Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên Sáng kiến kinh nghiệm cấp THCS
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên THCS gồm 24 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi cách giáo viên soạn thảo giáo án, giảng dạy và tương tác với học sinh. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo AI, giáo viên có thể tập trung vào việc kiểm duyệt, đề xuất và tối ưu chương trình giảng dạy. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên THCS, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra quý thầy cô xem thêm sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm canva trong dạy học môn Địa lí 10 Cánh diều.
SKKN Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong soạn giáo án Khoa học tự nhiên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những cánh cửa đầy hứa hẹn, trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực nổi bật. Với khả năng phân tích dữ liệu nhanh chóng và tự động, AI đem lại cơ hội tối ưu hoá hoạt động trải nghiệm học tập, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng quá trình đổi mới căn bản giáo dục hiện nay, đặc biệt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đúng cách và khoa học có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu suất dạy học, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập tốt hơn.
Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo đang có những tác động đáng kể đến xu hướng giáo dục trong thời gian gần đây. Vậy, thầy cô có thể sử dụng AI thế nào để tối ưu hóa thời gian giảng dạy và nâng cao hiệu suất học tập của học sinh? Để trả lời được những câu hỏi đó, tôi đã tìm tòi và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong công tác giảng dạy môn Khoa học tự nhiên tại trường THCS .................... Và thực tế cho thấy, khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh học tập tốt hơn. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác soạn giảng cho giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên tại trường THCS ...................”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này đề cập đến các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong công tác soạn giảng cho giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên tại trường THCS ....................
b) Đối tượng nghiên cứu
- Những công cụ AI: Chat GPT, công cụ tạo slides trình chiếu tự động Slidesgo.
- Giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên của trường THCS ....................
3. Mục đích nghiên cứu
Giáo viên sẽ thấy được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên tiết kiệm rất nhiều thời gian trong công tác soạn giảng và tận dụng thời gian đó để khai thác bài giảng sâu hơn. Quan trọng hơn là học sinh có thể vừa nghe những kiến thức giáo viên truyền đạt và được nhìn, được quan sát những mô phỏng một cách sinh động, gần gũi từ đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu giáo trình, tài liệu, xem thông tin trên các trang web giới thiệu các ứng dụng AI vào giảng dạy.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin của giáo viên và học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình sử dụng các ứng dụng AI vào giảng dạy, tôi đã nhận thấy điểm nổi bật ở các ứng dụng mà tôi đề cập ở đây là các ứng dụng hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở. Các ứng dụng mang đến cho người dùng những ưu điểm mới lạ như:
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian soạn giảng thông qua quá trình tự động hoá các công việc hàng ngày;
- Sử dụng phần mềm AI để tạo bài giảng tương tác, sinh động với nhiều định dạng media như: slide, video, âm thanh, hình ảnh, văn bản,… giúp thu hút sự chú ý của học sinh.
I. PHẦN NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện
Từ ngày 30 tháng 01 năm 20... đến ngày 31 tháng 3 năm 20....
2. Đánh giá thực trạng
a) Kết quả đạt được
- Sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy như công cụ dạy học góp phần thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng nhanh chóng và có thể sử dụng ngay trong công việc giảng dạy hàng ngày của mình.
- Nhờ AI, giáo viên có thể tiết kiệm thời gian chấm bài, thiết kế bài giảng và tập trung vào việc hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả hơn.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng trong quá trình giảng dạy đã giúp cho học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn, làm việc mang tính khoa học, chuẩn xác. Đặc biệt, đối với học sinh yếu, kém có thể tạo cho các em cách nhớ kiến thức, bước đầu tạo hứng thú cho các em trong việc học tập.
b) Những mặt còn hạn chế
Đề tài vẫn còn một vài hạn chế nhất định bởi cái nhìn của người nghiên cứu chưa thể toàn diện, mới chỉ nghiên cứu cụ thể ở một số ứng dụng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên nên nội dung chưa được phong phú, chưa mở rộng. Trong quá trình thực hiện có những phát sinh không theo hướng mong đợi. Những nguyên nhân khách quan như đối tượng học sinh chưa thật hợp tác cũng tạo ra những tồn tại nêu trên.
c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế
- Trường THCS ................... là một trường trung học cơ sở trọng điểm của thị xã Đức Phổ với bề dày thành tích dạy và học rất đáng tự hào. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường có kinh nghiệm chuyên môn lẫn nghiệp vụ vững vàng và tràn đầy nhiệt huyết để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
- Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ và hiện đại. Hầu hết mỗi phòng học đều có tivi kết nối với máy tính phục vụ cho việc dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tăng hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, trường còn trang bị hai phòng tin với số lượng máy tính đủ để học sinh có thể sử dụng nhằm phục vụ cho học tập giúp các em được tìm tòi và khám phá kiến thức.
- Học sinh của trường đa số chăm ngoan, có ý thức học tập và năng động trong các hoạt động ngoại khóa.
- Một số giáo viên còn có tâm lí “ngại” khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị cho một bài giảng. Thiết kế bài giảng có minh họa sống động trên màn hình máy tính là một việc không dễ dàng với nhiều giáo viên.
Việc đầu tư thiết bị dạy học hiện đại tại cơ sở chưa được đồng bộ nên
..........
Tải file tài liệu để xem đầy đủ Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
