Giáo án lớp 6 bộ sách Cánh diều (11 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 6 Cánh diều (Cả năm)

Giáo án lớp 6 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 6 theo chương trình mới.

Giáo án điện tử lớp 6 Cánh diều gồm 11 môn: Toán, Ngữ văn, Mĩ thuật, GDTC, GDCD, Âm nhạc, HĐTN, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, KHTN, Tin học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy lớp 6 Cánh diều:

Giáo án Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều

Bài 1. TRUYỆN

(TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)

Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ……..

Số tiết: tiết

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

VĂN BẢN. THÁNG GIÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

  • HS xác định được chủ đề của truyện.
  • HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…
  • HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

  • Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

AI. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu h i gợi m vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - Học sinhDự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện
nhiệm vụ

+ Theo em, người anh hùng là người như thế
nào? Người đó có những phẩm chất và thành
tích gì khiến em ngưỡng mộ?

+ Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc

- HS nêu suy nghĩ về người anh
hùng.

- HS kể tên người anh hùng
theo hiểu biết của các em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - Học sinhDự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Thánh Gióng thuộc - Thể loại: truyền thuyết thuộc thể loại thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm?

Xác định nhân vật chính của truyện?

- GV hướng dẫn cách đọc:

+ Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời.

+ Đoạn Gióng trả lời sứ giả: giọng dõng dạc, trang nghiêm.

+ Đoạn cả làng nuôi Gióng: giọng háo hức, phấn khởi.

+ Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ.

+ Đoạn cuối: giọng chậm, nhẹ, xa vời, mang màu sắc huyền thoại.

GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

Truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: sứ giả, áo giáp, tây, truyền, khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi…

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

Như vậy, theo bố cục chúng ta vừa chia ở trên thì có các sự việc xoay quanh nhân vật Gióng. Vậy ở mỗi phần, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần II.

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

- GV yêu cầu HS nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Thời gian: đời HV thứ sáu

+ Không gian: không gian làng quê

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv bổ sung: Trong khoảng thời gian và không gian đó đã xảy ra sự việc: giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, đất nước ra đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi nước ta phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài giỏi đánh giặc giúp dân cứu nước.

NV3:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Có những chi tiết nào là chi tiết hoang đường? Qua đó, con có nhận xét gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

+ Cha mẹ Gióng là những người tốt bụng, hiền lành , được đền đáp xứng đáng à thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành.

+ Có thể nói, ngay từ những chi tiết đầu tiên của câu chuyện đã đưa ta vào thế giới của những điều kì lạ. Ta chưa bao giờ gặp một bà mẹ ướm vào vết chân lạ mà có thai. Ta cũng chẳng thấy ai mang thai trong 12 tháng à sự ra đời của một con người phi thường.

Và những chi tiết hoang đường ấy càng cuốn hút ta vào câu chuyện mà ở đó trung tâm chính là cậu bé làng Gióng. Qua đây, cô muốn nhấn mạnh với các con rằng: sự ra đời kì lạ, khác thường của Gióng chính là mô-tip xây dựng nhân vật người anh hùng đặc trưng trong các truyện dân gian. Các con có thể tìm đọc thêm các truyện trong dân gian Việt Nam để thấy rõ điều này nhé.

NV4:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

· Điều gì đã xảy ra tiếp theo? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói gì? Em có nhận xét gì về tiếng nói ấy?

· Bà con xóm làng đã có hành động gì giúp đỡ Gióng? Kết quả của hành động đó?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ý nghĩa của các chi tiết:

+ Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc

+ Bà con góp gạo nuôi Gióng

+ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Tiếng nói đầu tiên:

+ “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”

+ “Ta sẽ phá tan lũ giặc này”

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

Tiếng nói đầu tiên:

+ “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”

+ “Ta sẽ phá tan lũ giặc này”

à Đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của Gióng là bảo vệ đất nước. Đáp ứng tiếng goi cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy.

- GV mở rộng: Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đánh giặc:

+ Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

+ Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc cũng hàm chứa 1 sự thật rằng: ở 1 đất nước luôn bị ngoại xâm như nước ta thì khả năng đánh giặc phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ để đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Ôi Việt Nam xứ xở lạ lùng

Đến em thơ cũng hóa những anh hùng

Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ...”

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

· Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị.

· Chi tiết còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta từ thuở xưa. ND ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh ra trận đánh giặc.

⇒ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Một người không thể cứu nước, phải toàn dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước mới trở lên mau chóng.

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:

Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ nhân dân ta quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy.

Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

NV5

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì?

- HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết:

+ Ngựa sắn phun ra lửa, roi sắt quật vào giặc chết như ngả rả và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ.

+ Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Gióng đã đánh tan quân giặc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

· Chi tiết cho thấy sự sáng tạo, nhanh trí của Gióng

Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của quê hương đất nước, bằng bất cứ những gì có thể giết được giặc à thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng.

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời:

· Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc.

Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở (tên đất, tên làng, ao hồ...)

NV6

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã xả ra trong quá khứ? Tìm chi tiết đó.

+ Theo em, ý nghĩa của hình tượng TG là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng…. làng Cháy

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

Đây cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp truyền thuyết, Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin ở người đọc, ngời nghe truyền thuyết nên thường đưa vào các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: phong tụ, địa danh của đất nước đã được “lịch sử đặt tên” nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân.

Hình tượng thánh gióng: tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. TG mang trong mình sức mạnh của cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước, sức mạnh và ý chí của nhân dân – những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân, những binh lính anh hùng, Tầm vóc khổng lồ của TG là biểu động của sự kết tinh tất cả các sức mạnh đó.

NV7

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?

Theo em, truyện đã phản ánh được hiện tượng và ước mơ gì của cha ông ta ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Truyện đã phản ánh công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là quá trình đấu tranh gian khổ, các thế hệ cha anh ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn nền độc lập dân tộc cho đến hôm nay. Truyện cũng phản ánh ước mơ về người anh hùng, có đủ sức mạnh và trí tuệ, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần.

3. Đọc- kể tóm tắt

- Nhân vật chính: Gióng.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- PTBĐ: tự sự

Bố cục: 4 phần

- P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng

- P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời

- P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Sự ra đời của Gióng

- Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng.

- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn

- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ

-> thụ thai

- Mang thai 12 tháng mới sinh

- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.

à Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường

2. Sự trưởng thành của Gióng

- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.

- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.

à Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi à sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.

- Bà con góp gạo nuôi chú bé.

à thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.

3.3. Gióng đáng giặc và bay về trời

- Tư thế, hành động:

+ phi thẳng đến nơi có giặc

+ Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác

à Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ

- Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi bụi tre quật vào giặc

-Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

3.4. Những dấu tích còn lại

- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương

- Bụi tre đằng ngà

- Ao hồ liên tiếp

- Làng Cháy

à Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.

* Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

b. Nghệ thuật

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều

TÊN BÀI DẠY: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

  • Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”

Thẩm thấu âm nhạc

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, tròNội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”

Luật chơi:

v Học sinh xem video bài bát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) và trả lời câu hỏi.

v Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những truyền thống đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 6 sách Cánh diều

Ngày soạn:...................

Ngày dạy:.....................

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1. THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:

  • Biết thông tin là gì.
  • Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin.
  • Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển các năng lực:
    • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
    • Hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:

  • Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
  • Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính, máy chiếu..

2 - HS: Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ hơn, về việc thu nhận và xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin

a) Mục tiêu:

  • Biết thông tin là gì, vật mang tin là gì.
  • Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1:

- GV chiếu hình ảnh một trang báo, yêu cầu
HS đọc thông tin, thảo luận để thực hiện hoạt động 1:

+ Một trong những thông tin em thu nhận
được từ trang báo này là gì?

+ Thông tin em vừa đọc là nói về ai hay về cái gì?

NV2:

- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 sgk và yêu cầu HS rút ra kết luận:

+ Thông tin là gì?

+ Thế nào là vật mang tin?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.

- HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thông tin và vật mang tin

- Thông tin là những gì đem lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

+ Ví dụ: Em nghe tiếng trống trường vừa điểm -> Vào học

- Vật mang tin là vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.

+ Ví dụ: Vật mạng tin là sách, đài radio, tivi, bức ảnh, thẻ nhớ...

Hoạt động 2: Xử lí thông tin

a) Mục tiêu: Nêu được hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin

b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Giáo án môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều

Phần Vật lý

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
  • Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
  • Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
  • Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ:

  • Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
  • Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
  • Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
  • Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

  • Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
  • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
  • Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
  • Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đúng với các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
  • Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
  • Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
  • Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

b) Nội dung:

- HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:

  • Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
  • Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
  • Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus corona và vaxcin?
  • Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?

c) Sản phẩm: Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
  • HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
  • Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
  • GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là gì?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về Khoa học tự nhiên

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên

a) Mục tiêu:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b) Nội dung:

  • HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.

Nội dung thảo luận:

  • Thế giới tự nhiên xung quanh chung ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu về thế giới tự nhiên và đối tượng nghiên cứu của hoạt động đó là gì?

Phần Sinh học

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO
VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học: KHTN - Lớp: 6

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
  • Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
  • Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
  • Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ:

  • Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
  • Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
  • Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
  • Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

  • Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
  • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
  • Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
  • Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đúng với các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
  • Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
  • Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
  • Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

b) Nội dung:

- HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:

  • Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
  • Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
  • Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus corona và vacxin?

Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?

c) Sản phẩm: Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
  • HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
  • Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
  • GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là gì?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về Khoa học tự nhiên

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên

a) Mục tiêu:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
  • Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b) Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.

