Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi Sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi là tài liệu cung cấp các kiến thức giúp giáo viên mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho một hoạt động học.

Bên cạnh đó, tài liệu còn giúp các giáo viên áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Sáng kiến kinh nghiệm lấy trẻ làm trung tâm

1. Lời giới thiệu

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ.

Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chấtđạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Tại trường Mầm non.... Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều,trẻ ít được thực hành và trao đổi.

Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua đợt tập huấn module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo trong đó có module mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.

Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.”

Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp giáo viên trong trường Mầm non... khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với độingũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”.

2. Tên sáng kiến kinh nghiệm

“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ”.

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: …………….

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường Mầm non...

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non...

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

Ngày …/…/2018

6. Mô tả bản chất của sáng kiến

6.1. Nội dung của sáng kiến

6.1.1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến gây hứng thú cho trẻ

Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.

Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.

Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao.

Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao.Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận những mô hình kể trên đều tốt.

Tại trường Mầm non..., căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giá dục và Đào tạo Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

6.1.2 Tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là. Áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”.

Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới

hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầmnon một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ.

6.1.3 Thực trạng việc nâng cao việc sử dụng biện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A5 ở mầm non....

1. Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 5 tuổi A5

trường Mầm non... có 5 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số trẻ là 167 trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có thể nói đó là sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu đối với lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

a. Thuận lợi

Lớp mẫu giáo 5 tuổi A5 trường MN Hoa Sen, với tổng số trẻ là 38 cháu.Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi.

- Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ.

- Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ… Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở giáo dục và Phòng giáo dục và đào tạo tập huấn. Đã tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tại trường về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình

- Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.

- Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn.

- Giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

b. Khó khăn

- Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế như:

- Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ.

Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ , còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.

- Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ

- Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của giáo viên.

- Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ.

- Lớp có một số trẻ mới, chưa đi học ở trường bao giờ nên thời gian đầu còn bỡ ngở, ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của lớp.

Đa số các giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tài liệu để phục vụ chuyên đề còn nghèo nàn và đặc biệt trẻ mẫu giáo đang bước đầu hình thành, phát triển về các tác phẩm tạo hình, thể chất…nên việc thực hiện chuyên đề gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ trẻ đa phần ở nông thôn, cuộc sống khó khăn ngày nay cũng khiến cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến giá trị của các tác phẩm tạo hình đối với sự phát triển của trẻ

Trong thực tế khi giáo viên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm tạo hình thì còn lúng túng, chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Chưa có nhiều kỹ năng trong việc sử dụng biện pháp gây hứng thú, thường là câu hỏi đóng, không lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.

6.1.4. Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.

Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động .

Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá MG 5 tuổi A5 được thể hiện qua các số liệu như sau:

Tổng số trẻ: 38 trẻ; nữ: 17 trẻ; dân tộc: 0 trẻ; Khuyết tật: 0 trẻ.

Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu tháng 9/2018 như sau:

STT Tiêu chíĐạt Chưa đạt
Số trẻTỷ lệ %Số trẻ Tỷ lệ %
1Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học15/383923/3860
2Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học14/383724/3863
3Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.16/384222/3858
4Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc19/385019/3850

* Nghiên cứu và áp dụng đề tài này có một số ưu và nhược điểm sau:

+ Ưu điểm

Trường MN..... một ngôi trường khang trang, với điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ và đa dạng, địa điểm rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các phòng học theo tiêu chuẩn của quốc gia trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.

- Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học tập huấn về chuyên đề.

- Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- trường Mầm non... có 15 lớp học, có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, yêu nghề.

- Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp.

- Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối với từng hoạt động, từng độ tuổi.

- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.

- Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên, có thói quen trong học tập và các hoạt động.

- Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp cận phương thức giáo dục mới.

+ Hạn chế

- Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học.

- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học .

- Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.

- Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .

- Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.

- Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.

Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm cách giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, hay nhờ đến sự giải quyết của giáo viên.

- Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa dạng.

- Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng lực của trẻ.

- Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều khó khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin khi lập kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên giờ học đối với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động.

* Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những phương pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ hiểu dễ áp dụng trong thực tế.

- Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu cầu và năng lực của trẻ.

- Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần.

Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ mang lại càng cao.

Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự hòa về điều đó

*Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ.

- Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên còn ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử dụng triệt để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách tổ chức tiết học.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm