Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS Mẫu sáng kiến kinh nghiệm THCS

Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS gồm 19 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.

Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS nhằm chia sẻ giải pháp, công cụ và quy trình giúp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý phòng máy trong nhà trường. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Công nghệ thông tin là chìa khóa giúp học sinh tiếp cận tri thức mới và rèn luyện kỹ năng thực hành – những năng lực thiết yếu trong kỷ nguyên số. Ở bậc THCS, Tin học đã trở thành môn học chính thức, với hệ thống phòng máy được trang bị tại hầu hết các trường.

Khi bắt đầu công tác quản lý phòng máy và hệ thống mạng trong nhà trường, tôi gặp không ít khó khăn: máy tính hoạt động không đồng bộ, lỗi phần mềm, virus, quá trình cài đặt và bảo trì mất nhiều thời gian. Từ thực tế đó, tôi trăn trở với câu hỏi: làm thế nào để quản lý hiệu quả hệ thống máy tính, triển khai mô hình mạng không ổ cứng ổn định, tổ chức kiểm tra – đánh giá nhanh chóng, chính xác và giảm tải cho giáo viên?

Qua quá trình làm việc, học hỏi và trao đổi chuyên môn, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, tôi xây dựng đề tài “Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học” nhằm chia sẻ giải pháp, công cụ và quy trình giúp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý phòng máy trong nhà trường.

II. Mục đích nghiên cứu

Để tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trong phòng máy một cách hiệu quả, tôi lựa chọn giải pháp sử dụng Microsoft Excel kết hợp với các tập tin CMD đơn giản. Hình thức này giúp học sinh dễ thao tác, đồng thời hỗ trợ giáo viên trong việc chấm bài nhanh, chính xác mà không cần đến phần mềm phức tạp.

Toàn bộ quá trình chuẩn bị bài kiểm tra và thu bài được tự động hóa thông qua 5 tập tin CMD: xoá dữ liệu ổ D và E, sao chép nội dung chuẩn bị từ máy giáo viên sang máy học sinh, tạo thư mục baithi để lưu bài làm và tập tin thu bài cuối buổi. Mỗi thao tác chỉ cần kích đúp chuột là hoàn tất, tiết kiệm thời gian và tránh sai sót.

Việc dạy học trở nên hiệu quả hơn khi kết hợp với phần mềm NetOp School, cho phép giáo viên kiểm soát, hướng dẫn và tương tác với học sinh trên từng máy trạm. Học sinh học tập chủ động hơn, giáo viên cũng dễ dàng quản lý lớp thực hành.

Ngoài ra, nhờ sử dụng phần mềm Deep Freeze để đóng băng hệ thống, phòng máy luôn được bảo vệ ổn định trước nguy cơ lỗi phần mềm hoặc virus, đảm bảo môi trường học tập bền vững mà không cần đầu tư thêm vào bản quyền phần mềm phức tạp.

III. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Thời gian thực hiện: năm học 20....-20.....

- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào công nghệ mạng Boot ROM, các phần mềm hỗ trợ quản lý và điều khiển máy trạm, cùng các giải pháp tối ưu trong

việc thiết lập và vận hành phòng máy vi tính. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

- Phạm vi: Phòng máy tính trường THCS .......

PHẦN 2. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận

Phòng máy vi tính là một phòng bộ môn đặc thù, nơi mang đến cho học sinh kiến thức và kỹ năng thực hành Tin học một cách trực quan và sinh động. Trong đó, kỹ năng thực hành giữ vai trò vô cùng quan trọng. Để đảm bảo phòng máy hoạt động ổn định, đáp ứng tốt cho việc thực hành và tổ chức kiểm tra trên máy tính, giáo viên quản lý phòng cần có kế hoạch cụ thể và nắm vững một số kiến thức cơ bản về bảo trì, kỹ thuật.

Theo kinh nghiệm của tôi, những kiến thức cần thiết bao gồm:

- Cài đặt lại toàn bộ hệ thống máy tính, đặc biệt là máy giáo viên, bao gồm các phần mềm cần thiết phục vụ cho học sinh như NetOp School, bộ công cụ hỗ trợ học tập, phần mềm văn phòng,...

- Tạo bản ghost hoàn chỉnh để lưu trữ và khôi phục nhanh chóng khi cần.

Ngoài ra, giáo viên cần khai thác Microsoft Excel để tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm giúp quá trình kiểm tra, chấm điểm trở nên đơn giản và chính xác hơn.

Trong việc tổ chức dạy học thực hành, giáo viên có thể cài đặt mạng Boot ROM, sử dụng phần mềm NetOp School để điều khiển, hướng dẫn, truyền dữ liệu và thu bài tập từ máy học sinh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm đóng băng ổ cứng (Deep Freeze hoặc tương tự) kết hợp với các công cụ tự động xóa file nguy hiểm cũng là biện pháp bảo vệ hệ thống phòng máy khỏi các mối đe dọa từ phần mềm độc hại.

Việc sử dụng Excel để tạo đề kiểm tra trắc nghiệm cũng là một giải pháp tiện lợi, dễ áp dụng, hỗ trợ chấm bài tự động với độ chính xác cao. Kết hợp với phần mềm Ghost như Onekey Ghost, giáo viên có thể dễ dàng cài đặt và khôi phục hệ thống nhanh chóng mà không cần dùng đến ổ CD.

II. Thực trạng của phòng máy tính ở trường THCS ......

Phòng máy vi tính do tôi phụ trách gồm 20 máy tính để bàn, được nhà trường trang bị vào tháng 10 năm 20..... Mặc dù các máy có cấu hình tương đương nhau, nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng, nhiều thiết bị thường xuyên gặp sự cố kỹ thuật, thiếu hụt phần mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành của học sinh cũng như công tác kiểm tra, chấm bài của giáo viên. Đặc biệt, do tần suất sử dụng cao, hệ thống thường xuyên bị treo, nhiễm virus và mất nhiều thời gian trong quá trình cài đặt lại phần mềm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy và học.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài này với mong muốn:

Tìm ra các giải pháp thiết thực trong việc quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức kiểm tra, điều hành phòng máy tính tại các trường THCS một cách hiệu quả, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình trực tiếp quản lý và vận hành phòng máy tại đơn vị công tác của mình.

III. Các giải pháp thực hiện

GIẢI PHÁP 1: ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH PHÒNG MÁY THÔNG QUA PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1. Ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý và vận hành phòng máy Tin học

1.1. Triển khai hệ thống mạng Boot ROM trong quản lý phòng máy

Để cài đặt được mạng Boot Room thì cần máy chủ có dung lượng Ram là 1GB, dung lượng đĩa cứng từ 80GB trở lên, và phải có DHCP; còn máy trạm cần dung lượng ram tối thiểu là 128MB, card mạng có gắn boot rom pxe.

a. Cách cài đặt mạng Boot ROM

- Cài đặt cho máy chủ trước sau đó tiến hành bật máy trạm. Vào BIOS của máy trạm chỉnh cho Boot từ card mạng. Khi nào mà máy con được cấp địa chỉ IP và hiện thị nội dung như sau thì máy đã ổn:

Venturcom BXP bootstrap v2.0 build 23. Copyright (c) 2003 Venturcom, Inc subsidiaries All rights reservd

Local MAC : 012101FF2210

Local IP : 192.168.5.52

Subnet mask : 255.255.0.0

Boot server : 192.168.5.101

Login server : 192.168.5.101.:6910

- Sau khi máy chủ đã ổn, lấy một ổ cứng đã được cài đặt Windows cho máy trạm có đầy đủ chương trình ứng dụng, gắn vào và cho Boot từ ổ cứng máy trạm.

* Kết quả: Nhờ sử dụng mạng Boot Rom, tôi có thể dễ dàng cài đặt và quản lý ứng dụng trên các máy trạm một cách nhanh chóng và linh hoạt. Việc quản lý phòng máy trở nên đơn giản hơn: sau mỗi buổi thực hành chỉ cần tắt máy chủ và ngắt cầu dao, không cần tắt từng máy trạm. Khi cần bổ sung phần mềm, tôi chỉ cần bật một máy trạm để cài đặt, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.

* Kết luận: Giải pháp này dùng cho các trường đang dùng mạng máy trạm không ổ cứng. Tôi đã sử dụng phương pháp này và thấy hiệu quả rất tốt, ít tốn công sức cài đặt và quản lí.

b. Ưu và nhược điểm khi sử dụng mạng Boot ROM

* Ưu điểm:

- Giảm chi phí đầu tư nhờ không cần ổ cứng cho máy trạm.

- Việc cài đặt phần mềm trở nên đơn giản (chỉ cần cài trên một máy).

- Quản lý dễ dàng, ít lo hỏng hóc phần cứng tại máy trạm.

* Nhược điểm:

- Tốc độ xử lý phụ thuộc vào máy chủ, đôi lúc bị giới hạn.

- Quá trình cài đặt ban đầu tương đối phức tạp, yêu cầu kiến thức chuyên

1.2. Hướng dẫn thực hành qua phần mềm NetOp School

NetOp School version 3.0 được phát triển do hãng Danware. Bạn chỉ cần

phòng máy tính cài đặt Windows 98, Windows 2000 hoặc Windows XP, máy chủ dùng Windows 2000 loại nào cũng được, tốc độ đường truyền của mạng 100 Mbps. Cuối cùng bạn chỉ cần cài đặt phần mềm NetOp School (bản dùng thử).

a. Hướng dẫn cài đặt

NetOp School gồm hai thành phần: Teacher (dành cho giáo viên) và Student (dành cho học sinh). Phần Teacher có thể cài trên máy chủ hoặc máy trạm giáo viên, còn phần Student được cài trên các máy học sinh trong mạng. Trong một số trường hợp (với hệ điều hành Windows 2000/XP), bạn có thể chỉ cần cài NetOp School trên máy chủ và triển khai từ xa đến các máy trạm.

..............

Tải file về để xem đầy đủ SKKN: Ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn và tổ chức kiểm tra môn Tin học THCS

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm