Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 (Word & PowerPoint)
Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng tham khảo, tiết kiệm thời gian trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lý 6 theo chương trình mới.
KHBD Lịch sử - Địa lí 6 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Khoa học tự nhiên, Toán, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Lịch sử - Địa lí 6 Cánh diều:
Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
Giáo án Lịch sử 6 sách Cánh diều
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
(… tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Khái niệm lịch sử.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
3. Về phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời. HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi. HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS đứng lên trả lời HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì? | ||
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niệm lịch sử và bộ môn lịch sử. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. - Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là sự kiện lịch sử, vì sự kiện này đã xảy ra trong quá khứ và là mộc mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. - Từ đó rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. d) Tổ chức thực hiện | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu hình ảnh lễ hội của đền Hai Bà Trưng và đặt câu hỏi: ? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao? ? Lịch sử và môn Lịch sử là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. | - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. | |
| ||
2. Vì sao cần phải học lịch sử? | ||
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử? b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ? ? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. | - Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại. |
Giáo án Địa lí 6 sách Cánh diều
BÀI MỞ
ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.
2. Năng lực
Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài và các kiến thức được học để hiểu vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.
3. Phẩm chất
Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí, bản đồ tự nhiên của Châu Á…
- Bảng KWLH, Bảng phụ nhóm
- SGK, SGV.
Bảng KWLH
K | W | L | H |
Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí? | Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí. | Em học được điều gì qua bài học hôm nay? | Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào? |
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Tiết 1
1. Hoạt động: Mở đầu
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới
b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào cột K, W trong bảng KWLH
Bảng KWLH
K | W | L | H |
Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí? | Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí. | Em học được điều gì qua bài học hôm nay? | Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào? |
c. Sản phẩm: Hoàn thành cột KW
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Học Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức Địa lí. Từ những kiến thức đã học, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hoàn thành cột K,W trong bảng KWLH
- HS. Nhận bảng KWLH
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ Tiểu học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
- HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Đánh giá những kiến thức hs còn nhớ, tôn trọng những mong muốn của HS, dẫn vào bài.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc mục 2, quan sát lược đồ, theo dõi video thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: cho cả lớp quan sát lược đồ tự nhiên của Châu Á Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích và đặt mẫu hai câu hỏi: - Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? (Everest cao 8.848 m ) - Đỉnh núi đó nằm ở đâu nào? ( nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thuộc dãy Himalaya) Nhiệm vụ: Đọc phần 1, mục 1 SGK/ T102 và quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á, hãy đặt câu hỏi Cái gì? Ở đâu? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống. | I/ Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
- Câu hỏi Cái gì? Ở đâu -> Khái niệm, đặc điểm, phân bố của đối tượng và hiện tượng địa lí. - Câu hỏi Như thế nào? Tại sao? -> Thuộc tính và mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: + Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1/SGK, quan sát lược đồ, đặt 2 câu hỏi + Hoạt động cặp đôi: Trao đổi 3 phút câu hỏi đã đặt - GV + Theo dõi, quan sát hoạt động của HS + Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ + Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời từ lược đồ | |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv: Yêu cầu HS đại diện bày sản phẩm. - HS + Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. Dự kiến sản phẩm 1.Con sông nào dài nhất Châu Á? (Trường Giang) 2. Con sông đó chảy qua đất nước nào? (Trung Quốc) 3. Kể tên một số thắng cảnh nổi tiếng của Châu Á? ( Vịnh Hạ Long, Cây cầu sống, Hồ Nepal, hang Sơn Đoòng…) 4.Các thắng cảnh đó ở quốc gia nào? (Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Việt Nam…) | |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. - Chốt kiến thức ghi bảng Nhiệm vụ : Tìm hiểu những câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ: 1.Xem vi deo: https://www.youtube.com/watch?v=SmAEYd-OVKQ
Đặt một câu hỏi Như thế nào? Tại sao? gắn với hiện tượng địa lí xuất hiện trong video? 2. Đọc phần 2, mục 1 SGK/ T102 , hãy đặt một số câu hỏi Như thế nào? Tại sao? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: + Hoạt động cá nhân (2 phút): Xem video, Đọc phần 2- mục 1/SGK, , đặt câu hỏi + Hoạt động nhóm: Trao đổi 5 phút câu hỏi đã đặt - GV + Theo dõi, quan sát hoạt động của HS + Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ + Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm bày sản phẩm. - HS + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. Dự kiến sản phẩm 1. CH1.Mưa được hình thành như thế nào? Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa. CH2: Tại sao mưa đá lại xuất hiện vào đầu mùa hạ? Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các khối không khí nóng và lạnh có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá. 2. CH1.Tại sao lại có ngày và đêm trên Trái Đất. Do Trái Đất liên tục quay quanh trục và quay quanh Mặt trời. CH2. Tại sao Trái Đất quay mà con người không bị hất văng ra. Sức hút của Trái Đất là nguyên nhân làm cho người và các vật xung quanh không thể văng ra khỏi Trái đất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. - Chốt kiến thức ghi bảng |
Hoạt động 2: Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các kĩ năng Địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc mục 2 trang 102 SGK thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời: các kĩ năng chủ yếu khi học địa lí
Dự kiến sản phẩm
1. Để học tốt môn Địa lí cần có những công cụ hỗ trợ nào?
- Công cụ: biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu, video, tranh ảnh, mô hình...
2. Tiết học trước, chúng ta đã được làm quen với công cụ hỗ trợ nào để giờ học thêm sinh động?
- Lược đồ, video
3. Em thích nhất điều gì khi học Địa lí
Hs tự bộc lộ
4. Khi học Địa lí cần có những kĩ năng chủ yếu nào?
- Sử dụng công cụ học tập
- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.
- Kĩ năng khai thác thông tin từ Internet.
.............
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều (Cả năm)