Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non là vô cùng cần thiết, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tức trẻ cần phải biết lễ nghĩa trước khi học chữ, trẻ cần biết chào hỏi, kính trên nhường dưới cùng rất nhiều câu ca dao tục ngữ liên quan đến giáo dục lễ giáo.

Trẻ em lứa tuổi mầm non được ví như tờ giấy trắng, người lớn chúng ta vẽ gì lên đó thì nó sẽ tồn tại mãi và khó phai nhoà nên việc giáo dục lễ giáo cho trẻ phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non và phải được thực hiện liên tục ở các cấp học tiếp theo thì mới có kết quả tốt đẹp. 

Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non...”.

do chọn đề tài: “Tiên học lễ, hậu học văn”

Đó là kinh nghiệm về giáo dục mà cha ông ta đã đúc kết lại từ kinh nghiệm thực tế từ ngàn đời để con cháu noi theo. Thế nhưng hiện nay trong xã hội do tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, lối sống công nghiệp vội vã mà nhiều người đã quên mất đi những chuẩn mực đạo đức Việt Nam. Đâu đó trên các phương tiện truyền thông hay thực tiễn cuộc sống chúng ta đã nghe và thấy nhiều những câu chuyện thương tâm về sự suy đồi đạo đức, về luân thường đạo lý – đó chính là hậu quả của việc giáo dục lễ giáo không tới nơi, tới chốn.

Vậy việc giáo dục lễ giáo nên bắt đầu từ khi nào?

Trẻ em lứa tuổi mầm non được ví như tờ giấy trắng, người lớn chúng ta vẽ gì lên đó thì nó sẽ tồn tại mãi và khó phai nhoà.

Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non và phải được thực hiện liên tục ở các cấp học tiếp theo thì mới có kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi cá nhân đều tốt đẹp thì xã hội ngày càng phát triển.

Nhưng nếu muốn giáo dục lễ giáo mang lại hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, tránh trường hợp: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Vậy, chúng ta cần giáo dục nội dung gì cho trẻ?

Giáo dục cho trẻ thói quen chào hỏi: Khi gặp người lớn tuổi, trẻ phải biết chào hỏi. Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi, trẻ phải khoanh tay và nói “Cháu chào Bác ạ!”... Tất nhiên, điều này không phải tự dưng mà trẻ biết được mà chúng ta cần phải dạy trẻ ngày từ khi ban đầu.

Hay khi đưa con đến lớp, phụ huynh cần phải nhắc con chào ông bà, bố, mẹ và Cô giáo. Đặc biệt vào lúc đón trẻ đừng vì vội quá mà quên đi điều này khiến cho trẻ nghĩ rằng chào cũng được, không chào cũng chẳng sao.

Giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi: Muốn như vậy thì người lớn chúng ta phải là những người làm gương để cho trẻ noi theo. Ví dụ: Khi trẻ giúp chúng ta làm một việc gì đó như lấy đồ, mời nước thì chúng ta phải nói lời cảm ơn với trẻ. Hoặc nếu người lớn làm sai điều gì đối với trẻ thì chúng ta cũng nên nói lời xin lỗi trẻ, đừng nghĩ trẻ nhỏ mà coi thường trẻ.

Giáo dục trẻ biết yêu thương và nhường nhịn em nhỏ, kính trọng và lễ phép với người lớn: Đối với em nhỏ không nên tranh dành đồ chơi, không được đánh em. Đối với người lớn, tuyệt đối không được nói trống không, khi nói, trả lời phải “dạ, thưa” lễ phép. Khi nhận bất cứ vật gì từ phía người lớn thì phải nhận bằng hai tay. Để rèn trẻ có hành vi như vậy thì người lớn chúng ta phải làm gương và khi trẻ thực hiện chưa đúng thì phải sửa ngay cho trẻ.

Giáo dục trẻ chơi hoà đồng với bạn, biết yêu thương chia sẻ, giúp đỡ bạn, không được bắt nạt bạn.

Giáo dục trẻ yêu thương và kính trọng Ông, Bà, Bố, Mẹ và người thân, không được vòi vĩnh. Muốn như vậy thì chúng ta phải tập cho trẻ thói quen khi nào Bố, Mẹ cho mới được nhận. Có nhiều trẻ được Ông bà, bố, mẹ nuông chiều, đòi gì được nấy. Như vậy, vô tình chúng ta đã gieo rắc vào đầu trẻ rằng mình là số một, buộc mọi người phải phục vụ, phục tùng. Giáo dục trẻ những hành vi văn minh: Ho, ngáp hoặc hắt hơi thì phải biết lấy tay che miệng. Không vứt rác bừa bãi và phải vứt rác đúng nơi quy định. Không ngắt lời, chen ngang hoặc gây ồn ào khi người khác nói chuyện... Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường...vv.

Đối với trẻ mầm non khi chúng ta giáo dục cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng xử như vậy thì chúng ta đã góp phần hình thành những nhân cách đầu tiên cho trẻ giúp trẻ được phát triển toàn diện tạo nền tảng cho một con người văn hoá đạo đức sau này.

Thực trạng tại lớp tôi công tác, khi nhận lớp ngay từ đầu năm học, tôi thấy nhiều cháu đến lớp chưa có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với Cô giáo, người lớn, bạn bè, mọi người xung quanh. Nguyên nhân có thể do một số phụ huynh còn nuông chiều trẻ, nhiều trẻ còn nũng nịu Bố Mẹ hoặc phụ huynh chưa quan tâm đến việc nêu gương trước trẻ. Chính vì vậy đã tạo cho trẻ những thói quen hành vi chưa tốt trong giao tiếp. Điều cơ bản ở đây là cô giáo, các bậc phụ huynh, người lớn phải giúp trẻ chuyển từ nhận thức thành những hành vi qua thao tác thực hành cụ thể và làm rõ trình tự thực hiện, tạo cho trẻ có thói quen thực hiện các thao tác đó hàng ngày, thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi.

.......................

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨

Tài liệu tham khảo khác

Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm