Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều (8 môn) 45 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 34 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 45 Đề thi giữa kì 2 lớp 6 của 8: Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Toán, Giáo dục công dân, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 sách Cánh diều
- 1. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều
- 2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
- 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
- 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
- 5. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
- 6. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều
- 7. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều
- 8. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Vải sợi tự nhiên có nguồn gốc từ đâu:
A. tre, gỗ
B. than đá
C. dầu mỏ
D. thực vật, động vật
Câu 2. Đâu là nguồn gốc của vải sợi hóa học
A. cây bông
B. than đá, dầu mỏ
C. sợi lanh
D. lông cừu
Câu 3. Vải sợi pha có đặc điểm nào sau đây:
A. không bị nhàu, dễ giặt
B. dễ bị nhàu
C. mặc bí không thấm mồ hôi
D. giữ nhiệt tốt
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với cách nhận biết các loại vải?
A. Vò vải
B. Đốt sợi vải
C. Quan sát bằng mắt
D. Thấm nước
Câu 5. Các vật dụng nào sau đây không phải là trang phục?
A. Quần áo
B. Mũ, ô
C. Sách, bút
D. Giày, dép
Câu 6. Trang phục trẻ em, trang phục người già thuộc loại trang phục theo:
A. lứa tuổi
B. công dụng
C. giới tính
D. thời tiết
Câu 7. Chức năng của trang phục?
A. Tập thể thao
B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp
C. Lao động
D. Đi chơi
Câu 8. Trang phục đẹp là trang phục:
A. Có kiểu may đẹp
B. Đúng với mốt
C. Phù hợp vóc dáng, lứa tuổi
D. Đắt tiền
Câu 9. Người có vóc dáng gầy nên mặc kiểu áo, quần:
A. hơi rộng có đường cắt ngang thân áo, có xếp li
B. bó sát cơ thể, có hoa văn kẻ sọc dọc
C. chất liệu vải mỏng có độ đàn hồi
D. có màu tối thẫm
Câu 10. Người có vóc dáng béo, thấp nên mặc kiểu áo, quần:
A. có chất liệu vải thô, xốp
B. hoa văn to hoặc kẻ ngang
C. vừa với cơ thể, kẻ sọc dọc hoặc hoa nhỏ
D. màu tươi sáng như màu hồng tươi, màu vàng nhạt
Câu 11. Trang phục của trẻ em thường may kiểu nào sau đây:
A. vừa với cơ thể, vải dày
B. cầu kì, tạo nhiều đường gân trên áo quần
C. bó sát cơ thể
D. rộng, thoả mái màu sắc tươi sáng
Câu 12. Khi đi lao động nên mặc trang phục:
A. may bằng vải tổng hợp
B. đi giày cao
C. may rộng, đơn giản có màu tối
D. màu sáng may bó sát cơ thể
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trang phục có vai trò gì? Em hãy phân loại trang phục?
Câu 2 (1,5 điểm): Vì sao phải bảo quản trang phục ? Em thường bảo quản trang phục của mình như thế nào ?
Câu 3 (1,5 điểm): Mùa hè thời tiết nóng nực theo em nên mặc loại vải nào? Vì sao?
Câu 4 (2 điểm): Nhân dịp sinh nhật mẹ, bố và em muốn mua tặng mẹ một tấm vải để may áo dài em sẽ chọn loại vải nào vì sao? Làm thế náo để xác định đúng loại vải cần mua?
Câu 5 (1 Điểm): Trước khi đi dã ngoại, em cần chuẩn bị những trang phục nào để bảo vệ cơ thể dưới ánh nắng mặt trời?
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | A | C | C | A | B | C | A | C | D | C |
Phần I. Tự luận (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (1đ) | * Trang phục có vai trò: Trang phục có vai trò bảo vệ cơ thể, làm đẹp cho con người, thể hiện nét văn hoá về trang phục của từng dân tộc. | 0,5 |
*Trang phục được phân loại như sau: - Trang phục theo lứa tuổi. - Trang phục theo thời tiết - Trang phục theo công dụng - Trang phục theo giới tính | 0,5 | |
Câu 2 (1,5đ) | - Bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên trong gia đình. Bảo quản đúng cách sẽ giữ cho trang phục bền và đẹp. - Làm cho người mặc đẹp, tự tin hơn cũng như tiết kiệm chi phí mua sắm. - Để bảo quản trang phục em thường giặt, phơi hoặc sấy, là và cất giữ. | 0,5 0,5 0,5 |
* Loại vải sợi tự nhiên an toàn và thân thiện với con người là vì: - Cây bông và cây lanh là do con người trồng cấy để lấy nguyên liệu chế tạo sợi và dệt vải - Nuôi con tằm lấy kén để tạo ra sợi vải, nuôi con cừu, lạc đà, con vịt lấy lông của chúng để tạo ra sợi vải. - Vải sợi tự nhiên có đặc điểm là mặc thoáng mát, thấm mồ hôi về mùa hè, mặc ấm về mùa đông , nguyên liệu đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn và thân thiện với con người. | 0,25 0,25 0,5 | |
Câu 3 (1,5đ) | * Mùa hè nóng nực em sẽ chọn áo, quần may bằng vải nào? Mùa hè thời tiết nóng nực em sẽ chọn áo quần may bằng vải sợi tự nhiên như vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm, những loại vải này có nguồn gốc từ động vật, thực vật có sẵn trong thiên nhiên. | 0,75 |
* Mùa hè nên mặc áo, quần may từ vải sợi tự nhiên vì: Vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm có đặc điểm mặc thoáng mát có độ hút ẩm cao, thấm mồ hôi vải không dính vào cơ thể, chất liệu mềm mại tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu. | 0,75 | |
Câu 4 (2đ) | * Chọn vải để may áo dài: Em sẽ chọn vải lụa tơ tằm tặng mẹ để may áo dài, vì vải tơ tằm có đặc điểm là mỏng, mềm mại, trơn bóng rất phù hợp với may áo dài. Vải tơ tằm được dệt từ sợi tơ tằm, tính chất của vải là mặc thoáng mát, thấm mồ hôi, rất dễ chịu cả khi trời nóng. | 1 |
* Để nhận biết được vải sợi tơ tằm em sẽ làm như sau: - Cách 1: Vò một chỗ của tấm vải nếu thấy mặt vải chỗ vò bị nhàu rất nhanh thì đó là vải sợi tơ tằm - Cách 2: Lấy vài sợi vải đem đốt rồi lấy tro của sợi vải đưa lên tay bóp nếu thấy tro của sợi vải tan thành bột thì đó là vải tơ tằm. | 1 | |
Câu 5 (1đ) | * Khi đi dã ngoại em sẽ chuẩn bị trang phục như sau: - Quần, áo: Em chọn quần, áo may bằng vải tự nhiên vì vải tự nhiên mặc thoả mái dễ chịu, thoáng mát, thấm mồ hôi phù hợp với hoạt động đi lại nhiều trong buổi dã ngoại. | 0,5 |
- Các trang phục khác: Mũ, ô, kính đen, giày đế thấp mềm che kín bàn chân, kem chống nắng. | 0,5 |
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (P) | |||||||||
Số CH | Thời gian (P) | Số CH | Thời gian (P) | Số CH | Thời gian (P) | Số CH | Thời gian (P) | TN | TL |
|
| |||
1
|
Chủ đề 3. Trang phục và thời trang | Các loại vải thường dùng trong may mặc | 4 | 6 | 1 | 5 | 1 | 6 |
|
| 4 | 2 | 17 | 4,5 |
Trang phục và thời trang | 4 | 6 | 1 | 5 | 4 | 1 | 11 | 2 | ||||||
Lựa chọn trang phục | 4 | 6 |
|
|
|
| 1 | 6 | 4 | 1 | 12 | 2 | ||
Sử dụng và bảo quản trang phục | 1 | 5 |
|
|
|
| 1 | 5 | 1,5 | |||||
| Tổng |
| 12 | 18 | 3 | 15 | 1 | 6 | 1 | 6 | 12 | 5 | 45 | 10 |
| Tỉ lệ % |
| 40 | 30 | 20 | 10 |
|
|
| 100 |
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
2.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Nội dung | Trắc nghiệm | Tự luận | ||||||
NB | TH | Tổng số câu | NB | TH | VD | VDC | Tổng số bài | |
Đa dạng nấm | Câu 1,2,3 | Câu 11 | 04 | Câu 1 2 điểm | 01 | |||
Đa dạng thực vật | Câu 4,5 | Câu 16 | 03 | Câu 2 1,5 điểm | 01 | |||
Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Câu 12,13,17,18,20 | 05 | ||||||
Thực hành phân chia giới thực vật | Câu 4 1,5 điểm | 01 | ||||||
Đa dạng động vật không xương sống | Câu 6 | Câu 14 | 02 | |||||
Đa dạng động vật có xương sống | Câu 7,8,9,10 | Câu 15 | 05 | Câu 3 1 điểm | 01 | |||
Đa dạng sinh học |
| Câu 19 | 01 |
|
|
| ||
Tỷ lệ | 20% | 20% |
| 20% | 15% | 15% | 10% | |
Điểm | 2 | 2 |
| 2 | 1,5 | 1,5 | 1 | 10 |
2.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GD&ĐT……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II |
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng
A. Hình túi
B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh
D. Hình mũ
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn?
A. Một số đại diện có cơ thể đa bào.
B. Cơ thể có cấu tạo từ các tế bào nhân thực.
C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
D. Thành tế bào có cấu tạo bằng chất kitin.
Câu 4: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây?
A. Hạt
B. Hoa
C. Quả
D. Rễ
Câu 5: Rêu thường sống ở môi trường nào?
A. Môi trường nước
B. Môi trường khô hạn
C. Môi trường ẩm ướt
D. Môi trường không khí.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành ruột khoang?
A. Đối xứng hai bên
B. Đối xứng tỏa tròn
C. đối xứng lưng – bụng
D. đối xứng trước – sau.
Câu 7: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo.
Câu 8: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?
A. Chim bồ câu
B. Chim cánh cụt
C. Gà
D. Vịt
Câu 9: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo
Câu 10: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây?
A. Chim bồ câu
B. Dơi
C. Thú mỏ vịt
D. Đà điểu
Câu 11: Nấm không thuộc giới thực vật vì
A. Nấm không có khả năng sống tự dưỡng.
B. Nấm là sinh vật nhân thực.
C. Nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào.
D. Nấm rất đa dạng về hình thái và môi trường sống.
Câu 12: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước
Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?
A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
Câu 14: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị thực phẩm
B. Có cơ thể mềm, không phân đốt
C. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể
D. Di chuyển được
Câu 15: Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì
A. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.
B. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.
C. Có bộ xương trong bằng chất xương, có bộ lông mao bao phủ.
D. Có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác.
Câu 16: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây dương xỉ
B. Cây chuối
C. Cây ngô
D. Cây lúa
Câu 17: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
A. Ngừng sản xuất công nghiệp
B. Trồng cây gây rừng
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 18: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?
A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
C. Độ ẩm thấp hơn
D. Nhiệt độ thấp hơn.
Câu 19: Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh là
A. Thường hoạt động vào ban đêm
B. Chân cao, đệm thịt dày
C. Bộ lông dày
D. Màu lông trắng hoặc xám.
Câu 20: Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của Trái Đất?
(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxigen vào không khí giúp con người hô hấp.
(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên? (2 điểm)
Câu 2: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? (2 điểm)
Câu 3: Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp Bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ minh họa. (1,5 điểm)
Câu 4: Phân chia các cây sau đây vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, kim giao, khoai tây. (0,5 điểm)
2.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | C | D | C | B | C | B | D | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | C | B | A | A | B | D | C | C |
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 (2 điểm) | Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên: - Chúng giúp phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ, vừa dọn sạch các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới. - Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên. |
1
1 |
2 (2 điểm) | - Vai trò của thực vật đối với động vật: + Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật. + Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. - Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng. + Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. |
0.5
0.5
0.5 0.25 0.25 |
3 (1.5 điểm) | - Nhiều loài động vật có xương sống bắt sâu bọ, côn trùng gặm nhấm phá hoại cây trồng, gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông. - Ví dụ: + Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng sâu bọ, rắn bắt chuột. + Lớp chim có chim sẻ, chim sâu bắt sâu bọ. + Lớp thú có mèo bắt chuột… | 1
0.5 |
4 (0.5 điểm) | - Rêu: Rêu. - Quyết: Dương xỉ. - Hạt trần: Kim giao, thông. - Hạt kín: Khoai tây, ớt. | 0.5 |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
3.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Số câu hỏi | TG (phút) | |||
1 | Đọc hiểu | 15 | 5 | 10 | 5 | 10 | 10 | 0 | 0 | 4 | 20 | 40 |
3 | Viết bài văn tự sự | 25 | 10 | 20 | 15 | 10 | 25 | 10 | 20 | 1 | 70 | 60 |
Tổng | 40 | 15 | 30 | 20 | 20 | 35 | 10 | 20 | 5 | 90 | 100 | |
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | |||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
3.2. Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Nội dung kiến thức, kĩ năng | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu Ngữ liệu: Thơ lục bát | Nhận biết: - Nhận diện thể loại VB - Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.Về không gian, thời gian. - Nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy. Thông hiểu: Tác dụng phương thức biểu đạt của bài thơ. - Vận dụng: Biết cách sử dụng từ, biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt trong thơ. | 2.5 | 1 | 0.5 | 4 | |
2 | Làm văn tự sự, kể chuyện đời thường | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể. - Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.... Thông hiểu: - Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện. - Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. - Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Vận dụng: - Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài. Vận dụng cao: - Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn. | 1 |
3.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 |
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...
(Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. (1.5 điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?
Câu 4. (1.5 điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm).
Câu 5. (6,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.
3.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
TT | Nội dung | Điểm |
1 | - Thể thơ: lục bát. | 0. 5 |
2 | - Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. | 0. 5 |
3 | - Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó… Nắng lên, Trưa về, Chiều chiều Đêm, trăng, sao). - Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. | 1.5 |
4 | - Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy. - Chỉ rõ từ ngữ thể hiện). Dòng sông - điệu, mặc áo. Mây- thơ thẩn. Đêm – thêu…) Từ láy, thướt tha, chiều chiều, thơ thẩn, hây hây. | 1.5 |
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
| Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. |
| |
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự - Mở bài, giới thiệu được câu chuyện. - Thân bài, kể được diễn biến câu chuyện | 0,25 | ||
- Kết bài, nêu được ý nghĩa câu chuyện. | |||
b. Xác định đúng nội dung đề yêu cầu Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: 0,5 điểm. | 0,5 | ||
c. Triển khai câu chuyện thành các sự việc Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt, đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu nhân vật (0,25 điểm), hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện (0,25 điểm). | 0,5 | ||
* Kể diễn biến câu chuyện: - Sự việc mở đầu. - Sự việc phát triển. - Sự việc cao trào. - Sự việc kết thúc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm. - Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2 điểm - 2,5 điểm. - Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 1 điểm - 1, 5 điểm. | 3, 5 | ||
* Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện,có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại tự sự,trong quá trình kể biết làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện, biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu : 0,5 điểm. - Đáp ứng được một phần yêu cầu: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
4.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | TG | |||||||||||||
Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | TN | TL | |||||
1 | Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | 2 | 3 | 1 | 10 | 2 | 1 | 13 | 30 | ||||
2 | Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | 2 | 3 | 1 | 6 | 1 | 2 | 17.5 | 45 | ||||
3 | Bài 9: Tiết kiệm | Bài 9: Tiết kiệm | 1 | 10 | 2 | 3 | 1 | 10 | 2 | 2 | 23 | 40 | ||
Tổng | 5 | 16 | 3 | 9 | 1 | 10 | 1 | 10 | 6 | 4 | 45 | 100 | ||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 | 100 | |||||||
Tỷ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
|
4.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD & ĐT ….. TRƯỜNG …..
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ ........ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.
A. Động vật.
B. Thiên nhiên.
C. Con người.
D. Thiên tai.
Câu 2. Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bạo lực học đường.
B. Bão.
C. Động đất.
D. Sấm sét.
Câu 3. Trong các đáp án sau, những đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Lốc xoáy.
B. Mưa
C. Lũ quét.
D. Cầu vồng.
Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?
A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.
D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
Câu 5. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2đ): Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm.
Câu 2: (2đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
Câu 3: (2đ) Tình huống:
Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.
? Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó?
Câu 4: (1 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?
4.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A,C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: D
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 2 điểm | + Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. + Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. | 1
1 |
Câu 2 2 điểm | * Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần trang bị những kĩ năng sau: - Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. - Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi... - Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin. * Khi có nguy hiểm xảy ra: - Chọn một nơi an toàn để trú ẩn. - Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết. - Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết. |
1
1 |
Câu 3 2 điểm | HS có cách trả lời khác nhau: - Lan đang gặp nguy hiểm. Đó là tình huống xâm hại tình dục trẻ em - Lan cần bình tĩnh, có thể nói ra ngoài mua chút đồ rồi gọi người lớn đến nhà cùng. Sau đó, kể lại những dấu hiệu bất thường với cha mẹ, cẩn thận đề phòng lần sau. Tránh tiếp xúc riêng với người khác giới khi ở một mình. |
1
1 |
Câu 4 1 điểm | Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS. Cần đảm bảo ý chính là cần tiết kiệm điện nước, tắt điện và vòi nước khi không sử dụng; cần tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung trong giờ học; tranh thủ hỏi bài khó khi cần; cần tiết kiệm sách vở, giấy bút, không xé, viết vẽ bậy... |
1 |
5. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
5.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | TG | % T. điểm | ||||||||
Số CH | TG (phút) | Số CH | TG (phút) | Số CH | TG (phút) | Số CH | TG (phút) | TN | TL | |||||
1 | Nước Văn Lang- Âu Lạc | Bài 12 : Nước Văn Lang | 3 | 3 | 1/2 | 10 | 1/2 | 5 | 3 | 1 | 18 | 2,25 | ||
Bài 13: Nước Âu Lạc | 2 | 2 | 2 | 2 | 0,5 | |||||||||
2 | Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc( Từ thế kỷ II TCN đến năm 938) | Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, văn hoá của Việt Nam thời Bắc thuộc | 1 | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | 16 | 1,75 | ||||
3 | Khí hậu và biến đổi khí hậu | Bài 13. Khí quyển của trái đất. Các khối khí. Khí áp và gió | 2 | 2 | 1 | 20 | 2 | 1 | 22 | 2,5 | ||||
Bài 14: Nhiệt độ và Mưa. Thời tiết và khí hậu | 1 | 1 | 1 | 20 | 1 | 1 | 21 | 2,25 | ||||||
Bài 15: Biến đổi KH và ứng phó với BĐ KH | 1 | 1 | 1 | 1 | 0,25 | |||||||||
4 | Nước trên TĐ | Bài 18 : Sông, nước ngầm, băng hà | 1 | 1 | 1 | 1 | 0,25 | |||||||
5 | Đất và sinh vật trên TĐ | Bài 21: Lớp đất trên TĐ | 1 | 1 | 1 | 1 | 0,25 | |||||||
Tổng | 14 | 40 | 1 | 20 | 1/2 | 20 | 1/2 | 10 | 12 | 4 | 90 | 10 | ||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 | 90 |
5.2. Bảng đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhậnbiết | Thônghiểu | Vậndụng | Vậndụng cao | ||||
1 | Nước Văn Lang- Âu Lạc | Bài 12: Nước Văn Lang | Nhận biết: - Nêu được khoảng thời gian thành lập, trình bày được tổ chức của Nhà nước Văn Lang - Nhận biết được phạm vi lãnh thổ của nước Văn Lang thuộc khu vực ngày nay Thông hiểu: - Vẽ được sơ đồ NN Văn Lang Vận dụng - Nhận xét bộ máy Nhà nước Văn Lang | 3 ( Câu 1,2,3) | 1** ( Câu 13) | 1*** ( Câu 13) | |
Bài 13: Nước Âu Lạc | Nhận biết: - Nêu được khoảng thời gian thành lập, trình bày được tổ chức của Nhà nước Âu Lạc - Nhận biết được phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc thuộc khu vực ngày nay - Nêu được được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc Vận dụng - Nhận xét bộ máy Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang | 2 ( Câu 4,5) | |||||
2 | Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc( Từ thế kỷ II TCN đến năm 938) | Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, văn hoá của Việt Nam thời Bắc thuộc | Nhận biết: - Trình bày được các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc - Nhận biết được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội và văn hoá Việt Nam thời Bắc thuộc Thông hiểu: - Giải thích được lý do vì sao thế lực PKPB đánh thuế nặng vào sắt và muối. Vận dụng: - Miêu tả được đời sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của PKPB. Vận dụng cao: - Đánh giá được những chính sách cai trị của PKPB đối với nhân dân ta | 1 ( Câu 6) | 1* ( Câu 14) | ||
3 | Khí hậu và biến đổi khí hậu | Bài 13. Khí quyển của trái đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Nhận biết - Vị trí đai áp cao - Đặc điểm tầng bình lưu - Các loại gió trên trái đất Vận dụng: - Vẽ sơ đồ tư duy về các loại gió trên TĐ | 2 ( Câu 7, 8 | 1* ( Câu 16) | ||
Bài 14: Nhiệt độ và Mưa. Thời tiết và khí hậu | Nhận biết: · Nguồn cung cấp hơi nước · · | 1 câu ( Câu 9) | |||||
| Bài 15: Biến đổi KH và ứng phó với BĐ KH | Nhận biết: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu | 1 câu ( Câu 10) | ||||
4 | Nước trên TĐ | Bài 18: Sông, nước ngầm, băng hà | Nhận biết: Chế độ nước của sông | 1 câu ( Câu 11) | |||
5 | Đất và sinh vật trên TĐ | Bài 21: Lớp đất trên TĐ | Nhận biết: Các nhân tố hình thành đất | 1 câu ( Câu 12) | |||
Tổng | 14 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | |||
Tỉ lệ % theo từng mức độ | 40 | 30 | 20 | 10 |
5.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
PHÒNG GD - ĐT…….. TRƯỜNG TH & THCS …….. | KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: Lịch Sử - Địa Lí 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang và Âu Lạc thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Câu 2: Người đứng đầu một Bộ là?
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Vua Hùng
D. Lạc dân
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở?
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay)
B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay)
Câu 4: Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?
A. 218 TCN
B. 207 TCN
C. 208 TCN
D. 179 TCN
Câu 5: Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?
A. Hùng Vương
B. Hai Bà Trưng
C. Bà Triệu
D. Thục Phán
Câu 6: Dưới thời Bác thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý
B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo
C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối
D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
Câu 7: Không khí khô và chuyển động thành luồng ngang là đặc điểm của tầng không khí nào sau đây?
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Tầng giữa.
D. Tầng nhiệt.
Câu 8: Gió thổi từ vùng áp cao 2 cực về vùng áp thấp 60°B, N được gọi là gió
A. Tín phong.
B. Tây ôn đới.
C. Đông cực.
D. Gió Nam
Câu 9. Nguồn cung cấp hơi nước lớn nhất là từ :
A. biển và đại dương.
B. sông, suối.
C. đất liền.
D. băng tuyết.
Câu 10: Dòng chảy của sông trong năm được gọi là:
A. chế độ nước sông
B. lưu lượng nước sông Hồng.
C. tốc độ chảy.
D. lượng nước của sông.
Câu 11: Nguồn cung cấp chất khoáng cho đất là
A. đá mẹ.
B. khí hậu.
C. thực vật.
D. động vật
Câu 12: Biến đổi khí hậu không bao gồm biểu hiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình năm tăng.
B. Lớp băng tan làm cho mực nước biển dâng.
C. Thiên tại xảy ra thường xuyên và bất thường.
D. Sử dụng nhiều nguồn nhiên liệu hoá thạch
PHẦN II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13 (1,5 điểm): Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
Câu 14 (1,5 điểm): Những chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
Câu 15 (2 điểm):Vẽ sơ đồ tư duy về các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ
Câu 16 (2 điểm):Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên TĐ?
5.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM(3đ): Mỗi ý đúng 0,25đ:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/a | C | B | A | C | D | C | B | C | A | A | A | D |
II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
13 | Sơ đồ Nhà nước Văn Lang: | 1,25 |
|
| |
Nhận xét: - Còn đơn giản, sơ sài, chưa có luật pháp, chưa có quân đội. | 0,25 | |
14 | Những chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc? - HĐ kinh tế chính: trồng lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi - Sử dụng công cụ lao động bằng sắt, đồng; sử dụng trâu, bò làm sức kéo; biết đắp đê phòng ngập lụt - Thủ công nghiệp: phát triển nghề truyền thống: rèn sắt, đúc đồng, làm gốm; xuất hiện 1 số nghề mới: làm giấy, đường… |
0,5 0,5 0,5 |
15 | Vẽ sơ đồ tư duy các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất - Nội dung: + Gió Tín phong: thổi từ vùng áp cao 30°B, N về vùng áp thấp XĐ. Hướng lệch tây + Gió Tây ôn đới: thổi từ vùng áp cao 30°B, N về vùng áp thấp 60°B, N. Hướng lệch đông + Gió Đông cực: thổi từ vùng áp cao 2 cực về vùng áp thấp 60°B, N. Hướng lệch tây - Hình thức: vẽ sơ đồ tư duy đẹp
| 1,0
0,5 |
16 | Trình bày đặc điểm các đới khí hậu trên TĐ - Đới nóng: + Giới hạn từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam + Nóng quanh năm, mưa nhiều + Gió Tín phong thổi thường xuyên - Đới ôn hòa + Giới hạn: từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực + Nhiệt độ và lượng mưa trung bình + Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên - Đới lạnh: + Giới hạn: từ 2 vòng cực đến 2 cực + Lạnh giá quanh năm, mưa rất ít + Gió Đông cực thổi thường xuyên | 2,0 |
6. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều
6.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6
Cấp độ Chủ đề | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | ||
1. Phân số
| Nhận biết phân số, phân số bằng nhau, phân số đối, so sánh phân số, hỗn số | Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số | Vận dụng các phép tính về phân số để tìm x | Vận dụng tính giá trị biểu thức | |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 5(1,2,3,4,5) 1,25 12,5% | 3(10,11,12) 0,75 7,5% | 1/2(21a) 0,5 5% | 1/2(22b) 0,5 5% | 1(C25) 1 10% | 9+1/2+1/2 4 40% | |||
Thành tố NL | TD | GQVĐ | GQVĐ | GQVĐ |
| ||||
2. Số thập phân | Nhận biết số thập phân, số thập phân âm, số đối của một số thập phân | Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân | Vận dụng các phép tính về số thập phân để tìm x, tính tỉ số phần trăm của một số cho trước |
| |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 4(6,7,8,9) 1 10% | 3(13,14,15) 0,75 15% | 1/2(21b) 0,25 2,5% | 1/2(22a)+1(23) 1,5 15% | 8+1/2+1/2 3,5 35% | ||||
Thành tố NL | TD | GQVĐ | C22a:GQVĐ C23: MHH-GQVĐ |
| |||||
3. Những hình hình học cơ bản (Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng) | Nhận biết quan hệ điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, tia | Chỉ ra được vị trí tương đối của hai đường thẳng. Vẽ hình và Tính độ dài đoạn thẳng. |
| ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3(16,17,18) 0,75 7,5% | 2(19,20) 0,5 5% | 1(24) 1,25 12,5% | 6 2,5 25% | |||||
Thành tố NL | C 16,17: TD C18: MHH-GT | C19, 24: MHH-GT-CC-GQVĐ C20: GQVĐ |
| ||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 12 3 30% | 10 4 40% | 2 2 20% | 1 1 10% | 25 10 100% |
6.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
* Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25đ): (NB-TD) Trong cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?
A. \(\frac{4}{7}\)
B. \(\frac{0,25}{-3}\)
C. \(\frac{5}{0}\)
D. \(\frac{6,23}{7,4}\)
Câu 2 (0,25đ): (NB-GQVĐ) Phân số nào sau đây bằng phân số \(\frac{3}{4}\)?
