Kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12 Kết bài nghị luận văn học
Kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12 tổng hợp 14 mẫu, công thức kết bài khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn luyện, củng cố nắm được cách viết kết bài ấn tượng hay nhất.
Để có một bài văn hay, chân thực, giàu cảm xúc thì kết bài có một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều học sinh thì phần kết bài luôn khiến các em lúng túng, khó khăn, thậm chí mất nhiều thời gian suy nghĩ về cách khép lại vấn đề sao cho đúng yêu cầu ấn tượng. Chính vì thế mời các bạn hãy cùng Eballsviet.com theo dõi 14 kết bài nghị luận văn học dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm những kết đoạn nghị luận xã hội.
Kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12
Kết bài nghị luận văn học
Kết bài mẫu 1
Đoạn trích trên quả thực đã gieo vào lòng bạn đọc bao thổn thức, luyến lưu. Đó là lý do vì sao tác phẩm [...] vẫn còn tồn tại với dòng chảy thời gian khắc nghiệt, phai tàn. Dù cho là trong quá khứ, ở hiện tại hay tương lai, tác phẩm [....] chắc chắn vẫn sẽ luôn mang một giá trị muôn thuở, sức mạnh trường tồn theo năm tháng, đúng như lời nhận định "Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết."
Kết bài mẫu 2
Đoạn trích trên có lẽ là nét vẽ đẹp nhất, hoàn hảo nhất mà người nghệ sĩ tài hoa [...] đã họa nên trong tác phẩm [...] của mình. Qua đó, độc giả nhận ra rằng, hóa ra trong cuộc sống vốn dung dị, đời thường lại lẩn khuất những điều mắt thường không thể thấy. Mà chỉ nhờ vào những mảng màu sáng tối, những nét vẽ lớp lang trong từng dòng văn mới có thể giúp người đọc soi rọi được những sự thật ở đời tưởng chừng xa xôi, diệu vợi.
Kết bài mẫu 3
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và đến với tác phẩm A, tác giả B đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm C. Qua đó, người đọc thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống hiện tại.
Kết bài mẫu 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với tác phẩm A, nhà văn B đã sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu với kẻ thù. Hình tượng C sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc để gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng.
Kết bài mẫu 5
Có thể nói rằng, trang thơ/truyện đã khép lại nhưng những gì mà nhà văn/nhà thơ A đã gửi gắm vào trong tác phẩm B. Nhà văn/nhà thơ A đã góp vào vườn hoa văn chương một bông hoa ngát hương.
Kết bài mẫu 6
Có thể thấy rằng, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một luồng gió mới khi đọc tác phẩm B. Đặc biệt là đoạn văn/đoạn thơ C đã khiến chúng ta thấu hiểu về một thời kì huy hoàng đã dệt nên những áng văn/thơ vẫn còn sống mãi với thời gian.
Kết bài mẫu 7
Bằng bút phát A, nhà thơ B đã thành công trong việc thể hiện được giá trị của tác phẩm C. Dù thời gian có trải qua hàng thế kỷ, thì những giá trị của tác phẩm C vẫn còn sống mãi với thời gian.
Kết bài mẫu 8
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
Kết bài mẫu 9
Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.
Kết bài mẫu 10
(Vấn đề nghị luận) trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.
Kết bài mẫu 11
Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm B đó đem lại điều gì mà khiến nhiều bạn đọc yêu thích đến thế?”. Có lẽ tác giả A đã dùng tất cả lớp ngôn từ tinh tế nhất để tạo nên (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B đến độ hoàn hảo như vậy.
Kết bài mẫu 12
Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về ( vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.
Kết bài mẫu 13
Như vậy, tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc. Và có thể khẳng định rằng, trang thơ/truyện của nhà văn/nhà thơ A đã khép lại, nhưng sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
Kết bài mẫu 14
Khép trang văn/trang thơ ấy, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi. Tác giả A đã sáng tác nên tác phẩm B tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn C, và từ đó đó một thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc đã được tái hiện đầy chân thực.