Toán 7 Bài tập cuối chương 7 - Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 7 trang 42 - Tập 2
Giải Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 7 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 42.
Lời giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài tập cuối chương 7: Biểu thức đại số. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 7 Chân trời sáng tạo
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 42 tập 2
Bài 1
Cho A = x2y + 2xy − 3y2 + 4. Tính giá trị của biểu thức A khi x = -2; y = 3.
Gợi ý đáp án:
Thay x = -2, y = 3 vào biểu thức A ta được:
\(A = (-2)^{2} \times 3 + 2 \times (-2) \times 3 - 3 \times 32 + 4\)
A = 4 x 3 + (-4) x 3 - 3 x 9 + 4
A = 12 - 12 - 27 + 4
A = -23
Vậy A = -23 khi x = -2, y = 3.
Bài 2
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức một biến?
a) 2y
b) 3x+5
c) 8
d) 21t12
Gợi ý đáp án:
Biểu thức là đơn thức một biến là:
a) 2y
c) 8
d) 21t12
Bài 3
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức một biến?
3 + 6y;
\(\frac{2}{x+1}\);
7x2+2x−4x4+1
\(\frac{1}{3}x−5\)
Gợi ý đáp án:
Biểu thức là đa thức một biến:
3 + 6y;
7x2+2x−4x4+1
\(\frac{1}{3}x−5\)
Bài 4
Hãy viết một đa thức một biến bậc ba có 3 số hạng.
Gợi ý đáp án:
Có nhiều cách để viết một đa thức một biến bậc ba có 3 số hạng.
Chẳng hạn đa thức P(x) là đa thức một biến x bậc ba có 3 số hạng như sau:
\(P(x) = x^{3} + 3x^{2} + 1\).
Bài 5
Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:
A = 3x − 4x2 + 1
B = 7
M = x − 7x3 + 10x4 + 2
Gợi ý đáp án:
Đa thức A bậc 2.
Đa thức B bậc 0.
Đa thức M bậc 4.
Bài 6
Cho đa thức \(P(x) = x^{3}+27\). Tìm nghiệm của P(x) trong tập hợp {0; 3; -3}.
Gợi ý đáp án:
Với x = 0, \(P(0) = 0^{3}+27 = 27\).
Với x = -3, \(P(-3) = (-3)^{3}+27 = 0\).
Với x = 3, \(P(3) = 3^{3}+27 = 54\).
Vậy x = -3 là nghiệm của đa thức P(x).
Bài 7
Tam giác trong hình 1 có chu vi bằng (25y - 8) cm. Tìm cạnh chưa biết trong tam giác đó.
Gợi ý đáp án:
Độ dài cạnh chưa biết trong tam giác là:
(25y - 8) - (5y + 3) - (7y - 4)
= 25y - 8 - 5y - 3 - 7y + 4
= (25y - 5y - 7y) + (-8 - 3 + 4)
= 13y - 7
Vậy độ dài cạnh còn lại trong tam giác đó là 13y - 7 cm.
Bài 8
Cho đa thức: \(M(x) = 2x^{4} - 5x^{3} + 7x^{2} + 3x\).
Tìm các đa thức N(x), Q(x) sao cho: \(N(x) - M(x) = -4x^{4} - 2x^{3} + 6x^{2} + 7\) và \(Q(x) + M(x) = 6x^{5} - x^{4} + 3x^{2} - 2\).
Gợi ý đáp án:
Do \(N(x) - M(x) = -4x^{4} - 2x^{3} + 6x^{2} + 7\)
nên \(N(x) = M(x) + (-4x^{4} - 2x^{3} + 6x^{2} + 7)\)
N(x) = \(2x^{4} - 5x^{3} + 7x^{2} + 3x - 4x^{4} - 2x^{3} + 6x^{2} + 7\)
N(x) = \((2x^{4} - 4x^{4}) + (-5x^{3} - 2x^{3}) + (7x^{2} + 6x^{2}) + 3x + 7\)
N(x) = \(-2x^{4} - 7x^{3} + 13x^{2} + 3x + 7\)
Do \(Q(x) + M(x) = 6x^{5} - x^{4} + 3x^{2} - 2\) nên Q(x) = \(6x^{5} - x^{4} + 3x^{2} - 2 - M(x)\)
Q(x) = \(6x^{5} - x^{4} + 3x^{2} - 2 - (2x^{4} - 5x^{3} + 7x^{2} + 3x)\)
Q(x) = \(6x^{5} - x^{4} + 3x^{2} - 2 - 2x^{4} + 5x^{3} - 7x^{2} - 3x\)
Q(x) = \(6x^{5} + (-x^{4} - 2x^{4}) + 5x^{3} + (3x^{2} - 7x^{2}) - 3x - 2\)
Q(x) = \(6x^{5} - 3x^{4} + 5x^{3} - 4x^{2} - 3x - 2\)
Vậy N(x) = \(-2x^{4} - 7x^{3} + 13x^{2} + 3x + 7\); Q(x) = \(6x^{5} - 3x^{4} + 5x^{3} - 4x^{2} - 3x - 2\).
Bài 9
Thực hiện phép nhân
a. (3x - 2)(4x + 5)
b. \((x^{2} - 5x + 4)(6x + 1)\)
Gợi ý đáp án:
a) \((3x - 2)(4x + 5)=3x(4x+5)-2(4x+5)\)
\(=12x^{2}+15x-8x-10=12x^{2}+7x-10\)
b) \((x^{2} - 5x + 4)(6x + 1)=x^{2}(6x + 1)-5x(6x + 1)+4(6x + 1)\)
\(=6x^{3}+x^{2}-30x^{2}-5x+24x+4=6x^{3}-29x^{2}+19x+4\)
Bài 10
Thực hiện phép chia:
a) \((45x^{5}-5x^{4}+10x^{2}):5x^{2}\);
b) \((9t^{2}-3t^{4}+27t^{5}):(3t)\).
Gợi ý đáp án:
a) \((45x^{5}-5x^{4}+10x^{2}):5x^{2}\)
\(=(45x^{5}:5x^{2})+(-5x^{4}:5x^{2})+(10x^{2}:5x^{2})\)
\(=9x^{3}-x^{2}+2\)
b) \((9t^{2}-3t^{4}+27t^{5}):(3t)\)
\(=(9t^{2}:3t)+(-3t^{4}:3t)+(27t^{5}:3t)\)
\(=3t-t^{3}+9t^{4}\)
Bài 11
Thực hiện phép chia:
a) \((2y^{4}-13y^{3}+15y^{2}+11y-3):(y^{2}-4y-3)\)
b) \((5x^{3}-3x^{2}+10):(x^{2}+1)\)
Lời giải:
a) Thực hiện đặt phép chia ta được:
Vậy \((2y^{4} - 13y^{3} + 15y^{2} + 11y - 3) \div (y^{2} - 4y - 3)\) = \(2y^{2} - 5y + 1\).
b) Thực hiện phép chia ta được: