Dẫn chứng về lòng hiếu thảo Ví dụ về lòng hiếu thảo
Dẫn chứng về lòng hiếu thảo mang đến 14 tấm gương, ví dụ tiêu biểu hay mới nhất xuất phát từ cuộc sống được nhiều người biết đến. Qua đó giúp bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo thuyết phục người đọc, người nghe.

TOP 14 Dẫn chứng về lòng hiếu thảo siêu hay dưới đây có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ chứng tỏ được sự am hiểu kiến thức xã hội của học sinh. Bên cạnh đó, việc đưa dẫn chứng các tấm gương có lòng hiếu thảo vào bài văn nghị luận còn giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, có tính tin cậy cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về lòng trung thực, dẫn chứng về mạng xã hội.
TOP 14 Dẫn chứng về lòng hiếu thảo
- Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - Mẫu 1
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 2
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 3
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 4
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 5
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 6
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 7
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 8
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 9
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 10
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 11
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 12
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 13
- Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 14
Dẫn chứng về lòng hiếu thảo - Mẫu 1
Chàng trai Nguyễn Hữu Ân đã vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm ở viện. Khi mẹ anh chàng qua đời, chàng nhận một người bệnh cùng phòng mẹ để làm mẹ nuôi và chăm sóc tiếp tục thêm một người mẹ nữa.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 2
Vua Thuấn - một trong Ngũ Đế thời thượng cổ, khi còn nhỏ có cha vừa mù vừa điếc lại vô cùng nóng nảy; còn mẹ ông thì qua đời từ sớm. Cha Thuấn lấy vợ, sinh ra được một em trai tên là Tượng. Mẹ kế lại vô cùng nhỏ nhen ích kỷ, thường xuyên nói xấu Thuấn với cha nên Thuấn rất hay bị đánh. Thuấn bị mẹ kế hãm hại hết lần này đến lần khác vì sợ Thuấn kế thừa một nửa gia nghiệp. Bởi vậy, tuổi thơ Thuấn lớn lên trong sự mắng chửi của cha, trong sự hãm hại của mẹ kế và em trai mình, ấy vậy nhưng lại không có một lời oán trách họ. Thậm chí trong suốt những năm tháng còn nhỏ, ông luôn hiếu thuận với cha và mẹ kế, nhường nhịn em trai. Đến năm ông 20 tuổi, danh tiếng của ông vang xa khắp nơi bởi sự hiếu thuận ấy. Vì vậy ông đã được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu và được vua gả con gái cho. Chính sự hiếu thảo ấy của Thuấn đã khiến cho mẹ kế và em trai vô cùng cảm động, từ đó gia đình trở nên hòa hợp vui vẻ. Sau này, Thuấn được vua Nghiêu truyền ngôi, trở thành một vị Thánh đế nổi tiếng lịch sử, xây dựng nên một thời thịnh trị và thái bình cho dân chúng là thời Nghiêu - Thuấn.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 3
Khổng Từ dạy rằng: “Ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa.”
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 4
Tăng Tử dạy rằng: “Có ba điều hiếu, đại hiếu là tôn trọng cha mẹ, thứ đến là không làm nhục cha mẹ, thấp nhất là nuôi được cha mẹ.”
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 5
Câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử nhà nghèo, sống cùng cha mà hai cha con chỉ có một chiếc khố chia nhau dùng chung. Đến khi cha mất, trước khi đi ông có nói với Chử Đồng Tử rằng: “Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười. Con cứ tang trần cho cha là được.” Ấy vậy nhưng chàng không nỡ tang trần cho cha nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cha yên nghỉ, còn mình thì ở trần, tiếp tục cuộc sống hàng ngày trước đây.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 6
Cô bé Trịnh Thị Lan ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa dù còn nhỏ nhưng đã bươn chải chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Em sinh ra đã không biết mặt cha, còn mẹ em bị bệnh tâm thần. Khi học Tiểu học, tan học là em lại vội chạy về làm việc nhà, chăm sóc mẹ. Hai mẹ con sống cùng với bà ngoại. Mười tuổi tuổi, em đã bắt đầu làm công việc đồng áng, hết cấy gặt giúp người ta để kiếm gạo ăn đến lượm ve chai khắp nơi để kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần chín mươi tuổi và mẹ mình. Em chăm sóc mẹ cẩn thận từng li từng tí. Có những lúc mẹ phát bệnh đi lang thang, em vội vàng đi tìm mà nước mắt lưng tròng. Cho đến giờ, mười ba tuổi, Lan trở thành lao động chính trong gia đình. Vất vả cực nhọc là thế ấy nhưng em chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc học của mình cả, vẫn luôn rất cố gắng trong học tập và trong cả cuộc sống.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 7
Những ngày tháng 10 năm 2015, người ta khó có thể nào quên được hình ảnh một cô bé mới chỉ có chín tuổi ngược xuôi nơi hành lang bệnh viện Bạch Mai để lấy cơm, chăm sóc cho người cha của mình. Cô bé ấy tên là Tô Thị Bích Ngọc, đang học lớp 4, ở Ý Yên, Nam Định. Nhà có hai anh em, mẹ lại bị tâm thần, người anh đang học lớp 8 phải làm thêm ở chợ để lấy tiền đong gạo hàng ngày cho cả nhà. Còn em thì xin nghỉ học theo lên Hà Nội chăm sóc cha mình bị xơ gan, sỏi niệu quản. Mọi việc ông đều cần đến sự giúp đỡ của con gái mình. Ấy vậy nhưng lúc có thời gian, em lại mang sách ra hành lang ngồi đọc, em luôn hi vọng cha sớm khỏe mạnh, khát khao được quay trở lại trường học, tiếp tục ước mơ của mình.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 8
Kho tàng ca dao Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 9
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau. Tuy nhiên, gia đình Kiều gặp biến cố. Cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 10
Xưa có hai mẹ con sống trong một túp lều nhỏ. Người mẹ bị bệnh nặng nhưng nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc để chữa bệnh. Lần nọ, một cụ già đi qua, biết được câu chuyện. Cụ già bảo cô hãy đi đến gốc cây cổ thụ đầu rừng, tìm bông hoa cúc màu trắng, có bốn cánh để làm thuốc cứu mẹ. Cô bé làm theo, tìm được một bông hoa cúc trắng. Cô bé nhớ lại lời cụ già dặn rằng bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ sẽ sống được bấy nhiêu ngày. Thế rồi, cô bé xé từng cánh hoa. Cô bé mang bông hoa chạy nhanh về nhà chữa bệnh cho mẹ. Mẹ của cô đã khỏi bệnh.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 11
Vào những ngày tháng 10 năm 2015, có lẽ chúng ta đều không thể quên được hình ảnh, câu chuyện cảm động về một cô bé 9 tuổi chạy ngược chạy xuôi tại hành lang bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, để lấy cơm, chăm sóc cho người cha thân yêu của mình. Cô bé ấy là Tô Thị Bích Ngọc, sinh sống và học tập tại Yên Ý, Nam Định. Một gia đình 4 người nhưng lại vô cùng khó khăn, khi người mẹ lại bị tâm thần, cha bệnh nặng phải nhập viện, hai anh em nương tựa vào nhau để sinh sống và chăm sóc cha mẹ. Người anh đang học lớp 8 phải nghỉ học, hàng ngày phải làm thêm ở chợ để có thêm một miếng cơm, tiền đong gạo cho gia đình. Người em học lớp 4 cũng đành phải tạm dừng đến trường để lên Hà Nội chăm sóc cha người cha bị xơ gan, sỏi niệu quản, cuộc sống của ông, từ việc nhỏ đến lớn đều phải nhờ vào cô con gái bé nhỏ của mình. Tuy khó khăn là vậy, mỗi khi có thời gian, em đều mang sách vở ra hành lang ngồi học, cô bé nhỏ luôn mang trong mình niềm tin và hy vọng cha sẽ mau chóng khỏi bệnh, còn mình thì có thể tiếp tục cắp sách đến trường, theo đuổi ước mơ của mình.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 12
Vua Tự Đức là một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, tuy là vua của một nước nhưng ông sẵn sàng dâng roi cho mẹ đánh đòn khi mắc lỗi. Hai ngày trước ngày giỗ vua cha, ông lại rảnh việc nước nên đã đi ngự săn bắn, nhưng lại gặp phải lũ lụt lớn không thể về. Đức Từ Dũ (mẹ vua) vì nóng lòng, nên đã sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi tìm và rước nhà vua về. Vừa về đến hoàng cung, vua liền lên kiệu đi thẳng sang cung Diên Thọ để lạy, cúi đầu xin tội, sẵn sàng dâng roi mây cho mẹ rồi nằm phục xuống sàn xin chịu đòn. Đức Từ Dũ vì thương con nên đã không trách phạt nhà vua, bên cạnh đó còn dặn dò nhà vua phải ban thưởng cho quan quân đi hầu ngự. Có thể thấy Vua Tự Đức là một người con có hiếu với mẹ, không ngại ngần nhận phạt dù cho chức vị có lớn như thế nào.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 13
Trong truyện cổ tích “Sự tích cây Vú Sữa”, lòng hiếu thảo được khắc họa qua mối quan hệ thiêng liêng giữa mẹ và con đầy cảm động. Vì giận dỗi, đứa con trai đã bỏ nhà ra đi, để lại người mẹ cô đơn ngày ngày mòn mỏi chờ đợi đến kiệt sức. Thời gian trôi qua, khi đứa con quay về với lòng ăn năn, hối lỗi, trước mắt chỉ còn lại một cây xanh tốt đứng lặng lẽ trước nhà. Cây ấy trĩu quả ngọt, tỏa ra dòng nhựa trắng thơm ngon, ngọt lành như dòng sữa mẹ, thể hiện tình yêu thương bất diệt mà người mẹ đã dành trọn cho con. Sự thức tỉnh của đứa con là nhận ra giá trị của tình mẫu tử, là sự trở về trong sự trân trọng, biết ơn và hiếu thảo. Hình ảnh cây Vú Sữa đã trở thành biểu tượng của tình mẹ bao la, nhắc nhở về đạo làm con, về trách nhiệm và tình yêu thương mà mỗi người cần gìn giữ và trân quý.
Dẫn chứng lòng hiếu thảo - Mẫu 14
Nhân vật Chử Đồng Tử trong truyền thuyết Việt Nam được biết đến như một tấm gương sáng ngời về lòng hiếu thảo và tình yêu thương dành cho cha. Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cuộc sống của hai cha con vô cùng thiếu thốn đến mức chỉ có duy nhất một mảnh khố để che thân. Thế nhưng khi cha mất, Chử Đồng Tử không hề đắn đo, sẵn sàng hy sinh mảnh khố duy nhất của mình để lo việc chôn cất cha chu đáo. Trong hoàn cảnh cùng cực, đói khổ, chàng không chọn cách mưu sinh trước cho bản thân mà đặt lòng hiếu thảo lên hàng đầu, thể hiện qua sự hy sinh cao cả và lòng kính trọng tuyệt đối đối với người cha quá cố. Hành động của Chử Đồng Tử không đơn thuần là trách nhiệm của một người con mà thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn, và lòng kính hiếu vô bờ bến. Chính sự hiếu thảo ấy đã giúp hình tượng Chử Đồng Tử trở thành biểu tượng vĩnh cửu về đạo làm con, là lời nhắc nhở mỗi người về bổn phận và nghĩa vụ đối với đấng sinh thành dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
