Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) 61 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 61 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 61 Đề thi giữa kì 2 lớp 6 của 9 môn: Hoạt động trải nghiệm, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Tin học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Toán, Giáo dục công dân, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 2. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 3. Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 4. Đề thi giữa kì 2 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 5. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 6. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 7. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 8. Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 9. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Những việc làm nào dưới đây không đúng khi đối xử với người thân trong gia đình?
A. An ủi khi người thân có chuyện không vui.
B. Trách mắng khi người thân làm sai.
C. Khen ngợi mỗi khi người thân đạt được thành công dù nhỏ.
D. Tặng quà cho người thân nhân dịp sinh nhật.
Câu 2. Bản thân em thấy cần có trách nhiệm gì để gia đình được hạnh phúc hơn?
A. Chăm chỉ học tập.
B. Cố gắng vươn lên trong học tập để đạt được kết quả tốt.
C. Ngoài giờ học, giờ chơi, em luôn giúp đỡ bố mẹ những việc làm vừa sức.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện là người biết quan tâm tới những người thân trong gia đình?
A. Vui vẻ chúc mừng khi người thân đạt được thành tích.
B. Luôn quan tâm giúp đỡ khi người thân gặp khó khăn.
C. Chăm sóc tận tình chu đáo khi người thân ốm đau.
D. Tất cả các việc làm trên đều đúng.
Câu 4. Để tình cảm giữa các thành viên trong gia đình ngày càng gắn kết, em thường:
A. Trò chuyện, thường xuyên cùng làm việc nhà với mọi người những lúc rảnh rỗi.
B. Em chỉ thích nói chuyện và chơi với một mình anh trai.
C. Những ngày được nghỉ học, em thường đi chơi với bạn bè.
D. Đi học về là em chỉ ngồi lì trong phòng, đến khi nào bố mẹ gọi ra mới ra.
Câu 5. Để giải quyết được các vấn đề thường nảy sinh trong gia đình, em cần:
A. Thường xuyên trao đổi để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
B. Lắng nghe, tích cực ý kiến của các thành viên trong gia đình và cùng nhau tìm cách giải quyết phù hợp.
C. Thực hiện lời nói, hành vi tích cực khi tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình.
D. Em cần làm tất cả các việc ở A, B và C.
Câu 6. Theo em, là thành viên trong gia đình, em cần:
A. Chủ động, tự giác làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
B. Nhờ bố mẹ hướng dẫn những việc em chưa biết cách làm và nhận xét việc thực hiện của em.
C. Có kế hoạch khắc phục và thực hiện những việc nhà em ngại làm.
D. Em cần làm tất cả những việc trên.
Câu 7. Sắp đến sinh nhật bố, Hà băn khoăn chưa biết sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với bố. Em hãy tư vấn giúp bạn Hà cách thể hiện tình yêu thương với bố?
A. Hà có thể tự tay làm một món quà nhỏ có ý nghĩa tặng bố.
B. Có thể làm bữa cơm có những món ăn mà bố thích.
C. Có thể cùng mẹ và anh (em) tổ chức sinh nhật bất ngờ cho bố.
D. Hà có thể chọn một trong các phương án trên trên.
Câu 8. Buổi chiều, Tuấn ngồi học trong nhà, thấy mẹ đi làm về, hai tay xách túi đồ nặng, trông rất mệt. Theo em, Tuấn nên làm gì?
A. Tuấn chạy ra xách đỡ mẹ túi đồ.
B. Tuấn chạy ra xách đỡ mẹ túi đồ cất đi và rót nước mời mẹ.
C. Tuấn chạy ra chào mẹ, xách đỡ mẹ túi đồ và lấy nước mời mẹ.
D. Tuấn chào mẹ và vẫn ngồi học.
Câu 9. Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?
A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10. Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?
A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Không nói chuyện to trong rạp chiếu phim.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 12. Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng?
A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.
Câu 13. Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?
A. Đứng đúng hàng.
B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14. Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?
A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 15. Với lễ hội truyền thống quê hương, có bạn bảo rằng đó là việc của người lớn, mình không cần phải có trách nhiệm gì? Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 16. Thanh thiếu niên chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
C. Có thể đồng cảm, biết giúp đỡ người khác.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 17. Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn lớp trưởng đã đưa ra một đề xuất về việc quyên góp ủng hộ một bạn trong trường vì nhà bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Là thành viên trong lớp, em sẽ không làm gì:
A. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn lớp trưởng và đóng góp vào ngày hôm sau.
B. Em không nhất trí ủng hộ vì bạn đó không phải là thành viên của lớp mình.
C. Em đồng ý và còn vận động thêm các bạn cùng thực hiện.
D. Em đồng ý và về nói với bố mẹ để nếu có thể bố mẹ sẽ giúp đỡ bạn thêm.
Câu 18. Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta được UNESCO vinh danh là "Di sản thiên nhiên thế giới"?
A. Vịnh Hạ Long, vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Khu Đền tháp Mỹ Sơn; Đô thị Hội An; Quần thể di tích cố đô Huế; Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ ; Quần thể danh thắng Tràng An.
C. Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Quan họ Bắc Ninh; Ca trù; Hội Gióng; Hát xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
D. Công viên đá Đồng Văn.
Câu 19. Những hành động nào dưới đây làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên?
A. Sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
B. Tham gia trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.
C. Thu gom rác, làm sạch môi trường và tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi nơi công cộng.
D. Sử dụng phù hợp lí những tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, động vật, thực vật.
Câu 20. Nhân dịp bế giảng năm học, trường em tổ chức cho học sinh đi tham quan một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Sau khi ăn trưa xong, các bạn đã vứt luôn những túi bóng, vỏ chai nước và một số thức ăn còn thừa ở gốc cây to. Nếu em chứng kiến cảnh đó, em sẽ làm gì?
A. Nhắc các bạn không được vứt rác bừa bãi, phải để rác đúng nơi quy định.
B. Nhắc các bạn không được vứt rác bừa bãi và bản thân cùng một số bạn nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
C. Em không có phản ứng gì, vô tư tiếp tục đi ngắm cảnh cùng các bạn.
D. Em cũng vứt rác ở đó cùng các bạn.
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Đáp án | B | D | D | A | D | D | D | C | D | D | |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | |
Đáp án | B | A | D | C | B | D | B | A | A | B |
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Mức độ Nội dung Chủ đề | Các mức độ tư duy | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1. Em với gia đình | Câu 1,2: HS nhận biết được trách nhiệm của bản thân với gia đình. | Câu 3,4,5: HS hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm của HS với gia đình. | Câu 6,7,8: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế: biết làm những việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình. | ||||||
Tổng số câu | 2 | 3 | 3 | ||||||
Tổng số điểm | 1,0 đ | 1,5 đ | 1,5 đ | ||||||
Tỉ lệ % | 10 % | 15 % | 15 % | ||||||
2. Em với cộng đồng
| Câu 9,10,11: HS nhận biết được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. | Câu 12,13,14,15,16: HS hiểu được những hành vi có văn hóa, cách ứng xử văn minh nơi công cộng, với những người xung quanh. |
| Câu 1: HS cần biết thực hiện những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và những người xung quanh. | |||||
Tổng số câu | 3 | 5 |
| 1 | |||||
Tổng số điểm | 1,5 đ | 2,5 đ |
| 0,5 đ | |||||
Tỉ lệ % | 15 % | 25 % |
| 5 % | |||||
3. Em với thiên nhiên và môi trường
| Câu 18: HS nhận biết được các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. |
| Câu 19: HS hiểu được những hành vi của mình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên để từ đó có những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. |
| Câu 20: HS biết làm những việc có ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường. |
| |||
Tổng số câu | 1 | 1 | 1 | ||||||
Tổng số điểm | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | ||||||
Tỉ lệ % | 5 % | 5 % | 5 % | ||||||
Cả bài | |||||||||
Tổng số câu | 6 | 9 | 5 | ||||||
Tổng số điểm | 3 đ | 4,5 đ | 2,5 đ | ||||||
Tỉ lệ % | 30 % | 45 % | 25 % | ||||||
Tổng | 100 % |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
2.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
STT | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Đơn vị kiến thức/kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | Tổng điểm | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (phút) | ||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | ||||||
1 | A.VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
| A.1 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến của xã hội Âu Lạc. A.2 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X) |
7 | 15,0 |
01 | 10 |
0,5 | 10,0 |
05 | 10,0 |
6 |
3 | 45 |
10,0 | |
2 | B. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | B.1. Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu | 1 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1,0 | 0 | 5 | 0,25 | |
3 | C. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT. | C.1. Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước C.2 Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà C.3 Biển và đại dương | 4 | 7 | 01 | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 10 | 3 | 2 | 35 | 4,25 | |
4 | D. ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT | D.1 Lớp đất trên Trái Đất | 2 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 5 | 0,5 | |
Tổng | 14,0 | 32,0 | 2,0 | 20,0 | 1,0 | 18,0 | 1,0 | 20,0 | 12 | 6,0 | 90,0 | 10,0 | |||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 | 90,0 | 10 | |||||||
Tỉ lệ chung% | 40 | 30 | 30 | 30 | 70 | 90,0 |
2.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
UBND HUYỆN…………….. | ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
Câu 1. (0,25 điểm) Thành Cổ Loa mang tính chất là
A chiến luỹ.
B. hiện đại.
C. thành trì.
D. công trình phòng thủ.
Câu 2. (0,25 điểm) Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc đó là
A. Nỏ.
B. Dao găm.
C. Giáo mác.
D. Rìu chiến.
Câu 3. (0,25 điểm) Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:
A. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
Câu 4. (0,25 điểm) nguyên nhân bùng nố các cuộc khởi nghĩa giành độc lập cuối thế kỉ X là
A. Đánh đuổi giặc.
B. Để được suy tôn lên làm vua.
C. Đánh đuổi giặc để được lên làm thủ lĩnh.
D. Bất bình với chính sách cai trị của chính quyền đô hộ.
Câu 5. (0,25 điểm) nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
B. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
C. Khẳng định tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.
D. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và các vị tướng.
Câu 6. (0,25 điểm) Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X hầu hết chỉ giành được chủ quyền trong thời gian ngắn vì
A. Người lãnh đạo không có tài năng.
B. Nhân dân ta không triệt để chống giặc.
C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D. So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
Câu 7. (0,25 điểm) Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Câu 8. (0,25 điểm) Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. vòng tuần hoàn địa chất.
B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. vòng tuần hoàn của sinh vật.
D. vòng tuần hoàn lớn của nước.
Câu 9. (0,25 điểm) Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 10. (0,25 điểm) Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió.
B. động đất.
C. núi lửa phun.
D. thủy triều.
Câu 11. (0,25 điểm) thành phần chính của đất là:
A. Hữu cơ và nước.
B. Nước và không khí.
C. Cơ giới và không khí.
D. Khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
Câu 12. (0,25 điểm) các nhân tố hình thành đất gồm:
A. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
B. Đá mẹ, chất khoáng, sinh vật, địa hình, thời gian.
C. Chất hữu cơ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
D. Nước, không khí, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13. (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì Bắc thuộc, chính sách nào thâm hiểm nhất?
Câu 14. (1,5 điểm) Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì, nhân dân ta đã giữ được những phong tục tập quán gì, ý nghĩa của điều này?
Câu 15. (1,5 điểm) Giải thích nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập trước thế kỉ X?
Câu 16. (0,5 điểm) Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất?
Câu 17. (1,5 điểm) Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển?
Câu 18. (1,5 điểm) Đánh giá của em về nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế cần làm gì để sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng?
2.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||||||||||
1 -> 12
| I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
| 3,0 Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,25 điểm | ||||||||||||||||||||||||||
II. PHẦN TỰ LUẬN | ||||||||||||||||||||||||||||
13 | nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì Bắc thuộc, chính sách nào thâm hiểm nhất. - Chính sách cai trị đối với nhân dân ta rất tàn bạo. - Thâm độc nhất là chính sách đồng hoá dân tộc ta. | 0,5 0,25 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||
14
| Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì, nhân dân ta đã giữ được những phong tục tập quán gì, ý nghĩa của điều này? - Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta: + Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc. - nhân dân ta đã giữ được: tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày.... - chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.... | 1,5 0,5 0,5 0,5 | ||||||||||||||||||||||||||
15 | Giải thích nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập trước thế kỉ X? Bất bình với chính sách cai trị của chính quyền đô hộ như: - Chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại để bắt dân ta cày cấy. Người Việt mất ruộng, bị biến thành nông nô của chính quyền đô hộ... - Thực thi chính sách tô thuế nặng nề như tô, dung, điệu, lưỡng thuế. Nhân dân bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực... - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa vế Trung Quốc. - Nhân dân phải khổ cực lao động đê’ nộp cống vật, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt... - Nắm độc quyền về sắt và muối. Nhân dân thiếu muối, sắt để sinh hoạt và đúc vũ khí... | 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||
16 | Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất: Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện… | 0,5 | ||||||||||||||||||||||||||
17 | Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển - Sóng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn. - Thuỷ triều: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Dòng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất. | 1,5
0,5
0,5
0,5
| ||||||||||||||||||||||||||
17 | Đánh giá của em về nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế cần làm gì để sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng: - nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt. - Biện pháp: + Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên. + Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện. + Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng. + Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,… | 1,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
3. Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
3.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6
Tên Chủ đề (nội dung, chương…) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Thấp | Cao | ||||
1. Trang phục trong đời sống. | Trình bày được vai trò của trang phục và đặc điểm của nó Phân loại được trang phục, một số loại vải để may trang phục (Câu 1, 2, 3, 5, 6, 7) (Câu 17 ý a) | Hiểu được một số loại vải để may trang phục, hiểu được một số loại vải thông dụng để may trang phục (Câu 4) (Câu 17 ý b) |
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 6,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 1,5 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% |
|
| Số câu: 8,0 Số điểm: 3,75 Tỉ lệ: 37,5% |
2. Sử dụng và bảo quản trang phục | Các cách sử dụng và phối hợp trang phục (Câu 8, 12) | Hiểu cách sử dụng trang phục (Câu 9, 10, 11) | Biết cách sử dụng trang phục cho đúng, cách phối hợp trang phục (Câu 18 ý b) | Biết cách lựa chọn trang phục (Câu 18 ý a) |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 3 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5% | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 6,0 Số điểm: 3,25 Tỉ lệ 32,5 % |
3. Thời trang | Hiểu được thế nào là thời trang, các phong cách thời trang (Câu 13, 14, 15, 16, 19 ý a) | Phong cách thời trang là gì và phong cách thường thấy trong cuộc sống (Câu 19 ý b) |
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
| Số câu: 4,5 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ 20 % | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
| Số câu: 5,0 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ 30 % |
T.Số câu: T.Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 8,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30 % | Số câu: 9,0 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40 % | Số câu: 1,0 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % | Số câu: 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 19 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % |
3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…. TRƯỜNG THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Trong các trang phục sau đây những vật dụng nào là quan trọng nhất?
A. Giày
B. Thắt lưng
C. Tất, khăn quàng, mũ
D. Quần áo
Câu 2: Trang phục có thể phân loại theo?
A. Theo giới tính
B. Theo lứa tuổi
C. Theo thời tiết
D. Tất cả các đáp án A, B, C
Câu 3: Vải sợi tổng hợp thuộc loại vải nào?
A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên
Câu 4: Vải sợi polyester thuộc loại vải nào?
A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên
Câu 5: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì
A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?
A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. 80% làm từ vải sợi thiên nhiên và 20% làm từ vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?
A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên?
Câu 8: Có mấy cách sử dụng trang phục
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha?
A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học
Câu 10: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; có màu sẫm, được may từ vải sợi bông?
A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học
Câu 11: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội?
A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học
Câu 12: Có mấy cách phối hợp trang phục?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13: Phong cách thời trang nào thường được sử dụng để đi học, đi làm, tham gia các sự kiện có tính chất trang trọng?
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
Câu 14: Phong cách thời trang nào thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại thông qua các đường cong, đường uốn lượn; thường sử dụng cho phụ nữ là phong cách thời trang nào dưới đây?
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
Câu 15: Phong cách thời trang nào có thiết kế đơn giản, đường nét tạo cảm giác mạnh mẽ và khỏe khoắn; thoải mái khi vận động?
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
Câu 16: Phong cách thời trang nào có nét đặc trưng của trang phục dân tộc về hoa văn, chất liệu, kiểu dáng?
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17. (2 điểm)
a. Nêu vai trò của trang phục? và đặc điểm của trang phục?
b. Một số loại vải thông dụng để may mặc là những loại vải nào, em hãy kể tên những loại vải đó?
Câu 18. (2 điểm)
a. Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp?
b. Trang phục đi học có những đặc điểm gì?
Câu 19. (2 điểm)
a. Thế nào là mặc hợp thời trang?
b. Phong cách thời trang là gì và có những phong cách thời trang nào thường thấy trong cuộc sống?
3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | D | B | C | A | C | B | D | D | A | B | B | A | D | B | C |
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 17: a. Trang phục có vai trò che chở bảo vệ cơ thể con người 1 số tác động có hại của thời tiết và môi trường. Đồng thời trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người, nhờ sự lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm cơ thể hoàn cảnh sử dụng. b. Đặc điểm của trang phục là căn cứ để lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục Chất liệu Kiểu dáng Màu sắc Đường nét, họa tiết |
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 18: a. Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc và hình dáng. Khi lựa chọn trang phục, cần đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm trang phục với vóc dáng cơ thể. Phối hợp chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoạ tiết khác nhau có thể tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ nâng cao vẻ đẹp của người mặc. b. Cách sử dụng trang phục: Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 19: a. Thời trang là những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội vào một khoảng thời gian nhất định. b. Phong cách thời trang là cách mặc trang phục tạo nên vẻ đẹp nét độc đáo riêng cho từng cá nhân và được lựa chọn bởi tính cách sở thích của người mặc. Có các phong cách thời trang: - Phong cách cổ điển - Phong cách thể thao - Phong cách dân gian - Phong cách lãng mạn |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
4. Đề thi giữa kì 2 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
4.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Toán 6
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Một số yếu tố thống kê và xác suất | Biết xử lý dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu thống kê | Tính được xác suất thực nghiệm khi tung đồng xu |
|
| |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,25 2,5% | 1 0,5 5% | 2 0,75 7,5% | ||||||
Phân số và số thập phân | Nhận biết, so sánh, thực hiện các phép tính đơn giản về phân số | - Viết được hỗn số từ phân số đơn giản - So sánh được các phân số | Tìm được phân số lớn nhất trong 1 dãy các p/s | - So sánh được 2 phân số - Tìm x |
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 9 2,25 22,5% | 2 0,5 0,5% | 3 1,5 15% |
| 1 1 10% |
| 2 1 10% | 17 6,25 62,5% | |
Hình học phẳng | Biết KN, độ dài đoạn thẳng | Tính được độ dài đoạn thẳng | Tính được độ dài đoạn thẳng |
| |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 0,75 7,5% | 1 0,25 2,5% | 2 1 15% |
| 1 1 10% |
|
| 7 3 30% | |
Tổng | 16 4 40% | 6 3 30% | 2 2 20% | 2 1 10% | 26 10 100% |
4.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Những phân số nào sau đây bằng nhau?
A. \(\frac{3}{5}\)và \(\frac{9}{15}\)
B. \(\frac{3}{5}\)và \(\frac{8}{15}\)
C. \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{9}{25}\)
D. \(\frac{2}{5}\)và \(\frac{9}{25}\)
Câu 2: Chọn kết luận đúng:
A. \(\frac{-7}{15}=\frac{-2}{15}\)
B. \(\frac{7}{15}>\frac{-2}{15}\)
C. \(\frac{-7}{15}<\frac{-2}{15}\)
D. \(\frac{-7}{15}>\frac{-2}{15}\)
Câu 3: Phân số nào sau đây không tối giản?
A. \(\frac{1}{5}\)
B. \(\frac{1}{4}\)
C. \(\frac{3}{6}\)
D. \(\frac{2}{5}\)
Câu 4: Cặp phân số nào sau đây không có cùng mẫu số?
A. \(\frac{3}{15}\)và \(\frac{9}{15}\)
B. \(\frac{3}{15}\)và \(\frac{8}{15}\)
C. \(\frac{3}{15}\)và \(\frac{9}{25}\)
D. \(\frac{2}{15}\)và \(\frac{9}{15}\)
Câu 5: Thực hiện phép tính sau \(\frac{-2}{15}+\frac{4}{15}\):
Kết quả là:
A. \(\frac{1}{15}\)
B. \(\frac{2}{15}\)
C. \(\frac{-1}{15}\)
D. \(-\frac{2}{15}\)
Câu 6: Số nào sau đây không được viết dưới dạng một phân số?
A. \(\frac{1}{3}\)
B. \(\frac{-2}{-5}\)
C. \(\frac{0}{4}\)
D. 1,5
Câu 7: Tử số của phân số \(\frac{3}{4}\) là số nào sau đây?
A. 4
B. 3
C. 3 - 4
D. 4 - 3
Câu 8: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
A. Phân số là một số dạng \(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số tùy ý
B. Phân số là một số dạng \(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số nguyên
C. Phân số là một số dạng \(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số nguyên trong đó b ≠ 0
D. Phân số là một số dạng \(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số tự nhiên trong đó a ≠ 0
Câu 9: Phân số nào sau đây bằng phân số \(\frac{1}{5}\)?
A. \(\frac{2}{10}\)
B. \(\frac{3}{15}\)
C. \(\frac{-4}{20}\)
D. \(\frac{-5}{-20}\)
Câu 10: Trong hình vẽ, cho đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. Đoạn thẳng BA có độ dài bao nhiêu? Chọn khẳng định đúng
A. 3 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 5 cm
Câu 11: Trong hình vẽ
Chọn khẳng định sai.
A. a là một đoạn thẳng
B. a là một đường thẳng
C. A là một điểm
D. Điểm A nằm trên đường thẳng A.
Câu 12: Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng
A. Trong hình có 2 đoạn thẳng
B. Trong hình có 3 đoạn thẳng
C. Trong hình có 1 đoạn thẳng
D. Trong hình không có đoạn thẳng
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm): Phát biểu khái niệm hai phân số bằng nhau?
Câu 2: (0,25 điểm): Nêu cách so sánh hai phân số?
Câu 3: (0,25 điểm): Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phải làm gì?
Câu 4: (0,25 điểm): Có mấy đoạn thẳng đi qua hai điểm A và B?
Câu 5: (0,5 điểm): Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Tính độ dài đoạn thẳng AC nếu CB = 3cm.
Câu 6: (0,5 điểm): Trong hình vẽ, đoạn thẳng ON có độ dài bao nhiêu?
Câu 7: (1 điểm): Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB mà BM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
Câu 8: (0,5 điểm): Viết phân số sau dưới dạng hỗn số: \(\frac{25}{7}\)
Câu 9: (0,5 điểm): Cặp phân số \(\frac{3}{-7}\) và \(\frac{-3}{7}\) có bằng nhau không? Vì sao?
Câu 10: (0,5 điểm): Rút gọn phân số sau về phân số tối giản: \(\frac{14}{21}\)
Câu 11: (1 điểm): Tìm trong các phân sô sau. Phân số nào lớn nhất?
\(\frac{12}{15};\frac{0}{-6};\frac{11}{5};\frac{-4}{-5};\frac{0}{9}\)
Câu 12: (0,5 điểm): So sánh \(\frac{5}{-9}\)và \(\frac{2}{-9}\)
Câu 13: (0,5 điểm): Tìm x biết \(\frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\)
Câu 14: (0,5 điểm): Nếu tung đồng xu 22 lần liên tiếp, có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiều?
4.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | A | C | C | C | B | D | B | C | A | D | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Hai phân số được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng biểu diễn một giá trị. | 0,25 |
2 | Để so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu hai phân số đó (về cùng một mẫu dương) rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. | 0,25 |
3 | Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra thông tin hữu ích và rút ra kết luận. | 0,25 |
4 | Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B | 0,25 |
5 | AC = AB - CB = 8 - 3 = 5 cm | 0,5 |
6 | ON = OM + MN = 3 + 2 = 5 cm | 0,5 |
7 | AM = AB - BM = 5 - 2 = 3 cm | 1 |
8 | \(\frac{25}{7}=3\frac{4}{7}\) | 0,5 |
9 | Do 3 . 7 = (-7) . (-3) nên \(\frac{3}{-7}=\frac{-3}{7}\) | 0,5 |
10 | Ta có ƯCLN(14, 21) = 7. Do đó \(\frac{14}{21}=\frac{14:7}{21:7}=\frac{2}{3}\) | 0,25 0,25 |
11 | Phân số lớn nhất là phân số \(\frac{11}{5}\) | 1 |
12 | \(\frac{5}{-9}=\frac{-5}{9};\ \frac{2}{-9}=\frac{-2}{9}\) | 0,25 |
Do -5 < -2 nên \(\frac{-5}{9}<\frac{-2}{9}\) . Vậy \(\frac{5}{-9}<\frac{2}{-9}\) | 0,25 | |
13 | \(\frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\)nên -28.x = 35.16, vậy x = -20 | 0,5 |
14 | Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là \(\frac{13}{22}\) | 0,5 |
5. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng thời gian
| TỶ LỆ %
| ||||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||||||
CH TN | Thời gian
| CH TL | Thời gian
| CH TN
| Thời gian
| CH TL | Thời gian
| CH TN
| Thời gian
| CH TL | Thời gian
| CH TN
| Thời gian
| CH TL | Thời gian
| CH TN | CH TL | |||||||||
1 | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | 1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm. 2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm. | 2 | 2 | 1 | 1 | 0,5 | 5 | 0,5 | 9 | 3 | 1 | 17 | 27,5% | ||||||||||||
2 | Tiết kiệm | 1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm. 2. Biểu hiện của tiết kiệm. 3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm | 2 | 2 | 0,8 | 6 | 2 | 2 | 1 | 1 | 0,2 | 3 | 5 | 1 | 14 | 37,5% | ||||||||||
3 | Công dân nước CHXHCNVN | 1.Khái niệm công dân, quốc tịch. 2.Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN | 4 | 4 | 1 | 10 | 4 | 1 | 14 | 35,0% | ||||||||||||||||
Tổng | 8 | 8 | 0,8 | 6 | 2 | 2 | 1 | 10 | 2 | 2 | 0,7 | 8 |
|
| 0,5 | 9 | 12 | 3 | 45 | 15 | ||||||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 |
| 100 | ||||||||||||||||||
Tổng điểm | 4 | 3 | 2 | 1 | 3 | 7 |
| 10 |
5.2. Bảng đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Chuẩn kiến thức kỹ năng/yêu cầu cần đạt cần kiểm tra | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | 1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm. 2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm. | 1. Nhận biết: - Biết được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm 2. Thông hiểu Hiểu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm 3. Vận dụng: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể 4. Vận dụng cao: Đóng vai xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống | 2 C 1, 2
|
| 1,5 C 3 C 15 (0,5%) | 0.5 C 15 (0,5%) |
2 | Tiết kiệm | 1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm. 2. Biểu hiện của tiết kiệm. 3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm | 1. Nhận biết: - Biết được thế nào là tiết kiệm, một số biểu hiện của tiết kiệm. 2. Thông hiểu: - Hiểu được biểu hiện của tiết kiệm 3. Vận dụng: - Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính tiết kiệm | 3,8 C 4,5 C 13 (0,8 %)
| 2 C 7, 8 | 1.2 C6, 13 (0,2%) |
|
3 | Công dân nước CHXHCNVN | 1. Khái niệm công dân, quốc tịch. 2. Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN | 1. Nhận biết: - Nhận biết được khái niệm công dân, quốc tịch. 2. Thông hiểu: Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN
| 4 C9,10,11,12 | 1 C 14 |
|
|
Tổng |
| 8,8 | 3 | 2,7 | 0,5 |
5.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD VÀ ĐT….. TRƯỜNG: THCS….. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 45 phút |
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ)
* Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người?
A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận.
B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về.
C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi
B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình.
C.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông.
D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm .
Câu 3: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì?
A. Đến nhà thăm hỏi, động viên
B. Kỳ thị, xa lánh
C. Ở nhà, tránh tiếp xúc
D.Tất cả các ý a, b, c
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 5: Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Học, học nữa, học mãi.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 6: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?
A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 7: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:
A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn.
D. tự tin trong công việc.
Câu 8: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 9: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?
A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.
B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Công dân nước CHXHCNVN là?
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.
Câu 11: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?
A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Câu 12: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Câu 13: (2,5 điểm) Thế nào là tiết kiệm? (Nhận biết – 1đ). Nêu biểu hiện của tiết kiệm (Nhận biết – 1đ). Cho ví dụ? (Vận dụng – 0.5đ)
Câu 14: (2,5 điểm) Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? (Thông hiểu 2.5đ)
Câu 15: (2 điểm). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.
a. Theo em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? (Vận dụng 1đ)
b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? (Vận dụng cao 1đ)
5.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | D | C | A | A | A | A | D | D | B | D | A |
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Câu | Nội dung | Điểm |
13 (2,5 điểm) | - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác - Biểu hiện: bảo quản đồ, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù hợp… - HS lấy đúng ví dụ về thực hành tiết kiệm (tuỳ vào ví dụ hs lấy) Vd: Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách tham khảo.
| (1 đ) (1,0 đ) (0,5 đ) |
14 (2,5 điểm) | - M không phải là công dân Việt Nam. - Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ) | (1,0đ) (1,5đ) |
15 (2 điểm) | a. Nhận xét: N chưa ứng phó đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Vì, nếu N làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng. b. Nếu là N em sẽ: Bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng nước chảy, khi hết dòng ngược nước, em sẽ bơi song song vào bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu trợ đến giúp. | (1,0đ) (1,0đ) |
6. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
6.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
Mức độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Văn bản: Thánh Gióng | Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính | - Hiểu nội dung đoạn trích | Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. | ||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 1 Số điểm: 0,75 | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 | Số câu: 0 Số điểm: 0 | Số câu: 3 Số điểm: 3,25 tỉ lệ%: 32,5% |
2. Tiếng Việt Cấu tạo từ Nghĩa của từ | - Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn | Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển Giải thích nghĩa của từ |
| ||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 1,0 Số điểm: 0,75 | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 | Số câu: 0 Số điểm: 0 | Số câu: 0 Số điểm: 0 | Số câu: 2 Số điểm: 1,75 tỉ lệ%: 17,5% |
3. Tập làm văn. - Ngôi kể trong văn kể chuyện - Phương pháp kể chuyện | Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó |
| |||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
|
|
| Số câu: 1 Số điểm: 5,0 | Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ%: 50% |
- Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỉ lệ% | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ 20% | Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% | Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
6.2. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THCS………… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024 |
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
(Hồ Chí Minh)
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.
6.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm | ||
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | - Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng - Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết - PTBĐ chính: Tự sự | 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 | “Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức” Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức Từ láy: chăm chỉ Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là | 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 | Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng | 0,5 |
Câu 4 | - Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). - Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). | 0,5 0,5 |
Câu 5 | Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. | 0,5 1,5 |
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm | ||
Mở bài | Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh | 0,5 |
Thân bài | - Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn. - Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh: + Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng + Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài. + Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc. + Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về. + Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục. | 1,0 2,5 |
Kết bài | Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện | 0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm | ||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. | 0,25 | |
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể | 0,25 |
7. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
7.1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1.Sơ đồ tư duy | HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy | HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy | |||||||
Số câu | 3 (C1,2,5) | 1 (C13) | 2 (C3, 4) | 1 (C14) |
|
|
|
| 7 |
Số điểm | 0,75 | 1,5 | 0,5 | 3 |
|
|
|
| 5,75 |
Tỉ lệ (%) | 7,5 | 15 | 5 | 30 |
|
|
|
| 57,5 |
2. Định dạng văn bản | HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản | HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản | HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản | ||||||
Số câu | 2(C6,7) |
| 2(C8,9) |
|
| 1(C15) |
| 5 | |
Số điểm | 0,5 |
| 0,5 |
|
| 1,5 |
|
| 2,5 |
Tỉ lệ (%) | 5 |
| 5 |
|
| 15 |
|
| 25 |
3. Trình bày thông tin ở dạng bảng | HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng | Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng | Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng |
| |||||
Số câu | 1 (C10) |
| 2 (C11,12) |
|
|
| 1 (C16) | 4 | |
Số điểm | 0,25 |
| 0,5 |
|
|
|
| 1 | 1,75 |
Tỉ lệ (%) | 2,5 |
| 5 |
|
|
|
| 10 | 17,5 |
Tổng số câu | 7 | 7 |
| 1 |
| 1 | 16 | ||
Tổng số điểm | 3 | 4,5 |
| 1,5 |
| 1 | 10 | ||
Tỉ lệ (%) | 30 | 45 | 25 | 100 |
7.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6
Trường:......................... | KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2023 - 2024 |
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.
Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.
Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để
A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.
Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?
Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:
a) Tên của chủ đề chính.
b) Tên các chủ đề nhánh.
c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?
Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?
Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Insert Left | a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. |
2) Insert Right | b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. |
3) Insert Above | c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. |
4) Insert Below | d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. |
7.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | D | C | D | C | D | C | A | C | B | C |
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13:
| - Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. - Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. | 0,75
0,75 |
Câu 14: | a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6. b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện. c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ. | 0,5 1,5
1 |
Câu 15:
| - Tiêu đề: Căn lề giữa. - Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản. - Dòng cuối: Căn thẳng lề phải. | 0,5 0,5
0,5 |
Câu 16:
| 1 – c 2 – d 3 – a 4 - b | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
8. Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
8.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng ở mức cao hơn | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật. | - Động vật không xương sống và động vật có xương sống | - vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống | 3 câu 2,5 25% | ||||||
Số câu | 2 câu |
|
|
|
| 1 câu |
|
| |
Số điểm Tỉ lệ | 1 10% |
|
|
|
| 1,5 15% |
|
| |
CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học. | - Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người | . | 1 câu 1,5 15 %
| ||||||
Số câu |
|
|
| 1 |
|
|
|
| |
Số điểm Tỉ lệ |
|
|
| 1,5 15% |
|
|
|
| |
CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật | - Sự co dãn vì nhiệt. | 2 câu 1 10% | |||||||
Số câu |
2 câu
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số điểm Tỉ lệ | 1 10% |
|
|
|
|
|
|
| |
CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản. | - Trọng lực. - Hai lực cân bằng - Lực ma sát | - Lực kế - Vận tốc của chuyển động |
|
|
| - Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động. - Hai lực cân bằng. | 5 câu 4,5 45% | ||
Số câu | 3 câu |
| 1 câu | 1 câu |
|
|
| 1 câu | |
Số điểm Tỉ lệ | 1,5 15% |
| 0,5 5% | 1 10% |
|
|
| 2 20% | |
Tổng | 7(3,5) |
| 3(3)
|
| 1 | 1(2) | 12 | ||
3,5 35% | 30% | 1,5 15% | 2 20% | 10 100% |
8.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau
Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:
A. Giun đất
B. Ốc sên
C. Châu chấu
D. Thỏ
Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:
A. Môi trường sống
B. Cột sống
C. Hình thái
D. Bộ xương
Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào :
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí (hơi)
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Tăng lên rất nhanh
Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
A. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế hơi nước
D. Không có nhiệt kế nào
Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.
A. Làm nóng lút
B. Làm nóng cổ lọ
C. Làm lạnh cổ lọ
D. Cho cổ lọ vào nước
Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?
A. Nghịch phá đồ vật
B. Cho tay vào miệng
C. Ngoái mũi
D. Hay dụi mắt
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?
Câu 10: (1,5 điểm)
Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?
Câu 11: (2 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 12 (1 điểm):
a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?
b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?
8.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
A.Trắc nghiệm(4đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ðáp án | C | B | D | B | D | A | B | D |
B. Tự luận (6đ)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.
- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...
- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...
- Làm màu mỡ đất đai: giun đất
- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...
- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ......
Câu 10: (1,5 điểm)
- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng
- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định
- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.
Câu 11: (2 điểm)
- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên
- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.
Câu 12: (1 điểm)
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
- Lấy được ví dụ
9. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
9.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6
PHÒNG GD&ĐT …… TRƯỜNG THCS …… | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II |
SECTION 1: LISTENING
I. Listen to the passages. Then tick Then tick (✓) T (True) or F (False) for each sentence. (1pt)
T | F | |
1. Hai goes cycling at the weekend. | ||
2. Hai’s favourite sport is karate. | ||
3. Alice doesn’t like doing sport very much. | ||
4. Alice plays computer games every day. |
SECTION 2: LANGUAGE FOCUS
II. Find the word which has a different sound in the part underlined . (1pt)
5. A. test B. dress C. these D. then
6. A. gather B. monthly C. father D. brother
7. A. fold B. close C. cloth D. hold
8. A. man B. woman C. relax D. badminton
III. Choose A, B, C, or D for each gap in the following sentences.(2pt)
9. My house is near ______ house, so I usually go there and play badminton with her.
A. his
B. her
C. she
D. hers
10. – “__________ watch TV too much.” – “I see.”
A. Not
B. Do
C. Don’t
D. Did
11. – “_______ films did you see last week?” – “Only one.”
A. What
B. Which
C. Who
D. How many
12. There is one bedroom in my house, but there are two in _______.
A. they
B. their
C. theirs
D. them
13. I first ______ Melbourne in 2003.
A. went
B. have been
C. have gone
D. visited
14. My brother is afraid of water, ______ he can’t swim.
A. because
B. but
C. and
D. so
15. – “ ______ is your favourite tennis player?” – “I don’t like tennis.”
A. What
B. Which
C. Who
D. Where
16. _______ eat too much salt. It’s not good for you.
A. Do
B. Don’t
C. Please
D. Can’t
SECTION 3: READING
1. Read the following passage and choose the best answer to each of the questions. (1pt)
Rebecca Stevens was the first woman to climb Mount Everest. Before she went up the highest mountain in the world, she was a journalist and lived in south London.
In 1993, Rebecca left her job and her family and travelled to Asia with some other climbers. She found that life on Everest is very difficult. “You must carry everything on your back,” she explained, “so you can only take things that you will need. You can’t wash on the mountain, and in the end I didn’t even take a toothbrush. I am usually a clean person but there is no water, only snow. Water is very heavy so you only take enough to drink!”
Rebecca became famous when she reached the top of Mount Everest on May 17, 1993. After that, she wrote a book about the trip, and people often asked her to talk about it. She got a new job too, on a science programme on television.
17. Where was Rebecca Stevens from?
A. England
B. Asia
C. Everest
D. The South
18. Before she climbed Everest, Rebecca Stevens was a _______.
A. climber
B. journalist
C. traveller
D. scientist
19. Why did Rebecca Stevens become famous?
A. She left her job and her family and travelled to Asia.
B. She found that life on Everest is very difficult.
C. She got a new job on television.
D. She was the first woman to climb Mount Everest.
20. Life on Everest is very difficult because _______.
A. it is very high
B. you can’t take things with you
C. there is no water there
D. there are no toothbrushes
Read the text and answer the questions.(1pt)
Today, badminton becomes a very popular sports activity. It spreads quickly from the city to the countryside. People need only a pair of rackets, a shuttlecock, a net and a small piece of land to play the game. Two or four players hit the shuttlecock over the net with their rackets. People can play badminton in their free time or in a competition. Now there are many badminton competitions and even a World Cup. The strongest countries in badminton are Indonesia, China and South Korea.
21. Do people enjoy playing badminton today ?
……………………………………………………………………………
22. What do people need to play badminton ?
…………………………………………………………….……………
23. When can people play badminton ?
…………………………………………………………………………..
24. What countries are the strongest in badminton ?
……………………………………………………….……………….
SECTION 4: WRITING
1. Use the conjunction at the end of the sentence to connect two simple sentences.(1pt)
25. We wanted to watch Pinocchio. We turned to the Movie channel. (so)
.............................................................................................................
26. You can watch The Pig Race. You can watch Who’s Faster after that. (and)
..................................................................................................................
27. I’minterestedin the history of television.I like reading books about it. (so)
...................................................................................................................
28. I love films. I don’t like watching them on television. (but)
...................................................................................................................
2. Write a short paragrap about 50-80 word to describe the sport you like. (1pt)
- What is the name of the sport ? - What equipment does it need?
- How many players are there? - Why do you like it?
- How often do you play it?
9.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6
SECTION 1: LISTENING
I. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)
1. T | 2. T | 3. T | 4. F |
SECTION 2: LANGUAGE FOCUS
II. (mỗi câu đúng 0.2 điểm)
5. C | 6. B | 7. C | 8. B |
III. (mỗi câu đúng 0.2 điểm)
9. B | 10. C | 11. D | 12. C |
13. D | 14. D | 15. C | 16. B |
SECTION 3: READING
I. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)
A 18. B. 19. D 20. C
V.( mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Yes ,they do.
22. They/People need only a pair of rackets, a shuttlecock, a net and a small piece of land to play the game.
People/They can play badminton in their free time or in a competition.
The strongest countries in badminton are Indonesia, China and South Korea.
SECTION 4: WRITING
VI. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)
25. We wanted to watch Pinocchio, so we turned to the Movie channel.
26. You can watch The Pig Race, and you can watch Who’s Faster after that.
27. I’m interested in the history of television, so I like reading books about it.
28. I love films, but I don’t like watching them on television.
VII.
Marking criteria | Point |
1. Content | 0,4 |
- Providing all main ideas and details as required. | |
- Commmunicating intention sufficently and effectively | |
2. Organization and presentation | 0,2 |
- Ideas are well organized and presented with coherence, cohesion and clarity. | |
- The paragraph is well-structured | |
3. Language | 0,2 |
- Demonstration of a variety of vocabulary and structures appropriate to the level of English language. | |
- Good use and control of grammatical structures | |
4. Punctuation, spelling and handwriting | 0,2 |
- Good punctuation and no spelling mistakes | |
- Legible handwriting |
9.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6
Skills | Themes | Recognition | Understanding | Application | Total | |||
Closed Ques. | Open Ques. | Closed Ques. | Open Ques. | Closed Ques. | Open Ques. | |||
Listening | Listen and tick ( ✓ ) T (True) or F (False) | 4 (0.25pts) | 4 (1pt) | |||||
Language focus | Pronunciation | 4 (0.25pts) | 4 (1pt) | |||||
Grammar & Vocabulary | 8 (0.25) | 8 (2pts) | ||||||
Reading | Read the passage and choose the best answer | 4 (0.25pts) | 4 (1pt) | |||||
Read the passage and answer the question | 4 (0.25pts) | 4 (1pt) | ||||||
Writing | Use the conjunction at the end of the sentence to connect two simple sentences | 4 (0.25pts) | 4 (1pt) | |||||
TOTAL | Write a short paragraph | (1 pt) | (1pt) | |||||
Marks / % | 2 pt | 3 pt | 1pt | 1pt | 1pt | 8pts |
....
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!