Dẫn chứng về lòng tự trọng Ví dụ về lòng tự trọng
Dẫn chứng về lòng tự trọng gồm 9 tấm gương, ví dụ tiêu biểu hay mới nhất được nhiều người biết đến. Qua đó giúp bài văn nghị luận về lòng tự trọng thêm hấp dẫn, dễ thuyết phục người đọc người nghe.
TOP 9 ví dụ về lòng tự trọng cực hay dưới đây là tài liệu vô cùng hữu ích. Các em hãy tham khảo, ghi nhớ dẫn chứng để đưa vào bài văn của mình thêm thuyết phục, hấp dẫn, có tính tin cậy cao. Đồng thời việc đưa các tấm gương về lòng tự trọng vào bài văn còn chứng tỏ được sự am hiểu kiến thức xã hội của học sinh. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về tình yêu thương, dẫn chứng về lối sống chủ động.
Dẫn chứng về lòng tự trọng cực hay
Ví dụ về lòng tự trọng
Dẫn chứng 1
Trong cuộc sống hằng ngày ta bắt gặp không ít những có người có tấm lòng tự trọng cao đẹp dù chỉ là hành động nhỏ. Con người ấy có thể là cậu bé nghèo ăn xin, nhặt nhạnh ve chai hay đánh giày nhưng không trộm cắp. Đó là câu chuyện bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Ngãi đem trả lại 152 triệu tiền huyện bồi thường nhầm cho gia đình ông với lí do “Không phải của mình thì trả lại”. Liệu rằng trong xã hội đồng tiền như hiện nay có bao nhiêu người làm được như bác. Ta khoan bàn đến việc tắc trách của cán bộ mà hãy lấy việc làm của bác Hảo làm tấm gương cho mình.
Dẫn chứng 2
Trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Dẫn chứng 3
Sáng nay, tôi gặp bà cụ ngồi bán rau ở đầu cổng chợ. Nom cụ khá khắc khổ. Rau của cụ bày bán cũng không ngon hơn là mấy so với hàng bên cạnh. Nhưng thấy cụ đã già nên động lòng, tôi mua. Tôi hỏi giá, cụ bảo 4.000 đồng một mớ. Rút tờ 5.000 đồng, tôi đưa tận tay cho cụ và bảo cụ không cần phải trả lại tiền thừa. Thế nhưng bà cụ vẫn lục tìm trong nắm tiền lẻ cầm tay rồi vội vã bước theo dúi vào tay tôi tờ 1.000, vừa dúi tiền vào tay tôi vừa mỉm cười cảm ơn. Rất nhanh tôi hiểu ngay ra vấn đề là cụ tự trọng.
Dẫn chứng 4
Anh Lê thái Bình ở thôn Trung Thượng, xã kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, hà Tĩnh bị ảnh hưởng ( tật nguyền, ốm yếu ) bởi chất độc da cam nhưng đã nói :" Lòng tự trọng không cho phép tôi ăn bám mãi vào người khác dù tôi khuyết tật. Lòng tự trọng không cho phép tôi trở thành người ngu dốt dù tôi có thể ỷ vào việc quanh năm chỉ làm bạn với 4 bức tường. Lòng tự trọng càng không cho phép tôi biến mình thành một kẻ đáng thương để được người khác thương hại. "
Dẫn chứng 5
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Dẫn chứng 6
Cậu bé Nguyễn Thanh Trung (Cần Thơ) bị khuyết tật 2 chân, phải lết xác đi bán vé số, nhưng không cẩn thận khiến vé số bị rơi hết mất. Có người ngỏ ý cho cậu bé tiền giúp đỡ nhưng cậu bé kiến quyết không chịu nhận.
Dẫn chứng 7
Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Dẫn chứng 8
Các anh hùng dân tộc như Nguyễn Trung Trực, Lê Thị Riêng, Phạm Hùng,...không bị Pháp mua chuộc dụ dỗ, không vì cái lợi trước mắt mà bán đi lòng tự tôn của bản thân.
Dẫn chứng 9
Cụ bà Đỗ Thị Mơ ở xã Lương sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa được chứng nhận là hộ nghèo nhưng bà đã xin thoát nghèo vì gia cảnh vẫn đủ sống qua ngày để nhường lại lợi ích cho người nghèo hơn.