Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng giáo dục STEM trong dạy học Toán giúp người học làm chủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Giáo dục STEM mục đích chính là giúp học sinh phát triển tư duy lý thuyết và kỹ năng thực tiễn. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3 để có thêm nhiều kinh nghiệm.

SKKN: Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018

Phần I. MỞ ĐẦU:

1. Mục đích của sáng kiến.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục 2018 nhằm giúp học sinh hoàn thiện về phẩm chất, năng lực của người học. Mục tiêu chung của chương trình đã chỉ rõ: Thông qua hoạt động dạy học giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đạt được mục tiêu giáo dục trong bối cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quyết định. Đổi mới phương pháp dạy học được xem là chìa khoá cho sự thành công của công tác dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học và nâng cao chất lượng dạy học.

Từ thực tiễn dạy học tại trường Tiểu học..... trong những năm qua tôi nhận thấy các em chưa hình thành thói quen tự chủ, tự học trong học tập. Đa số học sinh còn thụ động trong học tập, không có hứng thú học tập, việc tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập cần có sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của giáo viên. Các em thường bắt chước làm theo những bài tập mẫu, những hoạt động học tập theo khuôn mẫu của sách giáo khoa hoặc hướng dẫn của giáo viên. Các em chưa chủ động trong học tập trước ở nhà, trong tìm hiểu kiến thức mới hay nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề nâng cao, mở rộng.

Qua thời gian tìm hiểu và được tập huấn về STEM tôi nhận thấy:

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.

Giáo dục theo mô hình STEM không đồng nghĩa với việc đào tạo học sinh trở thành những nhà toán học hay kỹ sư mà là phát triển các kỹ năng cần có cho học sinh để học sinh có thể làm việc và phát triển trong thế giới công nghiệp hiện đại ngày nay. Mô hình STEM phải đảm bảo tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa 04 nhóm kỹ năng: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.

Ngoài những kỹ năng trên, mô hình giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thời đại công nghiệp 4.0 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp, v.v.

Mô hình giáo dục STEM là một mô hình dạy học mở. Ở đó giúp các em được tích cực hoá hoạt động học tập của mình. Các em được trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện cùng bạn để tạo ra sản phẩm học tập. Từ đó giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, tự do khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề sáng tạo. Với mô hình giáo dục STEM sẽ giúp các em:

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện

Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học thông thường như Toán, Khoa học… Nhưng giáo dục STEM thì tập trung vào tích luỹ kiến thức về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cho học sinh một cách tích hợp. Do đó, các em có thể thấy được mối liên quan giữa các môn học STEM là gì, cũng như cách ứng dụng các kiến thức này vào giải quyết vấn đề thực tế.

+ Xây dựng hứng thú cho trẻ về các môn học STEM

Giáo dục STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì các em mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú và nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học.

+ Giáo dục STEM giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Để hoàn thành được dự án, học sinh phải hợp tác với nhau, chủ động tìm kiếm và nghiên cứu kiến thức. Các hoạt động này sẽ giúp cho trẻ em làm quen với nghiên cứu khoa học.

+ Kết nối trường học với cộng đồng

Để giáo dục STEM đạt hiệu quả, việc đầu tiên đó chính là trường học phải liên kết với các cơ sở khác xung quanh. Ví dụ ở đây là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương. Việc này sẽ khai thác tối đa các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học STEM. Các hoạt động này sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các tổ chức lại với nhau.

+ Giúp trẻ em định hướng được nghề nghiệp

Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ được trải nghiệm và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này sẽ giúp các em đánh giá được sự phù hợp về năng khiếu, sở thích của mình đối với từng lĩnh vực. Sau đó, học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc thực hiện tốt giáo dục STEM sẽ giúp thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Từ những lý do trên, trong năm học..... tôi đã tiến hành áp dụng vào thực tiễn dạy học và thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:

- Sáng kiến với các giải pháp mà cá nhân tôi trình bày khác so với giải pháp trong quá trình dạy là: HS sử dụng những vật liệu thông dụng tái chế và làm ra các sản phẩm để vận dụng vào bài học như: móc treo quần áo, cốc nhựa 1 lần, cốc ăn mì tôm, khúc gỗ, .. làm ra cân thăng bằng; hay bìa vở, tấm bìa trong suốt làm ra dụng cụ tìm một phần mấy, giấy thủ công làm ra các bức tranh có sử dụng hình vuông, chữ nhật hình tròn và một phần mấy, bìa cát tông, ống hút làm ra mô hình đồng hồ để học giờ…..

- Tôi lồng ghép làm sản phẩm STEM vào một phần trong bài học toán là phần luyện tập hoặc phần ứng dụng. Khi đó học sinh nắm chắc kiến thức và ứng dụng bài học vào làm sản phẩm, học mà chơi, chơi mà học.

- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại nhà trường vào đầu năm học...... đến hết học kỳ I năm học..... Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh tích cực chủ động trong hoạt động học, thích tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của mình. Luôn đam mê nghiên cứu để sản phẩm có ứng dụng tốt nhất.

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm