Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển Điền kinh cho học sinh trường THCS Sáng kiến kinh nghiệm THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển Điền kinh cho học sinh trường THCS giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm để viết sáng kiến kinh nghiệm cho khối THCS.
Sáng kiến giúp học sinh nắm vững các kĩ thuật, chiến thuật, bài tập thể lực, tâm lý thi đấu và luật điền kinh hiện hành. Từ đó, các em sẽ có những phương pháp tập luyện, bài tập thể lực cụ thể ở các nội dung khác nhau. Vận dụng tốt vào việc tham gia phong trào TDTT trong nhà trường, địa phương và giao lưu thi đấu tại các giải Điền kinh học sinh, Hội khỏe Phù Đổng... Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm SKKN: Phương pháp dạy các biện pháp tu từ.
SKKN: Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển Điền kinh cho học sinh trường THCS
PHẦN I: LÍ LỊCH
Họ và tên: ….
Chức vụ: Giáo viên Tổ KH Tự nhiên.
Đơn vị công tác: Trường THCS…….
Tên sáng kiến: “Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển điền kinh cho học sinh trường THCS”
PHẦN 2: NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU.
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng nghiên cứu.
- Qua nhiều năm dẫn học sinh đi thi đấu TDTT tại cac giải Điền kinh học sinh Phổ thông, Hội khỏe Phù Đổng ... và từ thực tế giảng dạy học sinh các khối lớp, kết hợp với dự giờ thăm lớp của các giáo viên trong nhà trường tôi nhận thấy các em học sinh chưa có kĩ năng thành thạo khi tham gia các nội dung thi đấu như: Nhảy cao, nhảy xa, chạy 800m... Vì lý do đó để thi đấu tốt các nội dung này học sinh cần phải có kĩ thuật và thể lực tốt nhất. Từ đó tôi mạnh dạn chọn kinh nghiệm “Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển điền kinh cho học sinh trường THCS” nhằm giúp học sinh của mình nắm vững các kĩ thuật, chiến thuật, bài tập thể lực, tâm lý thi đấu và luật điền kinh hiện hành. Từ đó giúp học sinh có những phương pháp tập luyện, bài tập thể lực cụ thể ở các nội dung khác nhau. Vận dụng tốt vào việc tham gia phong trào TDTT trong nhà trường, địa phương và giao lưu thi đấu tại các giải Điền kinh học sinh, Hội khỏe Phù Đổng...
2. Ý nghĩa và tác dụng.
- Nhằm giúp cho học sinh nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ thuật, chiến thuật, luật thi đấu và phát triển tốt về mặt thể lực. Khắc phục những khó khăn thử thách vượt qua những chướng ngại và rào cản tâm lý, vững vàng trong thi đấu.
- Làm cho học sinh có hứng thú hơn khi tham gia các phong trào TDTT trong và ngoài nhà trường.
- Nâng cao chất lượng môn học, nâng cao phong trào TDTT trong nhà trường cụ thể là chất lượng mũi nhọn cho đội tuyển của nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Các phương pháp, bài tập cho đội tuyển điền kinh.
II. Phương pháp tiến hành.
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.
a. Cơ sở lí luận.
- Đi, chạy, nhảy, ném đẩy là những hoạt động vận động tự nhiên của con người ngay từ xưa. Ngày xưa các hoạt động đi, chạy, nhảy, ném đẩy chỉ được coi là cách di chuyển để săn bắt mồi, cách tự vệ tấn công… thì về sau cùng với sự phát triển của xã hội thì các hoạt động đó càng hoàn thiện và có ỹ nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống. Các hoạt động đó đã là hoạt động rèn luyện thể lực và có trong hệ thống giáo dục. Từ nửa sau của thế kỉ XIX nó thực sự phát triển như một môn thể thao, có vai trò nhất định không chỉ trong trường học mà còn cả trong rèn luyện thể lực của quân đội.
- Điền kinh là một trong những hoạt động vận động cơ bản của học sinh, điền kinh giữ vai trò chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực. Là một trong những môn thi chính trong các kì Đại hội TDTT, Hội khỏe Phù Đổng…Các bài tập điền kinh có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập luyện thường xuyên tim co bóp khỏe hơn, thành mạch máu co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn với người không tập luyện một cách rõ rệt. Các bài tập điền kinh không những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.
b. Cơ sở thực tiễn.
- Qua thực tế khảo sát tôi nhận thấy môn điền kinh rất được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm chú ý. Vì sự đa dạng của các bài tập và mức độ tác động lượng vận động giúp người tập dễ dàng điều chỉnh và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân... Đa số các em học sinh hiểu và thực hiện cơ bản kĩ thuật, biết vận dụng các kĩ thuật vào thi đấu ở mức cơ bản. Nhưng với đối tượng học sinh khá, giỏi thì không chỉ dừng lại ở mức biết mà còn đòi hỏi kĩ, chiến thuật và tâm lý thi đấu ở mức cao hơn nữa.
- Thực tế tôi thấy học sinh chưa có phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân khi các em hoạt động tự quản. Thường có biểu hiện ra sân thích vào thực hành ngay và ngại không muốn tập luyện kĩ thuật. Khi gặp các tình huống khó các em thường lúng túng và không làm chủ được để phạm quy và ảnh hưởng thành tích của mình.
- Qua thực tế kiểm tra tôi nhận thấy số học sinh chuyên tâm về phương pháp tập luyện có tính chất nóng vội chủ quan. Trước tình hình học sinh như trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển điền kinh cho học sinh trường THCS”.
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ SKKN!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