Nội dung thảo luận:

- Thế giới tự nhiên xung quanh chung ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu về thế giới tự nhiên và đối tượng nghiên cứu của hoạt động đó là gì?

....

Phần Hóa học

  • Giáo án KHTN Cánh Diều phần Hóa học bao gồm 6 chủ đề. Mỗi chủ đề tương ứng với các bài soạn chi tiết.

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 6 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: KẾT NỐI BẠN BÈ

BÀI 1: CHÂN DUNG BẠN EM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung
  • Bước đầu tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình.
  • Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đủ đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét đặc điểm khuôn mặt, tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn, sử dụng công cụ, hoạt phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
  • Năng lực ngôn ngữ: khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm theo chủ đề.

- Năng lực mĩ thuật:

  • Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung.
  • Tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình.
  • Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung.

3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau:

  • Thể hiện tình thương, quý mến, hoà đồng với bạn trong lớp, biết quan tâm bạn; tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
  • Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.
  • Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung; có thái độ không đồng tình với các biểu hiện không đúng.
  • Biết giữ vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK Mĩ thuật 6, kế hoạch DH, phiên bản tranh chân dung hoạ sĩ, ảnh chân dung, bài vẽ chân dung của HS, tranh chân dung thời kì La Mã Ai Cập cổ đại, hình minh hoạ thực hành, giấy, màu, bút,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, Mĩ thuật 6, Vở thực hành Mĩ thuật 6
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

  • Kiểm tra sĩ số lớp
  • Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình hình ảnh chân dung của mẹ

Có những cách nào để lưu giữ lại chân dung của một người?

Ảnh chân dung

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: chụp ảnh chân dung, vẽ chân dung,...

- GV đặt vấn đề: Có nhiều cách để lưu giữ chân dung như: chụp ảnh, vẽ tranh, nặn tượng,... Thông thường nhất vẫn là chụp ảnh chân dung và vẽ tranh chân dung. Bài học sẽ giúp các em hiểu hơn về tranh chân dung bằng việc vẽ chân dung người bạn của mình. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn cách vẽ chân dung, chúng ta cùng tìm hiểu bài:

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)

a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của thể loại tranh chân dung: kích thước khuôn mặt, nét và màu sắc sử dụng,...

b. Nội dung: HS quan sát các bức tranh trong SGK do hoạ sĩ và HS vẽ, kết hợp hình ảnh GV sưu tầm để tìm hiểu về đặc điểm chân dung của nhân vật qua các câu hỏi gợi ý.

c. Sản phẩm học tập: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh trong SGK do hoạ sĩ và HS vẽ, kết hợp hình ảnh GV sưu tầm (nếu có) để tìm hiểu về đặc điểm chân dung của nhân vật qua các câu hỏi gợi ý.

- GV chia thành 6 nhóm:

+ Nhóm 1,2: tìm hiểu tác phẩm chân dung nghệ thuật La Mã cổ đại

Chân dung nghệ thuật La Mã cổ đại

+ Nhóm 3,4: tìm hiểu tác phẩm chân dung trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại

Chân dung nghệ thuật Ai Cập cổ đại

+ Nhóm 5,6: tìm hiểu tác phẩm chân dung Bạn Mai

Chân dung Bạn Mai

Nội dung tìm hiểu:

+ Tranh vẽ về ai? Biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật trong tranh như thế nào?

+ Loại chân dung (diễn tả khuôn mặt, nửa người, cả người,...)?

+ Đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm của khuôn mặt nhân vật trong tranh.

+ Tóc và trang phục có gì đặc biệt?

+ Trạng thái tình cảm của nhân vật thế nào?

+ Bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh (gam màu chủ đạo trong tranh, màu được sử dụng nhiều trong tranh) ra sao?

+ Em thấy nhân vật có gì đặc biệt? Em ấn tượng với điều gì trong tranh? Cảm nhận chung của em về bức tranh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV bổ sung thêm

1. Khám phá

- Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm riêng về chân dung, đặc biệt là qua khuôn mặt, đó cũng chính yếu tố để phân biệt người này với người khác.

- Tranh chân dung là loại tranh vẽ về người, diễn tả nổi bật đặc điểm vẻ ngoài nhất là qua khuôn mặt, tranh còn thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật thông qua đường nét, màu sắc. Qua tranh có thể biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi, của nhân vật.

- Tranh chân dung được thể hiện bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau, màu sắc trong tranh rất phong phú, được lựa chọn theo ý thích của người vẽ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thảo luận)

a. Mục tiêu: trình bày được ý tưởng cho bài vẽ tranh, lựa chọn được nội dung phù hợp vẽ bức tranh chân dung; trưng bày, giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm

b. Nội dung: Hướng dẫn HS tìm ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm tranh vẽ, tổ chức cho HS thực hành sáng tạo sản phẩm, hướng dẫn trưng bày, chia sẻ và nhận xét về tranh vẽ.

c. Sản phẩm học tập: ý tưởng bài vẽ tranh, tranh vẽ về đề tài, thông tin chia sẻ về sản phẩm tranh vẽ, ý kiến trao đổi nhóm, thảo luận, nhận xét

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 6 sách Cánh diều

Ngày soạn:.............................

Ngày dạy:..............................

CHỦ ĐỀ 1: NHÀ Ở

BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.
  • Phân tích được vai trò của nhà ở đối với con người.
  • Nhận diện được các đặc điểm của nhà ở và một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

  • Mô tả được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  • Giao tiếp công nghệ: Biểu diễn được ý tưởng thiết kế nhà ở.
  • Sử dụng công nghệ : Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
  • Đánh giá công nghệ : Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ phù hợp về chức năng, độ bền, thẩm mĩ, hiệu quả, an toàn. Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá.
  • Thiết kế kĩ thuật: Phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể.

b) Năng lực chung

  • Tự nghiên cứu thu thập thông, tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để nhận diện các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng Việt Nam và trình bày kết quả thảo luận.
  • Giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn về vai trò, đặc điểm và một số kiến trúc của nhà ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động cúa bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK Công nghệ 6
  • Phiếu học tập.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
  • Tranh ảnh về vai trò và đặc điểm chung của nhà ở, kiến trúc nhà ở Việt Nam.
  • Video về ngôi nhà sinh thái.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG)

a. Mục tiêu: Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với bài học, nhận biết kiến thức thực tiễn của HS về nhà ở. Xác định được nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và các loại kiến trúc nhà ở của Việt Nam.

b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 và thực hiện yêu cầu, trả lời câu hỏi mở 6 SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV tô chức cho HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy gắn tên sau đây: bưu điện Hà Nội, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình trong H1.1? Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

Hình 1.1

Hình a: Nhà sàn

Hình b: Chợ Bến Thành

Hình c: chùa Thiên Mụ

Hình d: bưu điện Hà Nội

Hình e: biệt thự

Hình g: nhà mái bằng

Trong các công trình trên, công trình hình a, e, g thuộc nhóm nhà ở.

- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Đe tìm hiểu kì hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở đối với con người

a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của nhà ở đối với con người. Giải thích được vai trò của nhà ở đối với con người.

HS xem tranh, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân

b. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 7 SGK

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẤM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung của phần I,

quan sát hình 1.2, 1.3 và lần lượt trả lời các

câu hỏi trong trang 7 SGK

I. Vai trò của nhà đối với con người

Nhà ở là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí nhằm bảo vệ sức khỏe, gắn kết các thành viên trong gia đình, cũng là nơi học

Hình 1.2
Hình 1.2. Hang động là nhà ở của con người thời nguyên thủy

Hình 1.3
Hình 1.3. Nhà ở của con người thời kì hiện đại

Hình 1.3 thể hiện các vai trò gì của nhà ở?

- Em hãy giải thích câu nói “ngôi nhà là tổ ấm”?

- Vì sao nói nhà ở cũng có thể là nơi làm việc và học tập của con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc nội dung, quan sát hình 1.2, 1.3 và lần lượt trả lời các câu.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả:

• Hình 1.3 thể hiện các vai trò: nơi sinh hoạt (phòng khách), nơi nghỉ ngơi (phòng ngủ), nơi làm việc và học tập (bàn làm việc, máy tính, giá sách).

• “Ngôi nhà là tổ ấm” được hiểu là: Nhà là nơi trở về nghĩ ngơi của các thành viên sau khi làm việc; là nơi gắn kết các thành viên qua hoạt động sẻ chia, vui đùa; giúp cho các thành viên cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ từ những thành viên khác.

Nhà ở cũng có thể là nơi làm việc, học tập của con người bởi: Con người có thế làm việc tại phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ được đặt bàn làm việc và các thiết bị hỗ trợ cho công việc. Ngoài ra, trong xã hội ngày nay cũng có nhiều công việc có thể làm tại nhà như: cộng tác viên báo chí dịch thuật, gia sư online, mĩ thuật, làm đồ thủ công, kinh doanh,...

+ HS nhận xét và bổ sung câu trả lời (nếu có). GV nhận xét và đưa ra đáp án cho mồi câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

. tập, làm việc

- Ngoài ra, nhà ở còn là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản

Giáo án Địa lí 6 sách Cánh diều

BÀI MỞ
ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
  • Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.

2. Năng lực

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài và các kiến thức được học để hiểu vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.

3. Phẩm chất

Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí, bản đồ tự nhiên của Châu Á…
  • Bảng KWLH, Bảng phụ nhóm
  • SGK, SGV.

Bảng KWLH

KWLH

Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?

Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Tiết 1

1. Hoạt động: Mở đầu

a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới

b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào cột K, W trong bảng KWLH

Bảng KWLH

KWLH

Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?

Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.

Em học được điều gì qua bài học hôm nay?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?

c. Sản phẩm: Hoàn thành cột KW

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • Gv: Học Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức Địa lí. Từ những kiến thức đã học, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hoàn thành cột K,W trong bảng KWLH
  • HS. Nhận bảng KWLH

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
  • HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ Tiểu học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng theo yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

  • GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
  • HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV: Đánh giá những kiến thức hs còn nhớ, tôn trọng những mong muốn của HS, dẫn vào bài.
  • HS: Lắng nghe, vào bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

........

Giáo án Lịch sử 6 sách Cánh diều

CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ

Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
(… tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

  • Khái niệm lịch sử.
  • Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

2. Về năng lực:

  • Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
  • Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Lí giải được vì sao cần học lịch sử.

3. Về phẩm chất:

  • Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV.
  • Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy chiếu, máy tính
  • Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
  • Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV đặt câu hỏi, HS trả lời.

HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:
- HS chỉ nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi.

HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS đứng lên trả lời

HS:

- Đại diện trả lời câu hỏi

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là sự kiện lịch sử, vì sự kiện này đã xảy ra trong quá khứ và là mộc mốc lịch sử quan trọng của dân tộc.

- Từ đó rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu hình ảnh lễ hội của đền Hai Bà Trưng và đặt câu hỏi:

? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

? Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

2. Vì sao cần phải học lịch sử?

a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.

- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?

? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.

GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.

- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.

- Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.

- Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại.

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 sách Cánh diều

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6
  • Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp.
  • Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè
  • Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.

2. Về năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập
  • Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
  • Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
  • Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.

3. Về phẩm chất:

  • Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
  • Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

  • Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
  • Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán…
  • Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.

2. Đối với HS: Sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Văn nghệ: Chào lớp 6

a. Mục tiêu:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
  • Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:

1. Đón tiếp đại biểu

2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.

3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.

4. Lễ chào cờ

5. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.

6. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.

7. Đại biểu chúc mừng GV và HS.

8. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).

Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng

a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới.

b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.

c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.
  • Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.

TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6.

Giới thiệu về trường học mới của em

Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

a. Mục tiêu: HS nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành HS lớp 6.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về nội dung sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành HS lớp 6?

+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành HS lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn… Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỉ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên.

1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

- Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp…

- Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…

Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em

a. Mục tiêu: HS giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ trường học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người

- GV cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học.

- GV hướng dẫn, gợi ý các nhóm HS thảo luận theo các nội dung sau:

+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường

+ Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường

+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?

+ Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 - 7 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- GV và các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi HS có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường.

2. Giới thiệu về trường học mới của em

- Lịch sử hình thành của trường.

- Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường…

- Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới.

TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Cảm nhận về tuần học đầu tiên

a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc

c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm xúc của mình

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV ổn định lớp, tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những cảm nhận của mình sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới theo những gợi ý sau:

  • Hãy chia sẻ những cảm xúc của em sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới?
  • Vì sao lại có những cảm xúc ấy?
  • Điều gì khiến em ấn tượng nhất/ hài lòng nhất trong tuần học vừa qua? Vì sao?
  • Những cảm nhận của em sau tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở khác gì so với hồi em học ở trường tiểu học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp
  • GV cùng xây dựng nội quy lớp học.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét, kết luận: Những trải nghiệm đầu tiên ở trường trung học cơ sở luôn là những kí ức không thể nào phai. Những trải nghiệm ấy có thể bao gồm cả những điều tốt hoặc chưa tốt, những điều khiến em hài lòng hoặc chưa hài lòng nhưng chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời HS của các em. Hãy trân trọng những cảm xúc ấy.

Kế hoạch bài dạy Toán lớp 6 sách Cánh diều

CHƯƠNG I: SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 1: TẬP HỢP (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được các khái niệm: tập hợp, phần tử của tập hợp.
  • Biết cách kí hiệu và viết một tập hợp, sử dụng kí hiệu “∈ ” , “∉ ”.
  • Biết cách viết một tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

2. Năng lực

Năng lực riêng:

  • Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
  • Sử dụng được các cách viết một tập hợp.
  • Biểu diễn được tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, một số hình ảnh minh họa về sưu tập tem, phiếu BT cho HS.

2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với, giúp HS đón nhận kiến thức mới một cách dễ dàng.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh về sưu tập tem trong SGK hoặc trên màn chiếu.

c) Sản phẩm: HS có thêm kiến thức về sưu tập tem và hình thành nhu cầu đón nhận kiến thức mới.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mở đầu trong SGK và chia sẻ qua hiểu biết của mình về sưu tập tem.

- GV đưa ra một số hình ảnh về sưu tập tem và giới thiệu về sưu tập tem. Sau đó, GV nhấn mạnh: “ Người sưu tập tem thường sưu tập theo các chủ đề. Mỗi bộ tem sưu tập là một tập hợp các con tem theo cùng một chủ đề”.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một vài chủ đề sưu tập tem.

=> Từ đó GV cho HS thấy rõ được mỗi tập hợp gồm các phần tử cùng có chung một hay vài tính chất nào đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS chia sẻ, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Mỗi bộ sưu tập tem là một tập hợp. Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tập hợp, kí hiệu, cách biểu diễn tập hợp ..” => Bài 1 : Tập hợp.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Một số ví dụ về tập hợp. Kí hiệu và cách viết tập hợp.

a) Mục tiêu:

- Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .

- Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “ ∉”.

- Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

- HS nêu được ví dụ về tập hợp, hiểu được các phần tử trong tập hợp.

- HS hoàn thành được phần Ví dụ.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt và nêu ví dụ về tập hợp ( GV có thể chiếu đồng thời ảnh minh họa):

+ Khái niệm tập hợp thường gặp trong đời sống hàng ngày hoặc trong toán học.

+ Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10; Tập hợp các học sinh lớp 6A2; Tập hợp các số trên mặt đồng hồ; tập hợp các ủa trứng trong khay….

- GV yêu cầu HS nêu ví dụ về tập hợp.

- GV khái quát khái niệm về tập hợp và cho HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV nhắc HS nhớ kí hiệu và cách viết một tập hợp.

- GV nhấn mạnh cách viết các phần tử trong tập hợp.

- GV cho HS đọc và hoàn thành Ví dụ 1 nhằm củng cố khái niệm phần tử của tập hợp.

- GV yêu cầu HS hoàn thành Luyện tập 1 nhằm luyện tập cách viết một tập hợp và biết được đặc điểm chung của các phần tử trong tập hợp.

- GV nhắc HS cách viết: “ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự kệ liệt kê tùy ý.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS: Lắng nghe, nêu ví dụ, phát biểu, ghi vở

- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại.

1. Một số ví dụ về tập hợp

VD:

+ Tập hợp các học sinh của tổ 1 lớp 6A.

+ Tập hợp các số trên mặt đồng hồ.

2. Kí hiệu và cách viết một tập hợp.

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho một tập hợp A.

VD: Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta viết: A = { 0; 1; 2; 3; 4}

Các số 0; 1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A.

* Lưu ý:

- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi “;”.

- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Luyện tập 1:

A = {1; 3; 5; 7; 9}

Hoạt động 2: Phần tử thuộc tập hợp.

a) Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm một phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp.

- Biết cách sử dụng các kí hiệu “” và “” để thể hiện một phần tử có thuộc tập hợp đã cho hay không.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoàn thành Hoạt động 1

Mô tả tập hợp là cho biết cách xác định các phần tử của tập hợp đó.

- GV phân tích :

+ Số 2 là một phần tử của tập hợp B. Ta viết 2 B.

+ Số 4 không là phần tử của tập hợp B. Ta viết 4 B, đọc là 4 không thuộc B.

- GV nhấn mạnh cho HS ghi nhớ cách dùng kí hiệu , .

- GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 2, ghi nhớ cách dùng các kí hiệu và áp dụng làm Luyện tập 2:

+ GV cho HS liệt kê các tháng dương lịch có 30 ngày, rồi sử dụng kí hiệu , để hoàn thành yêu cầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý lắng nghe, hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu của GV và hoàn thành bài vào vở.

- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay trình bày miệng.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả của HS và chốt kiến thức.

3. Phần tử thuộc tập hợp

Hoạt động 1:

B = { 2; 3; 5; 7}

+ Số 2 là phần tử của tập hợp B. => Ta viết 2 B.

+ Số 4 không là phần tử của tập hợp B => Ta viết 4 B.

Luyện tập 2:

H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày => H = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}

Vậy:

a) Tháng 2 ∉ H;

b) Tháng 4 ∈ H;

c) Tháng 12 ∉ H.

Hoạt động 3: Cách cho một tập hợp.

a) Mục tiêu:

- HS viết một tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSSản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 và thực hiện theo từng yêu cầu của Hoạt động 2:

+ Với yêu cầu a: Gv đặt câu hỏi:

Tập hợp A có những phần tử nào? Hãy viết tập hợp A.

- Sau khi HS viết được tập hợp A = { 0; 2; 4; 6; 8}. GV giới thiệu: “ Tập hợp A được cho theo cách liệt kê các phần tử của tập hợp

- Với yêu cầu b: Gv đặt câu hỏi:

Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?”

- GV nhận xét kết quả của HS và từ đó hướng cho HS cách viết tập hợp A theo nhận xét của mình:

+ Nếu HS nhận xét được: “ Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10” thì GV hướng dẫn: Ta có thể viết: A = { x| x là số tự nhiên chẵn, x < 10}.

+ Nếu HS nhận xét được: “ Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 9” thì GV hướng dẫn: Ta có thể viết: A = { x| x là số tự nhiên chẵn, x < 9}.

+ Nếu HS nhận xét được: “ Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn không vượt quá 8” thì GV hướng dẫn: Ta có thể viết: A = { x| x là số tự nhiên chẵn, x 8}.

- GV giới thiệu: “ Tập hợp A được cho theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp .

- GV tổng kết, cho HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.

- GV chỉ lại cho HS thấy hai cách cho một tập hợp đã xét ở hoạt động 2 qua phần kiến thức bổ sung ở hai khung lưu ý.

- GV cho HS đọc Ví dụ 3, GV hướng dẫn HS liệt kê các chữ cái xuất hiện trong từ “ ĐÔNG ĐÔ” rồi mới viết tập hợp. Cần nhấn mạnh cho HS nhớ lại “ mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành Ví dụ 4:

+ GV hướng dẫn HS trước khi liệt kê các phân tử của tập hợp E rồi mới chọn kí hiệu , thích hợp để điền vào “?”.

+ GV hỏi thêm: Các số đã cho có phù hợp với tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp hay không?

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành Luyện tập 3

- GV yêu cầu HS tự hoàn thành Luyện tập 4.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chú ý lắng nghe, thực hiện các yêu cầu của GV và hoàn thành bài vào vở.

- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu trả lời miệng và trình bảng bài làm của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả của HS và chốt kiến thức.

4. Cách cho một tập hợp

Hoạt động 2:

a) Các phần tử của tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8.

Ta viết: A = { 0; 2; 4; 6; 8}

b) Các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. Ta có thể viết:

A = { x| x là số tự nhiên chẵn, x < 10}.

=> Có hai cách cho một tập hợp:

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Luyện tập 3:

C = {7; 10; 13; 16}

Luyện tập 4:

Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.

Ta có D = {0; 2}

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 6 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU ÂM NHẠC
Tiết 1: Hát bài Em yêu giờ học hát. Giới thiệu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Em yêu giờ học hát; biết hát kết hợp mới gõ đệm hoặc vận động.
  • Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.
  • Biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Năng lực âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thể hiệ đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ

3. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Yêu mái trường, yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.
  • Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:

  • Đàn phím điện tử
  • Đàn và hát thuần thục bài Em yêu giờ học hát.
  • Thực hành thuần thục các hoạt động trải nghiệm và khám phá

2. HS: SGK âm nhạc 6, nhạc cụ (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV đặt câu hỏi cho HS: Em có yêu thích âm nhạc không? Theo em, âm nhạc mang lại cho con người điều gì?
  • HS thực hiện nhiệm vụ và đưa ra câu trả lời: Mang lại cho con người những giây phút thư giãn, thăng hoa hoặc làm vơi bớt đi nỗi buồn…
  • GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Tiết học hôm nay chúng ta cùng học bài hát Em yêu giờ học hát.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài hát Em yêu giờ học hát

a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát

b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:

+ Bài hát do ai sáng tác?

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát: Âm nhạc là ngôn ngữ của trái tim, là sợi dây gắn kết con người. Nội dung bài hát Em yêu giờ học hát thể hiện cảm xúc dạt dào, niềm vui của tuổi thơ khi được hoà mình cùng điệu nhạc, lời ca. Tác giả bài hát là nhà giáo Đinh Viễn.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Bài hát có thể chia thành mấy đoạn?

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, của lời 1, ghép nối các câu theo nối móc xích: câu 1 nối câu 2, câu 3 hát nối câu 4.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có tiết tấu giống nhau.

- GV đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thực hiện các yêu cầu của GV

+ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trả lời câu hỏi

+ HS học hát theo hướng dẫn của GV

+ Các tổ tập hát và sửa cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS.

1. Tìm hiểu bài hát

- Tác giả: nhà giáo Đinh Viễn

- Bài chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: gồm 16 nhịp (từ đầu đến tóc thầy).

+ Đoạn 2: gồm 16 nhịp (từ này nhạc ơi đến đời vui).

2. Bài hát Em yêu giờ học hát

a. Lời bài hát

Em yêu giờ học hát

Hoạt động 2: Thưởng thức âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc

a. Mục tiêu: Biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm: HS thực hiện

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng nhạc cụ thể hiện ví dụ minh hoạ cho từng thuộc tính: cao độ,trường độ, cường độ, âm sắc.