A. \(\frac{13}{20}\)
B. \(\frac{25}{16}\)
C. \(\frac{6}{8}\)
D. \(\frac{10}{75}\)
Câu 3 (0,25đ): (NB-TD) Phân số đối của phân số \(\frac{-16}{25}\)?
A. \(\frac{16}{25}\)
B. \(\frac{25}{16}\)
C. \(\frac{6}{8}\)
D. \(\frac{10}{75}\)
Câu 4 (0,25đ): (NB-TD) Hãy chọn cách so sánh đúng?
A. \(\frac{-2}{4}<\frac{-3}{4}\)
B. \(\frac{-4}{5}<\frac{-3}{5}\)
C. \(\frac{1}{4}<\frac{-3}{4}\)
D. \(\frac{-1}{6}<\frac{-5}{6}\)
Câu 5 (0,25đ): (NB-TD) Hỗn số \(5\frac{2}{3}\)được viết dưới dạng phân số?
A. \(\frac{17}{3}\)
B. \(\frac{3}{17}\)
C. \(\frac{5}{3}\)
D. \(\frac{4}{3}\)
Câu 6 (0,25đ): (NB-TD)Trong các số sau, số nào là số thập phân âm?
A. 75
B. -75
C. -7,5
D. 7,5
Câu 7 (0,25đ): (NB-TD) Phân số \(\frac{-31}{10}\)được viết dưới dạng số thập phân?
A. 1,3
B. 3,3
C. -3,2
D. -3,1
Câu 8 (0,25đ): (NB-TD) Số đối của số thập phân -1,2?
A. 12
B. 1,2
C. -12
D. 0,12
Câu 9 (0,25đ): (NB-GQVĐ)Số 3,148 được làm tròn đến hàng phần chục?
A. 3,3
B. 3,1
C. 3,2
D. 3,5
Câu 10 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Giá trị của tổng \(\frac{-7}{6}+\frac{18}{6}\)?
A. \(\frac{-4}{6}\)
B. \(\frac{11}{6}\)
C. -1
D. \(\frac{-85}{72}\)
Câu 11 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính \(\frac{9}{5}:\frac{-3}{5}\)?
A. 3
B. 4
C. - 3
D. -4
Câu 12 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính \(\frac{3}{4}.\frac{4}{3}\)?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 13 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Tính \(\frac{1}{4}\)của 20?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 14 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 7,5:2,5?
A. 2
B. 4
C. -3
D. 3
Câu 15 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 3,2 - 5,7?
A. -2,5
B. 2,5
C. 5,2
D. -5,2
Câu 16 (0,5đ): (NB-TD) Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu?
A. d ∈ A
B. A ∈ d
C. A ∉ d
D. A ⊂ d
Câu 17 (0,25đ): (NB-TD)Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Vô số đường thẳng
Câu 18 (0,25đ): (NB-GT) Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia trong hình vẽ đã cho?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19 (0,25đ): (TH-GT) Cho hình vẽ bên: Hãy chỉ ra hai đường thẳng AB và AC
A. Cắt nhau
B. Song song với nhau
C. Trùng nhau
D. Có hai điểm chung
Câu 20 (0,25đ): (TH-GQVĐ,CC) Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Biết AB = 3cm, AC = 8cm. Độ dài BC = ?
A. 5cm
B. 11cm
C. 4cm
D. 8cm
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 21 (0,75): (TH-GQVĐ)Thực hiện phép tính một cách hợp lí
a) \(A=\frac{3}{5}.\frac{5}{4}-\frac{3}{5}.\frac{1}{4}\)
b) B = 6,3 + (-6,3) + 4,9
Câu 22 (1đ): (VD-GQVĐ)Tìm x, biết
a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5
b) \(x-\frac{3}{10}=\frac{7}{15}.\frac{3}{5}\)
Câu 23 (1đ): (VD-MHH,GQVĐ)Chi đội lớp 6A có 45 học sinh. Trong đó, có 18 học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao. Tính tỉ số phần trăm số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao.
Câu 24 (1,25đ): (TH- GT-CC-GQVĐ)Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Lấy điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng CB.
