Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo KHGD môn Công nghệ lớp 6 (Phụ lục III Công văn 5512)
Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch giáo dục theo phụ lục III Công văn 5512.
Qua đó, dễ dàng xây dựng cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học mới cho môn Công nghệ 6. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, Lịch sử, Khoa học tự nhiên, Giáo dục thể chất. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo
Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG:THCS………………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 6 - SGK CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
I. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 6
(Năm học 2023 - 2024)
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Tuần |
TÊN BÀI |
Số tiết |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
CHƯƠNG 1: NHÀ Ở | 8 | - Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam. - Kể tên được một số vật liệu, mô tả các bước chính để xây dựng một ngôi nhà. - Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. - Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đìh tiết kiệm, hiệu quả. | |
1,2 | Bài 1: Nhà ở đối với con người | 2 | - Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở. - Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam - Kể được tên một số loại vật liệu xây dựng nhà. - Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà. |
3,4 | Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình | 2 | - Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả. |
5 | Bài 3: Ngôi nhà thông minh | 1 | - Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. - Nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh. |
6 | Dự án 1: Ngôi nhà của em | 1 | Xây dựng ý tưởng thiết kế và lắp ráp được một mô hình nhà ở từ các vật liệu có sẵn. |
7 | Ôn tập chương 1 | 1 | Hệ thống hóa được nội dung kiến thức về nhà ở. |
8 | Kiểm tra giữa học kì 1 | 1 | |
CHƯƠNG 2: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | 9 | - Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người. - Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. - Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến. - Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt. - Hình thành thói quan ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. - Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình. | |
9,10,11 |
Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng | 3 | - Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người. - Hình thành thói quan ăn, uống khoa học. - Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình. |
12,13, 14 |
Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình | 3 | - Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. - Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến. - Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt. - Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. |
15 | Dự án 2: Món ăn cho bữa cơm gia đình | 1 | Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình và chế biến một số món ăn theo phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt. |
16 | Ôn tập cuối học kì 1 | 1 | Hệ thống hóa được nội dung kiến thức về thực phẩm. |
17 | Kiểm tra cuối học kì 1 | 1 | |
CHƯƠNG 3: TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG | 9 | - Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục. - Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân. - Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình. - Sử dụng và bảo quản được một số loại hình trang phục thông dụng. | |
18 | Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc | 1 | Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục. |
HỌC KÌ 2 | |||
19,20, 21 |
Bài 7: Trang phục | 3 | - Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; - Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc; - Sử dụng và bảo quản được một số loại hình trang phục thông dụng. |
22,23 |
Bài 8: Thời trang | 2 | - Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang; - Nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân; - Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình. |
24 | Dự án 3: Em làm nhà thiết kế thời trang | 1 | Xây dựng được ý tưởng thiết kế bộ đồng phục cho học sinh trung học cơ sở (gồm đồng phục cho nam và đồng phục cho nữ. |
25 | Ôn tập chương 3 | 1 | Hệ thống hóa được nội dung kiến thức về trang phục và thời trang. |
26 | Kiểm tra giữa học kì 2 | 1 | |
CHƯƠNG 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH | 9 | - Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình (ví dụ: nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hòa, …) - Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn. - Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình. | |
27,28 29,30 |
Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | 4 | - Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện; - Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình; - Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn; - Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình. |
31,32 | Bài 10: An toàn điện | 2 | Sử dụng điện an toàn |
33 | Dự án 4: Tiết kiệm trong sử dụng điện | 1 | - Đề xuất được các đồ dùng điện thế hệ mới có cùng chức năng nhưng tiêu thụ điện ít hơn để thay thế cho đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng. |
34 | Ôn tập cuối học kì 2 | 1 | Hệ thống hóa được nội dung kiến thức về đồ dùng điện trong gia đình. |
35 | Kiểm tra cuối học kì 2 | 1 |
Gợi ý phân bố bài giảng theo SGV
(Có thể phân phối mỗi tuần 1 tiết, hoặc mỗi tuần 2 tiết tùy theo từng trường)
Phân phối chương trình môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 6
Năm học 2023 - 2024
Cả năm: 35 tiết
Học kì 1: 18 x 1 = 18 tiết
Học kì 2: 17 x 1 = 17 tiết
HỌC KÌ I
Tuần |
Số tiết |
TÊN BÀI |
NỘI DUNG TỪNG TIẾT |
CHƯƠNG 1: NHÀ Ở | |||
1,2 | 1 | Bài 1: Nhà ở đối với con người | 1. Vai trò của nhà ở 2. Đặc điểm chung của nhà ở 3. Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam |
2 | Bài 1: Nhà ở đối với con người | 4. Vật liệu xây dựng nhà 5. Quy trình xây dựng nhà ở | |
3,4 | 3 | Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình | 1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà |
4 | Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình | 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả | |
5 | 5 | Bài 3: Ngôi nhà thông minh | |
6 | 6 | Dự án 1: Ngôi nhà của em | |
7 | 7 | Ôn tập chương 1 | |
8 | 8 | Kiểm tra giữa học kì 1 | |
CHƯƠNG 2: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM | |||
9,10, 11 | 9 | Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng | 1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm |
10 | Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng | 2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 3. Chế độ ăn uống khoa học | |
11 | Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng | 4. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí | |
12,13, 14 | 12 | Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình | 1. Bảo quản thực phẩm |
13 | Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình | 2. Chế biến thực phẩm | |
14 | Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình | 3. Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt | |
15 | 15 | Dự án 2: Món ăn cho bữa cơm gia đình | |
16 | 16 | Ôn tập cuối học kì 1 | |
17 | 17 | Kiểm tra cuối học kì 1 | |
CHƯƠNG 3: TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG | |||
18 | 18 | Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc | |
HỌC KÌ II | |||
19 | 19 | Bài 7: Trang phục | 1. Trang phục và vai trò của trang phục 2. Các loại trang phục |
20 | 20 | Bài 7: Trang phục | 3. Lựa chọn trang phục |
21 | 21 | Bài 7: Trang phục | 4. Sử dụng và bảo quản trang phuc 5. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục |
22 | 22 | Bài 8: Thời trang | 1. Thời trang và phong cách thời trang 2. Thời trang phản ánh tính cách của người mặc |
23 | 23 | Bài 8: Thời trang | 3. Lựa chọn trang phục phù hợp theo thời trang |
24 | 24 | Dự án 3: Em làm nhà thiết kế thời trang | |
25 | 25 | Ôn tập chương 3 | |
26 | 26 | Kiểm tra giữa học kì 2 | |
CHƯƠNG 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH | |||
27 | 27 | Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | 1. Một số đồ dùng điện trong gia đình 1.1. Bàn là |
28 | 28 | Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | 1.2. Đèn Led |
29 | 29 | Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | 1.3. Máy xay thực phẩm |
30 | 30 | Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | 2. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện |
31 | 31 | Bài 10: An toàn điện | 1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật 2. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện |
32 | 32 | Bài 10: An toàn điện | 3. Khắc phục dây dẫn cáp nguồn bị hư hỏng lớp vỏ cách điện + luyện tập, vận dụng |
33 | 33 | Dự án 4: Tiết kiệm trong sử dụng điện | |
34 | 34 | Ôn tập cuối học kì 2 | |
35 | 35 | Kiểm tra cuối học kì 2 |