- GV đặt các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức.

- GV bổ sung ý kiến và chốt kiến thức.

- GV đàn cho HS nghe giai điệu bài Em yêu giờ học hát; các câu nhạc chơi to, nhỏ khác nhau, với âm sắc nhạc cụ khác nhau.

- GV tạo ra âm thanh bằng những cách như: vò tờ giấy, dậm chân, vỗ tay lên mặt bàn,... rồi yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các âm thanh các em vừa nghe có thuộc tính nào không xác định được một cách rõ ràng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS thực hiện các yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các nhóm báo cáo kết quả

+ GV theo dõi phần trình bày và nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV chuẩn kiến thức và bổ sung:

3. Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc

- Cao độ

- Trường độ

- Cường độ

- Âm sắc

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học.

b. Nội dung: GV luyện đọc, HS thực hiện theo

c. Sản phẩm: HS đọc đúng quãng

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS tập hát lại bài hát Em yêu giờ học hát.
  • GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp
  • GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

a. Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận kiến thức đã học vào xử lí tình huống thực tế

b. Nội dung: HS trình bày được các âm thanh minh họa cho thuộc tính của âm thanh.

c. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

  • Tạo âm thanh minh họa cho các thuộc tính âm thanh.
  • Khi nghe những âm thanh như tiếng đá lăn lốc cốc, tiếng lá cây xào xạc, tiếng sóng biển rầm rì… thuộc tính nào sẽ không xác định một cách rõ ràng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi

- Kết quả thực hành

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Tập hát nhuần nhuyễn bài hát Em yêu giờ học hát.
  • Chuẩn bị nội dung tiết học sau: luyện đọc nhạc, thể hiện tiết tấu

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất 6 sách Cánh diều

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60m)

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ

- Kĩ thuật chạy giữa quãng

- Các động tác bổ trợ

- Trò chơi vận động phát triển nhanh

5

2

Kĩ thuật xuất phát cao, chạy lao sau xuất phát và chạy về đích

- Kĩ thuật xuất phát cao

- Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát

- Kĩ thuật chạy về đích

- Một số điều luật cơ bản

- Trò chơi vận động phát triển nhanh

7

BÀI 1: CÁC ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ CHẠY CỰ LI NGẮN
(Thời lượng: 5 tiết)

Kiến thức: kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ

I. MỤC TIÊU

(Chú ý điều chỉnh tất cả các bài: Xác định theo phẩm chất và năng lực. Chỉ rõ tên PC, NL và mức độ đạt được – sử dụng theo thang đo Bloom)

1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.
  • Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.

- Năng lực dặc thù:

  • Làm quen với kĩ thuật chạy giữa quãng và thực hiện được các động tác bổ trợ.
  • Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.

2. Phẩm chất

  • Tích cực, tự giác trong học tập, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

(Hoạt động này GV ghi rõ số lượng, tên gọi, thuộc tính của thiết bị/ học liệu sử dụng khi dạy học)

1. Đối với giáo viên

  • Tranh, ảnh, video kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ (nếu có).
  • Bục thể dục để thực hiện bài tập “Bật bục”.
  • Gậy nhỏ dài khoảng 20 cm, cọc mốc để chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
  • Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

(Sản phẩm phải cụ thể, phản ánh được kết quả của mục tiêu và nội dung dạy học. Sản phẩm phần trình bày nên viết thành: Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập; Hoàn thành lượng vận động khởi động – Các bài sau sửa tương tự)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS khởi động chung (bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (chạy chậm, chạy tăng tốc).

Khởi động

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, chạy cự li ngắn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên – Bài 1: Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.

(Đối với hoạt động tổ chức này, chỉ cần nói rõ cách thức tổ chức, không cần nêu chi tiết lời nói của GV hoặc không cần đưa phần phân tích kĩ thuật vào vì đã có trong SGK)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu kĩ thuật chạy cự li ngắn

a. Mục tiêu: HS nhớ được kĩ thuật của các giai đoạn chạy cự li ngắn

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSLƯỢNG VẬN ĐỘNGDỰ KIẾN SẢN PHẨM
TGSL

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu khái niệm về chạy cự li ngắn (60m)

- GV dạy các kĩ thuật bổ trợ chạy cự li ngắn

- GV dạy kĩ thuật chạy giữa quãng

- GV dạy kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát

- GV dạy kĩ thuật chạy về đích

- Gv dạy hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li ngán (60m)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Giới thiệu kĩ thuật chạy cự li ngắn

- Các cự li trong chạy ngắn bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m.

- Chạy ngắn gồm các giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích.

Hoạt động 2: Các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn

a. Mục tiêu: HS biết được các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 6 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm