Toán 7 Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học Giải Toán lớp 7 trang 30 sách Chân trời sáng tạo - Tập 1
Giải Toán lớp 7 Bài 1: Số vô tỉ, căn bậc hai số học bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34.
Lời giải Toán 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 1 Chương 2: Số thực. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 7 bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học Chân trời sáng tạo
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 bài 1 - Thực hành
Thực hành 1
Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân: \(\frac{{12}}{{25}};\frac{{27}}{2};\frac{{10}}{9}\)
Gợi ý đáp án:
\(\frac{{12}}{{25}} = 0,48;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{27}}{2} = 13,5;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{10}}{9} = 1,(1)\)
Thực hành 2
Hoàn thành các phát biểu sau:
a) Số a = 5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số ..? ..
b) Số b = 6,15555 … = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số ..?..
c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265 … là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số ..? …
d) Cho biết số c = 2,23606.. là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số …?...
Gợi ý đáp án:
a) Số a = 5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số hữu tỉ
b) Số b = 6,15555 … = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số vô tỉ
c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265 … là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số vô tỉ.
d) Cho biết số c = 2,23606... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số vô tỉ.
Thực hành 3
Viết các căn bậc hai số học của 16; 7; 10; 36
Gợi ý đáp án:
Căn bậc hai số học của 16 là \(\sqrt {16} = \sqrt {{4^2}} = 4\)
Căn bậc hai số học của 7 là \(\sqrt 7\)
Căn bậc hai số học của 10 là \(\sqrt {10}\)
Căn bậc hai số học của 36 là \(\sqrt {36} = \sqrt {{6^2}} = 6\)
Thực hành 4
Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau:
\(\sqrt 3 ;\sqrt {15129} ;\sqrt {10000} ;\sqrt {10}\)
Gợi ý đáp án:
Sử dụng máy tính cầm tay thực hiện phép tính ta thu được kết quả như sau:
\(\sqrt 3 \approx 1,732\)
\(\sqrt {15129} = \sqrt {{{123}^2}} = \sqrt {123}\)
\(\sqrt {10000} = \sqrt {{{100}^2}} = 100\)
\(\sqrt {10} \approx 3,162\)
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 bài 1 - Vận dụng
Vận dụng 1
Hãy so sánh hai số hữu tỉ: 0,834 và \(\frac{5}{6}.\)
Gợi ý đáp án:
Ta có \(\frac{5}{6} = 0,8(3) = 0,8333....\)
Vì: \(0,834 > 0,8333... \Rightarrow 0,834 > \frac{5}{6}\)
Vận dụng 2
Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 169m 2.
Gợi ý đáp án:
Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài một cạnh.
Ta có diện tích hình vuông bằng 169m2
=> Độ dài một cạnh của hình vuông đó là: \(\sqrt {169} = \sqrt {{{13}^2}} = 13\) (m)
Vậy độ dài cạnh mảnh đất hình vuông là 13m
Vận dụng 3
Dùng máy tính cầm tay để:
a) Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 12 996m2.
b) Công thức tính diện tích S của hình tròn bán kính R là S = π.R2. Tính bán kính của một hình tròn có diện tích là 100cm2.
Gợi ý đáp án:
a) Diện tích hình vuông là 12 996m2
Độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông đó là:
\(\sqrt {12996} = \sqrt {{{114}^2}} = 114\) (m)
b) Công thức tính diện tích S của hình tròn bán kính R là S = π.R2.
Diện tích hình tròn là 100cm2
=> Bán kính của một hình tròn đó là: \(\sqrt {\frac{{100}}{\pi }} \approx 5,64\) (cm)
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 33, 34 tập 1
Bài 1
a) Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
\(\frac{{15}}{8};\,\,\,\frac{{ - 99}}{{20}};\,\,\,\frac{{40}}{9};\,\,\, - \frac{{44}}{7}\)
b) Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Gợi ý đáp án:
a)\(\frac{{15}}{8} = 1,875;\,\,\,\,\,\,\,\frac{{ - 99}}{{20}} = - 4,95;\,\,\,\,\,\,\frac{{40}}{9} = 4,\left( 4 \right);\,\,\, - \frac{{44}}{7} = - 6,(285714)\)
b) Trong các số thập phân trên, số thập phân 4,(4) và -6,(285714) là các số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì lần lượt là 4 và 285714
Bài 2
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
\(a)\sqrt 2 \in I;\,\,\,\,\,b)\sqrt 9 \in I;\,\,\,\,c)\,\pi \in I;\,\,\,\,\,d)\sqrt 4 \in \mathbb{Q}\)
Gợi ý đáp án:
\(a)\sqrt 2 \approx 1,1412... \in I;\,\,\,\,\,b)\sqrt 9 = 3 \notin I;\,\,\,\,c)\,\pi \approx 3,141... \in I;\,\,\,\,\,d)\sqrt 4 = 2 \in \mathbb{Q}\)
Vậy các phát biểu a, c, d đúng.
Bài 3
Tính:
\(a)\sqrt {64} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,b)\sqrt {{{25}^2}} ;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,c)\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}}\) .
Gợi ý đáp án:
\(a)\sqrt {64} \, = \sqrt {{8^2}} = 8\,\,\,\,\,\,b)\sqrt {{{25}^2}} = 25;\,\,\,\,\,\,c)\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}} = 5\).
Bài 4
Hãy thay dấu ? bằng các số thích hợp
n | 121 | ? | 169 | ? |
\(\sqrt{n}\) | ? | 12 | ? | 146 |
Gợi ý đáp án:
n | 121 | 144 | 169 | 21316 |
\(\sqrt{n}\) | 11 | 12 | 13 | 146 |
Bài 5
Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau (làm tròn đến 3 chữ số thập phân).
\(a)\sqrt {2250} ;\,\,\,\,\,\,b)\sqrt {12} ;\,\,\,\,\,\,\,c)\sqrt 5 \,\,\,\,\,\,\,\,\,d)\sqrt {624}\)
Gợi ý đáp án:
\(a)\sqrt {2250} \approx 47,434;\,\,\,\,\,\,b)\sqrt {12} \approx 3,461;\,\,\,\,\,\,\,c)\sqrt 5 \approx 2,236\,\,\,\,\,\,\,\,\,d)\sqrt {624} \approx 24,980\)
Bài 6
Bác Thu thuê thợ lát gạch một cái sân hình vuông hết tất cả là 10 125 000 đồng. Cho biết chi phí cho 1 m2 (kể cả công thợ và vật liệu) là 125 000 đồng. Hãy tính chiều dài cạnh của cái sân.
Gợi ý đáp án:
Diện tích của sân là: 10 125 000 : 125 000 = 81(m2)
Chiều dài cạnh của sân là: \(\sqrt {81} = 9(m)\)
Bài 7
Tính bán kính của một hình tròn có diện tích là 9869 m2 (dùng máy tính cầm tay).
Gợi ý đáp án:
Bán kính của hình tròn là: \(R = \sqrt {\frac{{9869}}{\pi }} \approx 56,048(m)\)
Bài 8
Tìm số hữu tỉ trong các số sau:
\(12;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{2}{3};\,\,\,\,\,\,3,\left( {14} \right);\,\,\,\,\,\,\,0,123;\,\,\,\,\,\,\,\,\sqrt 3\)
Gợi ý đáp án:
Ta có \(\sqrt {3} = 1,732...\) nên là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên \(\sqrt 3\) là số vô tỉ.
Các số hữu tỉ là: \(12;\,\,\frac{2}{3};\,\,3,\left( {14} \right);\,\,0,123\,\,\,\,\)