Câu 25 (1đ): (VD-GQVĐ) Tính giá trị của biểu thức: \(P=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\ \frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}\)
6.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,5 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | A | C | A | B | A | C | D | B | B | B |
Câu hỏi | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | C | C | B | D | A | C | A | D | A | A |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 21 (0,75): Thực hiện phép tính một cách hợp lí
a) \(A=\frac{3}{5}.\frac{5}{4}-\frac{3}{5}.\frac{1}{4} =\frac{3}{5} .(\frac{5}{4}-\frac{1}{4} )=\frac{3}{5} .\frac{4}{4}=\frac{3}{5} .1=\frac{3}{5}\) (0,5đ)
b) C = 6,3 + (-6,3) + 4,9 = [6,3 + (-6,3)] + 4,9 = 0 + 4,9 = 4,9 (0,25đ)
Câu 22 (1đ): Tìm x, biết:
a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5
x - 5,01 = 4,02
x = 4,02 + 5,01
x = 9,03 (0,5đ)
b) \(x-\frac{3}{10}=\frac{7}{15}.\frac{3}{5}\)
\(x-\frac{3}{10}=\frac{7}{25}\)
\(x=\frac{7}{25}+\frac{3}{10}\)
\(x=\frac{29}{50}\) (0,5đ)
Câu 23 (1đ):
Số phần trăm học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao:
\(\frac{18}{45}.100\%=40\%\) (1đ)
Câu 24 (1,25đ):
Vẽ đúng hình: 0,25đ.
AB = 8cm
AC = 4cm
CB = AB - AC = 8 - 4 = 4cm (1đ)
Câu 25 (1đ):
\(P=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\ \frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}\)
\(=1-\frac{1}{2} +\frac{1}{2} -\frac{1}{3} +\frac{1}{3}- \frac{1}{4} +...+\frac{1}{99} -\frac{1}{100}\)
\(=1-\frac{1}{100}=\frac{99}{100}\) (1đ)
7. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều
7.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
PHÒNG GD & ĐT …… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm:
Câu 1. Văn hóa ứng xử là gì?
A. Đồ trang điểm, cặp sách, đồ chơi
B. Đồ chơi, máy tính bỏ túi
C. Là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính chúng ta với những người xung quanh.
D. Điện thoại, đồ dùng học tập, đồ chơi
Câu 2. Mỗi khi An gặp bài toán khó, An thường nói: Em thưa thầy, thưa cô cho em làm phiền một chút…” với thầy, cô giáo trước khi hỏi bài tập. Theo em, An là người như thế nào?
A. An là người có thái độ văn minh, tế nhị
B. An là người thiếu ý thức
C. An là người không chân thành
D. An là người vô duyên
Câu 3. Em hiểu câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” như thế nào?
A. Không đáp án nào đúng
B. Đề cao phép lịch sự, thái độ trong giao tiếp giữa con người với nhau.
C. Không thể hiện được sự trân trọng đối với người khác chỉ qua một lời chào.
D. Một lời chào hỏi sẽ không thể hiện được sự kính trọng với những người xung quanh.
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 5: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?
A. Dân ca quan họ
B. Cồng chiêng Tây Nguyên
C. Cố đô Huế
D. Vườn quốc gia Cúc Phương
Câu 4. Tết Nguyên Đán là gì?
A. Là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
B. Là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch
C. Là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam
D. Là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1 (3 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Câu 2 (4 điểm): Em hãy liệt kê và chia sẻ các biểu hiện về sự quan tâm đến những người thân. Và sự quan tâm đến người thân có ý nghĩa như thế nào?
7.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ )
Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6: A
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu | Sơ lược đáp án | Điểm |
Câu 1 (3đ) | Trước một vấn đề HS có thể có những ý kiến khác nhau. HS được đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ ý kiến đó (GV chấm linh động theo quan điểm cá nhân của HS) ⇒ Tuy vậy, quan tâm đến người thân vừa là tình cảm, vừa là điều nên làm. Mỗi chúng ta cần quan tâm đến người thân trong gia đình. Quan tâm lẫn nhau giúp gia đình gắn bó, tình cảm hơn. | 2đ 1đ |
Câu 2 (4đ) | - HS liệt kê các hành động thể hiện sự quan tâm đến người thân: - Người thân trong gia đình bị ốm; - Người thân gặp chuyện buồn. - Giúp người thân làm việc trong gia đình - Giúp người thân làm bài tập…. - Ý nghĩa của việc quan tâm đến người thân - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân sẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn và gia đình thêm gắn bó, yêu thương. | 2đ 2đ |
8. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều
8.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều
Trường:....................... | KIỂM TRA GIỮA KỲ II |
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 2: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 3: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.
Câu 4: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
Câu 5: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 6: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 7: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để
A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.
Câu 8: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 9: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.
Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
C. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?
Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình và cho biết:
a) Tên của chủ đề chính.
b) Tên các chủ đề nhánh.
c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?
Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?
Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Insert Left | a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. |
2) Insert Right | b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. |
3) Insert Above | c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. |
4) Insert Below | d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. |
8.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | D | C | D | C | D | C | A | C | B | C |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13:
| - Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. - Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. | 0,75
0,75 |
Câu 14: | a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6. b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện. c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ. | 0,5 1,5
1 |
Câu 15:
| - Tiêu đề: Căn lề giữa. - Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản. - Dòng cuối: Căn thẳng lề phải. | 0,5 0,5
0,5 |
Câu 16:
| 1 – c 2 – d 3 – a 4 - b | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
...
>>Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều