Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 lớp 6 môn GDCD sách KNTT, CTST, Cánh diều (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2025 theo cấu trúc mới, giới hạn kiến thức ôn tập giữa học kì 2, giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm để ôn thi giữa kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm có trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi đạt kết quả cao.
Đề cương giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 (Cấu trúc mới)
1. Đề cương giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN GDCD 6
A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn các bài từ tuần 19 đến tuần 24, trong đó trọng tâm kiến thức:
- Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Bài 8: Tiết kiệm
B. YÊU CẦU ÔN TẬP:
- Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện liên quan đến các đơn vị kiến thức.
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ thể hiện nội dung kiến thức đã học.
- Làm các bài tập tình huống trong sách giáo khoa, sách bài tập GDCD Lớp 6
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế.
C. HÌNH THỨC RA ĐỀ: Trắc nghiệm: Trắc nghiệm 70% (20 câu trắc nghiệm chọn 1/4 đáp án đúng; 02 câu trắc nghiệm đúng/sai); Tự luận 30% (2 câu)
D. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
I. Trắc nghiệm khách quan (chọn ¼ đáp án đúng)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là gì?
A. tình huống sư phạm.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.
D. tình huống phát triển.
Câu 2: Tình huống nào sau đây được coi là tình huống nguy hiểm?
A. Đi chơi công viên
B. Thả diều ngoài bãi đất trống
C. Thả diều dưới đường dây điện
D. Bơi ở bể bơi.
Câu 3: Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là gì?
A. hạn hán, cháy rừng.
B. bão, sương muối, hạn hán.
C. động đất, núi lửa.
D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần làm gì?
A. trú dưới gốc cây, cột điện.
B. bật hết thiết bị điện trong nhà.
C. tìm nơi trú ẩn an toàn.
D. mở to cửa nhà.
....
II. Trắc nghiệm đúng/sai.
HS trả lời câu 1,2. Trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn đúng hoặc sai:
Câu 1: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi
Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa to nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp. Ngay lúc đó, Mai kịp tạt vào một tòa nhà có mái che gần đó đợi trời ngớt mưa, sấm chớp tan dần mới đạp xe để về nhà.
a) Mai ứng phó chưa đúng với tình huống nguy hiểm này.
b) Trú vào gốc cây to bên đường để tránh mưa, sấm, chớp là cách ứng phó đúng với tình huống này.
c) Đây chính là tình huống ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất mà chúng ta đã được học.
d) Ngoài tình huống này, trong cuộc sống còn rất nhiều tình huống nguy hiểm khác nữa.
Câu 2: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi
Từ hôm được mẹ mua cho chiếc điện thoại để tiện liên lạc. Hùng không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ học trên lớp, Hùng lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo và bố mẹ đã nhắc nhở nhưng Hùng vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để thư giãn, giảm bớt căng thẳng sau giờ học.
a) Hùng đã biết sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả.
b) Hùng vâng lời cô giáo và bố mẹ dừng việc sử dụng điện thoại ngay sau khi được nhắc nhở.
c) Kết quả học tập của Hùng được cải thiện sau một thời gian mẹ mua điện thoại cho Hùng.
d) Việc sử dụng điện thoại của Hùng thể hiện hùng chưa biết tiết kiệm thời gian.
....
2. Đề cương giữa học kì 2 môn GDCD 6 sách Cánh diều
PHÒNG GD – ĐT….. TRƯỜNG THCS…. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II |
I. NỘI DUNG
- Bài 7. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Bài 8. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Bài 9. Tiết kiệm.
II. BÀI TẬP
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Sự việc nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
A. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
B. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
C. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
D. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa quận.
Câu 2: Lũ lụt không gây ra hậu quả nào?
A. Nhiễm độc khí dẫn tới tử vong.
B. Thiệt hại về kinh tế.
C. Gây ô nhiễm nguồn nước.
D. Tổn thất về tinh thần và tính mạng.
Câu 3: Khi có hỏa hoạn, chúng ta cần gọi:
A. 111.
B. 112.
C. 113.
D. 114.
Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?
A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.
D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
Câu 5. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
D. Lá lành đùm lá rách.
...
PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI:
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Nhà của An nằm gần bờ biển. Dự báo thời tiết thông báo có bão lớn sắp đổ bộ. Gia đình An đã chủ động chằng chống nhà cửa, di chuyển đồ đạc lên cao để tránh ngập lụt. Họ cũng chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống và đèn pin. Khi bão đến, cả gia đình ở trong nhà, tránh xa cửa sổ và các vật dụng có thể bị gió thổi bay.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Gia đình An đã chủ động phòng tránh trước khi bão đến.
b) Gia đình An nên ra ngoài xem bão để biết mức độ nguy hiểm.
c) Việc chuẩn bị lương thực, nước uống là rất cần thiết.
d) Không cần chằng chống nhà cửa vì nhà An xây kiên cố.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Trên đường đi học về, Lan bị một người lạ mặt chặn đường và đòi tiền. Người này có vẻ ngoài hung dữ và đe dọa sẽ đánh Lan nếu em không đưa tiền. Lan rất sợ hãi nhưng nhớ lời thầy cô dặn, em đã cố gắng giữ bình tĩnh, nói với người đó rằng em không mang tiền và tìm cách chạy vào một cửa hàng gần đó để kêu cứu. Người lạ mặt thấy vậy liền bỏ đi.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Lan đã xử lý tình huống một cách bình tĩnh.
b) Lan đã xử lý tình huống một cách khôn ngoan.
c) Việc Lan chạy vào cửa hàng kêu cứu là một hành động không đúng đắn.
d) Lan nên tự mình đối đầu với người lạ mặt để chứng tỏ sự dũng cảm.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
