan tâm đến người thân: - Người thân trong gia đình bị ốm; - Người thân gặp chuyện buồn. - Giúp người thân làm việc trong gia đình - Giúp người thân làm bài tập…. - Ý nghĩa của việc quan tâm đến người thân - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân sẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn và gia đình thêm gắn bó, yêu thương. |