Giáo án Giáo dục thể chất 6 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất lớp 6

Giáo án Giáo dục thể chất 6 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDTC 6 Cánh diều của mình.

Giáo án Giáo dục thể chất 6 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, Công nghệ, Giáo dục công dân, Âm nhạc, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án GDTC 6 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất 6 sách Cánh diều

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60m)

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ

- Kĩ thuật chạy giữa quãng

- Các động tác bổ trợ

- Trò chơi vận động phát triển nhanh

5

2

Kĩ thuật xuất phát cao, chạy lao sau xuất phát và chạy về đích

- Kĩ thuật xuất phát cao

- Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát

- Kĩ thuật chạy về đích

- Một số điều luật cơ bản

- Trò chơi vận động phát triển nhanh

7

BÀI 1: CÁC ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ CHẠY CỰ LI NGẮN
(Thời lượng: 5 tiết)

Kiến thức: kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ

I. MỤC TIÊU

(Chú ý điều chỉnh tất cả các bài: Xác định theo phẩm chất và năng lực. Chỉ rõ tên PC, NL và mức độ đạt được – sử dụng theo thang đo Bloom)

1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.
  • Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.

- Năng lực đặc thù:

  • Làm quen với kĩ thuật chạy giữa quãng và thực hiện được các động tác bổ trợ.
  • Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.

2. Phẩm chất

  • Tích cực, tự giác trong học tập, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

(Hoạt động này GV ghi rõ số lượng, tên gọi, thuộc tính của thiết bị/ học liệu sử dụng khi dạy học)

1. Đối với giáo viên

  • Tranh, ảnh, video kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ (nếu có).
  • Bục thể dục để thực hiện bài tập “Bật bục”.
  • Gậy nhỏ dài khoảng 20 cm, cọc mốc để chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
  • Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

(Sản phẩm phải cụ thể, phản ánh được kết quả của mục tiêu và nội dung dạy học. Sản phẩm phần trình bày nên viết thành: Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập; Hoàn thành lượng vận động khởi động – Các bài sau sửa tương tự)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS khởi động chung (bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (chạy chậm, chạy tăng tốc).

Khởi động

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, chạy cự li ngắn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên – Bài 1: Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.

(Đối với hoạt động tổ chức này, chỉ cần nói rõ cách thức tổ chức, không cần nêu chi tiết lời nói của GV hoặc không cần đưa phần phân tích kĩ thuật vào vì đã có trong SGK)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu kĩ thuật chạy cự li ngắn

a. Mục tiêu: HS nhớ được kĩ thuật của các giai đoạn chạy cự li ngắn

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSLƯỢNG VẬN ĐỘNGDỰ KIẾN SẢN PHẨM
TGSL

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu khái niệm về chạy cự li ngắn (60m)

- GV dạy các kĩ thuật bổ trợ chạy cự li ngắn

- GV dạy kĩ thuật chạy giữa quãng

- GV dạy kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát

- GV dạy kĩ thuật chạy về đích

- Gv dạy hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li ngắn (60m)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Giới thiệu kĩ thuật chạy cự li ngắn

- Các cự li trong chạy ngắn bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m.

- Chạy ngắn gồm các giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích.

Hoạt động 2: Các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn

a. Mục tiêu: HS biết được các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSLƯỢNG VẬN ĐỘNGDỰ KIẾN SẢN PHẨM
TGSL

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về chạy cự li ngắn (60m) và hướng dẫn theo trình tự các động tác bổ trợ: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.

- GV thị phạm và phân tích động tác bổ trợ theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ động tác hai lần, tạo cảm giác trực quan cho HS về động tác

+ Thị phạm và phân tích tư thế tiếp xúc bàn chân, tư thế chân trước, chân sau khi thực hiện động tác.

+ Phân tích giai đoạn chuyển đổi hai chân

- GV cho HS thực hành các động tác

Giáo dục thể chất

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

- GV lưu ý một số lỗi sai HS thường mắc và biện pháp khắc phục:

+ Tiếp xúc đất bằng cả bàn chân hoặc gót bàn chân

+ Đánh tay không nhịp nhàng theo bước chạy

+ Gồng cứng người khi thực hiện kĩ thuật.

- GV hướng dẫn cách khắc phục các lỗi sai thường mắc

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

10 p

10p

5p

2n

2n

1n

2. Các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn

- Các động tác bổ trợ:

+ Động tác bước nhỏ: Khi thực hiện, nửa trước hai bàn chân luân phiên tiếp xúc đất, cổ chân thả lỏng, thân người thẳng, hai tay phối hợp đánh tự nhiên.

+ Động tác nâng cao đùi: Chân tiếp xúc đất bằng nửa trước bàn chân, cô chân thả lỏng, đùi gần vuông góc với thân mình và căng chân, thân người thẳng, mắt nhìn theo hướng chạy.

+ Động tác đạp sau: Đạp thẳng chân sau, đưa cơ thể tiến về trước. Đùi chân trước gần vuông góc với thân người và cẳng chân. Thân người hơi ngả về trước, mắt nhìn thẳng theo hướng chạy.

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo dục thể chất 6 Cánh diều!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm