Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin và AI trong dạy học Tiếng Anh 7 Global Success Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 7
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong dạy và học môn Tiếng Anh 7 gồm 24 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi cách giáo viên soạn thảo giáo án, giảng dạy và tương tác với học sinh. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo AI, giáo viên có thể tập trung vào việc kiểm duyệt, đề xuất và tối ưu chương trình giảng dạy. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong dạy và học môn Tiếng Anh lớp 7, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.
SKKN Ứng dụng công nghệ AI trong dạy học Tiếng Anh 7 Global Success
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Thứ nhất, hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trường THCS ứng dụng công nghệ số vào tổ chức hoạt động và quản trị nhà trường. Những công nghệ mới nổi như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí thông minh nhân tạo, thực tế ảo và thực tế tăng cường, ứng dụng di động, mạng xã hội, internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối, máy học... ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, các trường THCS không thể đứng ngoài xu thế chung đó.
Thứ hai, các trường THCS ngày nay đang đứng trước yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh sẵn sàng học tập lên các cấp học cao hơn. Các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam cũng ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trường tiểu học tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, các chuẩn mực quốc tế, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại. Vì vậy, các trường THCS cần phải thực hiện chuyển đổi số để nhanh chóng bắt kịp với xu thế giáo dục tiên tiến của nước ngoài, nâng cao chất lượng giáo dục, đem lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho học sinh.
Thứ ba, đại dịch COVID-19 chính là “cú hích” để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục khi các trường THCS phải đóng cửa và chuyển sang dạy học trực tuyến trong thời gian dài. Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc đối với các trường tiểu học nếu muốn duy trì hoạt động bình thường. Mặc dù trong giai đoạn đầu thực hiện, chuyển đổi số có thể là thách thức nhưng nếu có chiến lược tốt, lộ trình thực hiện rõ ràng, năng lực tổ chức hiệu quả thì các trường THCS có thể tận dụng tốt các cơ hội, tạo sự bứt phá chất lượng, hướng các hoạt động tới những chuẩn mực giáo dục chất lượng cao.
Thứ tư, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp người học phát triển các phương pháp tự học, tự tìm cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức dần dần sẽ do CNTT, công nghệ số đảm nhận nhằm giải phóng người học khỏi sự cố định của thời gian và không gian, giúp các em có thể tập trung vào việc học tập chủ động gắn với thực tiễn.
Với những đặc điểm bối cảnh kể trên, có thể nói, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của sự phát triển giáo dục nói chung và trường THCS nói riêng.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành rất nhiều các văn bản chỉ đạo về việc tăng cường ứng dụng CNTT, Chuyển đổi số. Cụ thể như:
Quyết định 4919/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-20.... của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, và các trường tiểu học, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Thông tư 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Quyết định số 4998/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kỹ thuật về dữ liệu của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Quyết định 4597/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc thu học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục;
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ ở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Bộ chỉ số chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Bên cạnh đó là rất nhiều các công văn, Kế hoạch chỉ đạo cụ thể của các cấp về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giáo dục như:
+ Công văn số 3034/SGDĐT-CNTT-KHCN ngày 04/8/20.... của sở GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 20.... – 20.....
+ Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 28/9/2021 của UBND huyện............. về kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT lĩnh vực giáo dục và đào tạo huyện............. giai đoạn 2021-20....;
+ Kế hoạch số 1351/KH- PGDĐT ngày 05/9/20.... của Phòng GDĐT............. về việc Thực hiện nhiệm vụ năm học 20.... -20....;
+ Kế hoạch số 1517/KH-PGDĐT ngày 03/10/20.... của Phòng GDĐT Ba
Vì về thực hiện nhiệm vụ CNTT, chuyển đổi số năm học 20....-20.....
+ Công văn số 149/PGDĐT, ngày 04/3/20.... của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện............. về việc đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục năm học 20.... – 20.....
Vì vậy, việc ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI, chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và trong dạy học môn Tiếng Anh nói riêng đang trở thành một xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích trong việc đổi mới PPDH. Việc ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI, chuyển đổi số trong trong giảng dạy môn Tiếng Anh không chỉ giúp nâng cao chất lượng bài giảng mà còn khơi dạy sự sáng tạo, hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ bối cảnh chuyển đổi số và nhu cầu nhân lực số của hoạt động dạy học, đặc điểm môn học và tâm lý học sinh. Từ những trải nghiệm thực tế của bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo AI nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 7 - trường THCS............. –............. –.............”.
2. Mục đích của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về các vấn đề sử dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI, chuyển đổi số trong dạy học nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các bài dạy có sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 7.
3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 20.... đến tháng 5 năm 20.... (Năm học 20.... – 20....)
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI, chuyển đổi số trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS............. – Huyện............. – Thành phố ..............
Khách thể nghiên cứu: 185 học sinh khối 7 trường THCS............. –............. – ..............
STT |
LỚP |
NĂM HỌC |
SỐ LƯỢNG HS |
|
|
|
|
1 |
7A |
20.... - 20.... |
47 |
|
|
|
|
2 |
7D |
20.... - 20.... |
46 |
|
|
|
|
3 |
7E |
20.... - 20.... |
45 |
|
|
|
|
4 |
7G |
20.... - 20.... |
47 |
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
- 185 học sinh khối 7 trường THCS............. -............. - ..............
- Chương trình tổng thể môn Tiếng Anh cấp THCS và nội dung môn Tiếng Anh lớp 7.
- Các ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI, chuyển đổi số, trò chơi công nghệ sử dụng hiệu quả trong dạy học môn Tiếng Anh.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng nghiên cứu:
1.1. Tình hình chung
* Thuận lợi:
- Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo AI,
chuyển đổi số trong các nhà trường được phòng Giáo dục rất chú trọng. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Phòng Giáo dục và đào tạo đều đề cập đến nhiệm vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số. Phòng Giáo dục đào tạo đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, đưa việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số của các nhà trường vào công tác thi đua khen thưởng.
- Nhà trường đã quan tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị, hệ thống đường truyền mạng phục vụ cho công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. CB, GV, NV phụ trách, các tổ chuyên môn, đoàn thể đều có máy tính kết nối mạng internet phục vụ cho công tác quản lý, chuyên môn; nhà trường có 01 phòng học ngoại ngữ , 01 phòng máy tính dành cho việc học tập tin học của HS; 100% các phòng học bộ môn, phòng học của các lớp đều có tivi, máy chiếu kết nối mạng internet.;
+ Cơ vật chất của nhà trường cơ bản đã đáp ứng được trong việc chuyển đổi số trong nhà trường.
* Khó khăn:
+ Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT, đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh chưa ổn định, chưa đồng bộ, đa số gia đình học sinh chưa có máy tính kết nối Internet, một số giáo viên tuổi cao không đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số.
+ Do sự mới mẻ mà trong quá trình áp dụng nhiều giáo viên và học sinh chưa quen với hình thức dạy học này nên chưa phát huy hết năng lực của người học.
.............
Tải file về để xem thêm Ứng dụng công nghệ AI trong dạy học Tiếng Anh 7 Global Success
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
