Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2024 - 2025 KHBD môn Giáo dục địa phương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Đồng Nai)
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2024 - 2025 bao gồm đầy đủ các bài soạn cả năm học của tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, giúp thầy cô xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 6 thật dễ dàng.
KHBD Giáo dục địa phương 6 cả năm được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, đúng theo quy định mới nhất. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch giáo dục, bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2024 - 2025
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Đồng Nai
KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN
I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm văn học dân gian.
- Đặc trưng của thể loại văn học dân gian
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, có tinh thần giữ gìn và phát huy những đặc trưng thể loại văn học dân gian.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án điện tử
- Tranh ảnh về thể loại truyện dân gian, video truyện cổ tích, hát diễn xướng.
- Một số trò chơi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi chép
- Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu | ||
a. Mục tiêu - Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung - HS lắng nghe yêu cầu của giáo viên, suy nghĩ và nêu cảm nhận của mình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện - GV sẽ chiếu cho học sinh xem truyện cổ tích “Con voi và con kiến”, GV sẽ đặt ra câu hỏi, em hãy xem video sau và cho cô biết thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm cho chúng ta là gì? B1: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ về câu hỏi chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của bản thân. B2: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trình bày ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét. B3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét ý kiến của học sinh - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em chú ý ở cuối câu chuyện con kiến cũng như cô tiên nói rằng: Không ai là to lớn hay nhỏ bé cả, tất cả chúng ta đều có khả năng của mình, đừng tự kiêu vì điều gì mà hãy dùng nó để giúp đỡ người khác. Đó là thông điệp mà chuyện này muốn nói với chúng ta, truyện cổ tích là một trong những thể loại truyện dân gian rất được yêu thích, vậy ở Đồng Nai có những câu chuyện dân gian nào nó kể về điều gì, thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề một thông điệp thông qua các chuyện kể ở Đồng Nai. Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu thể loại truyện dân gian, nó có đặc điểm, hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiết 1 Khái quát thể loại truyện dân gian. | ||
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức | ||
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm văn học dân gian, hiểu được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên yêu cầu. c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện | ||
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | |
B1: Giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu một số bìa về những câu chuyện thuộc thể loại văn học dân gian ở địa phương và Việt Nam cho học sinh xem: - Truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích… GV sẽ đặt ra câu hỏi: Các truyện các em vừa mới xem là những thể loại của văn học dân gian, ngoài ra văn học dân gian còn là những câu ca dao, tục ngữ, câu vè, câu đố… Vậy các em hiểu thể nào là văn học dân gian? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Gọi 3 hs lên trả lời câu hỏi B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét câu trả lời của HS đưa ra những định hướng về khái niệm thể loại văn học dân gian. | I. Khái niệm 1. Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. | |
B1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV: Tại sao nói văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ? - GV: Tính truyền miệng của văn học dân gian được hiểu như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận và trả lời, GV phân tích để thấy tính nghệ thuật thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, có cảm xúc. - GV đọc bài ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay…” B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 1 HS đứng dậy trình bày, các bạn khác nhận xét bổ sung B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của học sinh GV trình chiếu cho học sinh nghe một đoạn diễn xướng dân gian. | II. Đặc trưng của thể loại văn học dân gian 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng - Tính truyền miệng: Là nói hoặc hát trái ngược lại với viết qua nhiều thế hệ, nhiều địa phương. - Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức diễn xướng dân gian: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian.
| |
B1: Giao nhiệm vụ học tập: GV: Tại sao nói văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS: trả lời B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 1 HS đứng dậy trình bày, các bạn khác nhận xét bổ sung B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của học sinh - GV giảng: tập thể là một nhóm người (lao động) hoặc cả cộng đồng. - GV nói thêm về sự bảo lưu và tính sáng tạo trong tác phẩm VH dân gian (tạo ra dị bản) Ví dụ: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chang vợ hú gật gù khen ngon” Dị bản: “Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chang vợ húp gật gù khen ngon” (Người Nghệ Tĩnh gọi “bầu” là “bù”, lục bát hiệp vần nên câu sau là “gật gù”→ phù hợp với địa phương) | 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể - Quá trình sáng tác tập thể: Từ một cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện… | |
3. Hoạt động 3. Luyện tập | ||
a. Mục tiêu: HS củng cố lại được nội dung bài học. b. Nội dung: GV cho học sinh chơi trò chơi “Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn” c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện | ||
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | |
B1: Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS chơi trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi trong trò chơi Câu 1: Văn học dân gian do ai sáng tác: A. Tác giả nào đó B. Tập thể sáng tác C. Cá nhân sáng tác D. Vô danh Câu 2. Văn học dân gian có giá trị như thế nào? A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức). B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người. C. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. D. Tất cả đều đúng Câu 3. Trong những câu sau câu nào nêu khái niệm đúng nhất về văn học dân gian? A. Văn học dân gian là những sáng tác cá nhân, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. B. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. C. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, mang tính sáng tạo của cá nhân cao. D. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, lưu truyền trong nhân dân, mang dấu ấn cá nhân Câu 4. Câu nào không đúng khi nói về văn học dân gian? A. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động. B. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc. C. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng. D. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Câu 5: Đặc trưng nào không phải của văn học dân gian? A. Tính truyền miệng B. Tính cá thể C. Tính tập thể D. Tính dị bản Câu 6: Về phương diện hình thức, văn học dân gian.... điền câu hỏi tại đây? A. Có cách phản ánh hiện thực một cách kì ảo. B. Thường có nhiều dị bản. C. Là tiếng nói chung của một cộng đồng D.Thường có nhiều cốt truyện, tình tiết, sự kiện…được lặp đi, lặp lại B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS xung phong trả lời câu hỏi để lấy điểm và giải cứu công chúa. B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét câu trả lời của HS và giải thích. | ||
Hoạt động 4. Vận dụng | ||
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, biết ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc tóm tắt nội dung bài học. b) Nội dung: HS xem lại nội dung bài học và thực hiện yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d)Tổ chức thực hiện | ||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ Hãy hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ. HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống lại kiến thức bài học B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Một hs báo cáo kết quả học tập B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét sản phẩm của hs - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học ở tiết tiếp theo. Tìm hiểu về phần mền Canva vẽ bản đồ tư duy để chuẩn bị cho bài tập tiếp theo. |
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội
Chủ đề 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
1. MỤC TIÊU
- Trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.
- Mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- Phiếu học tập.
- Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
- Máy chiếu và bài giảng Powerpoint (nếu có).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
- Thông tin, hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sưu tầm được (nếu có).
- Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Mở đầu
a) Mục đích
- HS nêu được những hiểu biết sẵn có của mình về các nhân vật, địa danh liên quan đến thời kì lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- HS chuẩn bị tâm thế hào hứng khi bắt đầu bài học.
b) Gợi ý hoạt động
- GV chia cả lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một từ khóa trong phần mở đầu của SGK: Cổ Loa, Mê Linh, làng cổ Đường Lâm, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trong thời gian 5 phút, các nhóm liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về từ khóa đã được giao.
- Hết thời gian chuẩn bị, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Lưu ý: GV không yêu cầu các nhóm phải trình bày hiểu biết sâu về từ khóa. Các nhóm chỉ cần nêu một vài đặc điểm ngắn gọn về từ khóa là đạt yêu cầu nhiệm vụ học tập trong phần này.
Sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể bổ sung thêm một số thông tin về các từ khóa.
GV đặt câu hỏi gợi ý: Các nhân vật, địa danh này có đặc điểm chung là gì? (Gợi ý: là những nhân vật, địa danh liên quan đến giai đoạn lịch sử Hà Nội trước thế kỉ X).
GV dẫn dắt vào bài mới.
3.2. Kiến thức mới
a) Mục đích
- HS trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.
- HS mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
b) Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn lịch sử Hà Nội thời nguyên thủy
– GV hướng dẫn HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh 1.1, 1.2 trong SGK và thảo luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
- Cư dân ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng vào khoảng thời gian nào?
- Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng ở Hà Nội.
- Kể tên các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội liên quan đến các nền văn hóa thời đại đồ đồng.
- Các loại hiện vật được phát hiện ở các di chỉ khảo cổ học này gồm những gì?
– Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp đôi trình bày sau chỉ bổ sung, không lặp lại các nội dung cặp đôi trước đã trả lời.
– GV tổng kết, nhận xét.
....
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Thành phố Hồ Chí Minh
CHỦ ĐỀ 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Xác định được vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.
- Biết sự tiếp giáp với các tỉnh/thành phố khác tạo nên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh.
- Biết và xác định được các đơn vị hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Biết được diện tích, thấy được thực trạng dân số và mật độ dân cư của thành phố Hồ Chí Minh.
- Biết tình hình phân bố dân cư và nhận xét được sự phân bố dân cư.
- Biết các loại hình giao thông.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.
* Năng lực riêng
- Chỉ ra được Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đồng bằng Đông Nam Bộ dựa vào bản đồ địa hình hoặc số liệu diện tích, tỉ lệ các dạng địa hình;
- Trình bày được một số đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh: địa hình, khí hậu, sông ngòi;
- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định được vị trí và đơn vị hành chính thành phố Thủ Đức.
- Đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án. Phiếu học tập.
- Tư liệu bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích: Tạo hứng khởi cho học sinh trước khi vào bài mới.
b) Nội dung: Mùa xuân trên thành phố HCM, Thành phố trẻ, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Thành phố mười mùa hoa, Sài Gòn đẹp lắm...
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trò chơi: Thành phố tôi yêu
Em hãy cùng các bạn tìm và hát các bài hát trong đó có tên “Sài Gòn”, “Thành phố
Hồ Chí Minh”. Nhóm học sinh hát được nhiều bài hát đúng yêu cầu nhất là nhóm thắng cuộc.
Bước 2: Hs trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý của TPHCM
a) Mục đích:
Nêu và xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ
b) Nội dung:
Gv cho hs nghiên cứu sgk và hình ảnh tư liệu để hình thành kiến thức mới.
I. Vị trí địa lí
* Vị trí: toạ độ 10°10’ – 10°38’ Bắc và 106°22’ – 106°54’ Đông
- Bắc giáp Bình Dương
- Đông giáp Đồng Nai
- Đông Nam giáp Bà Rịa- Vũng Tàu
- Tây Bắc giáp Tây Ninh
- Tây giáp Long An
- Nam giáp Tiền Giang và biển Đông
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh:
1.
- Bắc giáp Bình Dương
- Đông giáp Đồng Nai
- Đông Nam giáp Bà Rịa- Vũng Tàu
- Tây Bắc giáp Tây Ninh
- Tây giáp Long An
- Nam giáp Tiền Giang và biển Đông
2. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, là thành phố lớn nhất Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh có điểm cực Bắc ở vĩ độ 10°38'B tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; điểm cực Nam ở vĩ độ 10°10'B tại xã Long Hoà, huyện Cần Giờ; điểm cực Tây ở kinh độ 106°22'Đ tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi và điểm cực Đông ở kinh độ 106°54'Đ tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
3. HS xác định các điểm cực trên bản đồ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
....
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Thanh Hóa
Tiết 1,2, 3, 4:
CHỦ ĐỀ 1
BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THÀNH NHÀ HỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này HS sẽ
- Biết được thành nhà Hồ là di tích lịch sử cấp quốc gia và là di sản văn hóa thế giới.
- Hiểu và tự hào về di tích
- Bỏa tồn và phát huy giá trị di sản.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức và tư duy: Khai thác và sử dụng được thông tin một số tư liệu lịch sử của di sản trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử di sản: Tìm kiếm và sưu tầm đuợc tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tưu liệu lịch sử.
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các vấn đề được đặt ra.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Giáo dục ý thức và tìm hiểu lịch sử để biết được trên đất nước ta có những di sản nào nào cần được giữ gìn và phát huy
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và có ý thức trong tìm hiểu di sản..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bài học. Học sinh nâng cao năng lực quan sát đánh giá tranh ảnh di sản.
b. Nội dung: Cho học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm:
Các ảnh chụp những hình ảnh về khai quật và tìm những tư liệu lịch sử di sản thành nhà Hồ. Những hoạt động đó góp phần giúp cho con người hiểu rõ về lịch sử và di sản dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
Quan sát các hình ảnh và cho biết đây là những hình ảnh liên quan di sản nào?
....
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long
CHỦ ĐỀ 1
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH LONG
Thời gian thực hiện: (6 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được dạng địa hình, các khu vực địa hình chính ở tỉnh Vĩnh Long và những thuận lợi, khó khăn của dạng địa hình, các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Nêu được tên, đặc điểm phân bố của một số loại khoáng sản chính ở tỉnh Vĩnh Long.
- Nêu được một số biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí dạng địa hình, các khu vực địa hình chính và khoáng sản theo hướng bền vững.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. (Đọc tài liệu, xem video về khoáng sản ở Vĩnh Long, hoàn thành phiếu học tập…).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm trong hoạt động tìm hiểu địa hình và hoạt động vận dụng.
- Năng lực Địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, tranh ảnh về địa hình và hoạt động khai thác khoáng sản để thực hiện nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức về địa hình và khoáng sản của tỉnh Vĩnh Long.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên (Cụ thể là bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương nơi học sinh đang sống).
- chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào cuộc sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập của giáo viên và của nhóm giao cho.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
- Một số hình ảnh về địa hình, khoáng sản của Vĩnh Long
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Long
- Sưu tầm hình ảnh về địa hình, hình ảnh khai thác khoáng sản, sản phẩm từ khoáng sản của Vĩnh Long
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Học sinh xác định vị được trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam và vị trí địa lí của tỉnh Vĩnh Long.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung: GV giới thiệu bản đồ, học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
- Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
- Tiếp giáp với các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu và yêu cầu học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long em hãy:
- Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. GV quan sát, theo dõi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một vài học sinh trình bày nội dung trả lời, mời những bạn có kết quả khác bổ sung.
- Đánh giá: GV kết luận, đưa ra nhận xét dựa trên số lượng, mức độ hiểu biết của HS đưa ra dẫn dắt vào bài mới: Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Với vị trí như vậy, tỉnh Vĩnh Long có địa hình như thế nào? Có những nguồn khoáng sản nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh…? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề đó.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Địa hình tỉnh Vĩnh Long
a) Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm về địa hình.
- HS biết được các dạng địa hình chính của tỉnh Vĩnh Long
b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin tài liệu, làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập.
c) Sản phẩm:
- Đặc điểm địa hình Vĩnh Long
- Các khu vực địa hình chính
d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, đọc thông tin tài liệu mục I, làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập.
.....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024