Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4 giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng trò chơi PowerPoint vào dạy học các môn lớp 4.
Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong các hoạt động. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm SKKN: Các biện pháp thực hiện giáo dục STEM có hiệu quả trong dạy học môn Khoa học lớp 4 để có thêm nhiều kinh nghiệm.
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
NĂM HỌC 20...-20...
1. Thông tin sơ lược
- Họ và tên giáo viên: ................
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH ................
- Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4.
- Tên biện pháp: “ Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4”.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Lí do chọn đề tài
Học sinh tiểu học vốn rất thông minh, khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong các hoạt động. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi học tập một cách thường xuyên, khoa học, hiệu quả thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày càng được nâng cao.
Mặt khác sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những lý do nêu trên, cùng với những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đặc biệt là với điều kiện thuận lợi lớp học được trang bị tivi, nhằm giúp học sinh khắc sâu được những kiến thức đã học, biết vận dụng vào trong đời sống thực tế hàng ngày nên tôi đã chọn biện pháp: “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4”.
2.2. Tính mới của biện pháp.
a. Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập
Trò chơi học tập có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu. Hay nói cách khác “trò chơi học tập” là “chiếc cầu nối” hữu hiệu và thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong giải quyết nhiệm vụ chung và cùng hướng tới đạt được mục tiêu của bài học.
Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
Với những ý nghĩa trên, khi thiết kế một trò chơi học tập, người giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung bài học trong chương trình, kiến thức kiểm tra trong trò chơi có thế là kiến thức của bài cũ, kiến thức bài mới hoặc kiến thức thực hành, luyện tập.
- Trò chơi phải dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học đồng thời cũng phải rèn luyện được ở học sinh kĩ năng, óc phân tích và tư duy sáng tạo ở các em.
- Các hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng lôi cuốn được sự chú ý và hứng thú của học sinh, tạo được không khí học tập sôi nổi.
- Thời gian tổ chức trò chơi phải đảm bảo với thời gian của toàn bộ tiết học...
b. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các trò chơi học tập:
Bản thân các trò chơi học tập đã góp phần làm cho các giờ học thêm sôi nổi, song nếu biết vận dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các trò chơi thì sức hút của trò chơi với các em càng nhiều hơn. Nhưng phải làm như thế nào thì một trò chơi có ứng dụng CNTT mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên một số yêu cầu sau:
- Giáo viên phải có kiến thức căn bản về tin học, sử dụng tương đối thành thạo phần mềm powerpoint và có thể biết thêm một vài phần mềm khác, biết cách truy cập Internet.
- Biết lựa chọn kiến thức phù hợp có thể đưa vào trò chơi có ứng dụng CNTT.
- Thiết kế hình thức trực quan của trò chơi phù hợp nội dung và tên gọi của nó, lựa chọn các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh để làm trò chơi thêm hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.
- Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều hiệu ứng vào một trò chơi sẽ làm học sinh dễ bị phân tán, hiệu quả tổ chức trò chơi sẽ không cao.
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ SKKN!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
