Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
SKKN: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5 giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học, giúp người học làm chủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Sơ đồ tư duy giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa các kiến thức một cách mạch lạc, lôgic, nhằm phát huy khả năng sáng tạo và năng lực tự học của các em. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5 để có thêm nhiều kinh nghiệm.
SKKN: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Các môn học lớp 5.
3. Tác giả:
- Họ và tên:……………
- Ngày sinh:……………
- Chức vụ, đơn vị công tác:……………
- Điện thoại:……………
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị :……………
- Địa chỉ:……………
- Điện thoại ……………
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Qua việc dự giờ thăm lớp tôi thấy giáo viên chủ yếu là lên lớp cố gắng truyền tải hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết học của học sinh thật sự rất đơn điệu. Những tiết học được tổ chức theo hình thức nhóm, trò chơi học tập, sắm vai … rất ít; điều này chỉ diễn ra khi thao giảng, hội giảng, những cũng chỉ mang tính hình thức. Đồ dùng như tranh ảnh, bản đồ, hay sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ cho việc dạy học cũng ít khi sử dụng. Tiết học chỉ có phấn trắng, bảng đen, SGK, “Tư trang” của GV lên lớp chỉ có giáo án với SGK…Với việc tổ chức như trên, học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe – ghi nhớ kiến thức mà GV truyền đạt sau đó học thuộc bài một cách máy móc. Học sinh không thể nắm chắc kiến thức của các môn học, không hệ thống được kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn và liên kết mối quan hệ giữa các mảng kiến thức các môn học. Học sinh ghi nhớ bài một cách thụ động, dồn nén dẫn đến chán nản.
Như chúng ta đã biết ở lớp 5 - lớp cuối cấp Tiểu học thì các môn học ngày càng trang bị nhiều hơn về kiến thức, yêu cầu học sinh phải học nhiều hơn biết liên kết và hệ thống được nhiều kiến thức giữa các bài và các môn học. GV đã sử dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Các biện pháp đã sử dụng có một số ưu điểm và hạn chế sau.
2. Ưu điểm, nhược điểm
* Ưu điểm:
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của môn học.
- Giáo viên và học sinh không mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài
- Chỉ cần sử dụng sách giáo khoa, bảng con, nháp và cơ sở vật chất sẵn có .
* Nhược điểm:
Qua quá trình dạy học tôi nhận thấy:
+ HS khó ghi nhớ kiến thức.
+ HS khó tổng hợp kiến thức của một bài, của một chủ đề.
+ Học sinh chưa chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức.
+ Chưa say mê, hứng thú trong giờ học. Một bộ phận học sinh chưa biết tổng hợp ghi nhớ kiến thức, chưa biết liên hệ, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Nhiều học sinh học thuộc một cách máy móc nên khả năng ghi nhớ không sâu và không hiểu.
+ Học sinh ghi nhớ bài một cách thụ động, dồn nén dẫn đến chán nản.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã đưa ra một số phương pháp cụ thể Hướng dẫn học sinh vận dụng sơ đồ tư duy để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 5.
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Nội dung các giải pháp đề xuất
a. Giải pháp 1: GV nghiên cứu để nắm được thế nào là dạy học bằng SĐTD
- SĐTD hay còn gọi là “bản đồ tư duy” (Mind Map) là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (sinh năm 1942, người Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map) nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. SĐTD là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đây là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng ý nghĩa “sắp xếp ý nghĩ dưới dạng sơ đồ”. SĐTD là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng; tóm tắt những ý chính của một nội dung; hệ thống hoá kiến thức nhờ sự kết nối giữa các nhánh. Các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng.
- SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các bậc học, giúp giáo viên và người học trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới,… Khi sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học, giúp người học chuyển từ cách học truyền thống sang cách học tích cực thông qua SĐTD; tận dụng tối đa thời gian của tiết học vào các hoạt động tích cực của học sinh, giảm việc ghi chép trên lớp, do đó giúp học sinh bớt căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp cùng với sơ đồ tư duy thì lại càng tăng cao hiệu quả dạy học.
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
