Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số kĩ thuật giảng dạy theo hướng tích cực môn Lịch sử và Địa lí 8 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 8
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng hiệu quả một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm phát huy năng lực cho học sinh gồm 20 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Vận dụng một số kĩ thuật giảng dạy theo hướng tích cực môn Lịch sử và Địa lí 8 nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức bài học. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử và Địa lí 8 mời các bạn theo dõi nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào các hoạt động cho học sinh THCS.
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Lịch sử và Địa lí 8
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta - những nhà giáo dục cần phải tiến hành. Những khái niệm về phương pháp dạy học dự án, theo hợp đồng, theo góc hay các kĩ thuật dạy học mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh ... không còn là mới lạ trong thực tiễn dạy học hiện nay. Việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học đó một cách linh hoạt, phù hợp với môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường.
Trong quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí, thì lớp 8 năm nay là chương trình năm đầu tiên của giáo dục 2018, tôi nhận thấy việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, phù hợp với đặc thù môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả môn học, từng bước thực hiện đổi mới trong nhà trường. Tuy nhiên, học sinh luôn tâm niệm môn học chính và môn học phụ, trong đó môn học Lịch sử và Địa lí cũng được coi là môn phụ nên việc học của các em nhiều khi mang tính chất đối phó, hứng thú không nhiều.
Qua khảo sát việc tự học và sự chuẩn bị bài tập học sinh được giao đầu năm của toàn bộ học sinh khối 8 trong trường tôi thấy việc tự học, sự hứng thú bộ môn Lịch sử và Địa lí của các em học sinh khối 8 trong trường còn chưa cao.
Xuất phát từ các lý do trên, qua công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí, đặc biệt là việc dạy học phân môn Địa lí cấp THCS nhiều năm và việc tiếp thu các chuyên đề do cấp trên tổ chức tôi đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm dạy học và giúp các học sinh yêu thích học bộ môn cũng như góp phần hình thành năng lực cho học sinh.
Từ thực tiễn khách quan, từ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm "Vận dụng hiệu quả một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm phát huy năng lực cho học sinh". Có thể nói đây là những cách thức áp dụng kĩ thuật dạy học giúp rèn luyện cho các em khả năng tư duy suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc nhóm, nâng cao hứng thú tìm hiểu môn học này cho các em.
Qua đề tài này, tôi mong muốn phần nào giúp các đồng chí giáo viên đang giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS nói chung và đang giảng dạy bộ môn ở khối 8 được chủ động hơn khi tiến hành giảng dạy một số bài. Từ đó giúp học sinh sự tư duy logic về bộ môn và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn. Gây hứng thú cao trong học tập, nhằm đạt kết quả cao trong việc lĩnh hội tri thức của bộ môn Lịch sử và Địa lí, góp phần hình thành năng lực cho học sinh THCS.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học, lý thuyết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực tôi đã tiến hành vận dụng một số kĩ thuật dạy học giúp cho học sinh chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, ghi nhớ. Tạo cho học sinh lòng yêu thích bộ môn. Học sinh không còn cảm thấy Lịch sử và Địa lí là một môn học nặng nề, nhàm chán nữa.
3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Thời gian:
Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ đầu năm học 20....-20.... sau khi tôi
tham dự lớp tập huấn về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực và được áp dụng vào một số lớp tại trường THCS ............. nơi tôi công tác. Bổ sung, rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy.
Báo cáo kết quả tháng 5 năm 20.....
* Đối tượng
- Hệ thống lý thuyết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng năng lực ở trường phổ thông.
- Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử và Địa lí.
* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu vận dụng một số kĩ thuật dạy học cụ thể vào một số bài cụ thể trong chương trình môn Lịch sử và địa lí 8.
- Thử nghiệm vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học một số bài thuộc chương trình Lịch sử và Địa lí 8, bộ sách Cánh diều.
- Dạy thực nghiệm với học sinh khối 8 trường THCS ............. nơi tôi công tác.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy và học môn Lịch sử và Địa lí khi chưa áp dụng đề tài
1. Thực trạng của giáo viên và học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS ............. nơi tôi công tác, tôi nhận thấy: Việc sử dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực mang lại kết quả rất lớn trong việc giáo dục, hình thành năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, tích cực vào giờ học chưa nhiều hoặc nếu có thì sử dụng chưa hiệu quả.
- Nhiều giáo viên vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học truyền thống là thuyết trình, giảng giải, hỏi đáp, còn học sinh chỉ lắng nghe và ghi chép. Cũng do giáo viên không vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy dạy học tích cực nên nhiều học sinh thụ động, không sáng tạo, không hứng thú học tập. Từ đó sự ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh chưa đạt hiệu quả.
- Nhiều học sinh chưa có kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng thuyết trình trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
- Trong các tiết học, nhiều học sinh còn chưa sôi nổi, chưa tích cực hoạt động, ít thảo luận, ngại nghiên cứu, ngại tìm hiểu và chưa tự tin trước đám đông.
- Học sinh còn chưa chú ý, chưa say mê với môn học.
2. Khảo sát về mức độ hứng thú môn học và năng lực khoa học lịch sử và địa lí của học sinh
2.1. Mục đích của khảo sát
- Khảo sát mức độ hứng thú với môn học, khả năng ghi nhớ, năng lực tìm hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh lớp 8 trong môn Lịch sử và Địa lí qua một số nội dung trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường.
- Đánh giá chung về mức độ hứng thú với môn học, khả năng ghi nhớ, năng lực học tập, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn của học sinh.
2.2. Đối tượng, nội dung, hình thức khảo sát
- Đối tượng: 100% học sinh các lớp 8A, 8B, 8C (121 học sinh)
- Nội dung: Học sinh làm bài tập: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hình thức, địa điểm: Học sinh làm tại nhà sau 2 ngày nộp.
2.3 Kết quả khảo sát
Sau 2 ngày thực hiện nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
Tổng hợp kết quả được thể hiện ở Bảng 1 sau đây:
............
Tải file về để xem đầy đủ SKKN: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Lịch sử và Địa lí 8
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
