Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa lớp 7 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa lớp 7 gồm 48 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa thuộc chương trình môn GDCD 7, áp dụng cho cả 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Qua đó nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cho học sinh lớp 7. Ngoài ra các bạn xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kiến thức STEM vào phần đọc hiểu Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo, sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề Bảo tồn di sản văn hóa 

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn GDCD một mặt cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm và các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; mặt khác giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực đặc thù của môn học như: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội,…

Một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là Tập trung chủ yếu để học sinh làm chủ kiến thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. Định hướng chung về phương pháp dạy học là kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với yêu cầu cần đạt, đối tượng học sinh. Giáo dục STEM cũng đang được bộ giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho các em học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Đây là một trong những phương pháp định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, học sinh được dạy những kĩ năng có thể áp dụng vào cuộc sống thực.

Trong những năm qua, Trường trung học cơ sở .............. đã chú trọng giáo dục STEM trong các môn học theo tinh thần công văn 3089 của Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có môn GDCD nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh được trải nghiệm STEM làm mô hình ở nhiều môn như: Sinh, Công nghệ, Sử, Địa, GDCD,…có thể thấy giáo dục Stem – sản phẩm là mô hình đã được tổ chức trong nhiều môn học. Trong môn GDCD 7 bài “Bảo tồn di sản văn hóa” tôi cũng tích hợp giáo dục Stem, nhưng không phải là làm mô hình về các di sản văn hóa, tôi muốn các em làm sản phẩm nào đó để bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ lí do và thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài "Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề "Bảo tồn di sản văn hóa" (GDCD 7) nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cho học sinh lớp 7 Trường THCS .............., thị xã ............., tỉnh Bình Dương năm học 20....-20...." để tiến hành nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Thông qua "Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề "Bảo tồn di sản văn hóa" (GDCD 7) nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cho học sinh lớp 7 Trường THCS .............."

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng

Đề tài xoay quanh vấn đề nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cho học sinh lớp 7 trong chủ đề "Bảo tồn di sản văn hóa” (GDCD 7) thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM

- Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 7 năm học 20.... - 20.... tại Trường trung học cơ sở ..............

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong bài “Bảo tồn di sản văn hóa”

- Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cho học sinh lớp 7 có hiệu quả

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra (phiếu điều tra)

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp phân tích tổng hợp…

6. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM – học sinh trải nghiệm làm một món ăn truyền thống của một vùng miền ở Việt Nam trong chủ đề: “Bảo tồn di sản văn hóa” để nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm làm một món ăn truyền thống: Giáo viên sẽ chia lớp làm nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ thực hiện làm một món ăn truyền thống của một vùng miền ở Việt Nam. Học sinh có thời gian chuẩn bị một tuần. từ nhiệm vụ được giao học sinh tự tìm hiểu về những món ăn truyền thống của dân tộc, chọn một món ăn để làm, chọn nguyên liệu, dự kiến cách làm,,… học sinh cũng có thể thử nghiệm trước ở nhà. Về sản phẩm, học sinh có thể làm trước ở nhà, quay video lại và mang sản phẩm lên lớp trưng bày hoặc có thể làm trực tiếp trên trường.

Trải nghiệm làm món ăn truyền thống được xem là một hoạt động thú vị đối với các em. Giờ đây, các em có thể làm được một món ăn truyền thống, được thưởng thức và mời bạn bè cùng thưởng thức. Thông qua hoạt động này, học sinh hiểu được giá trị của các món ăn truyền thống của dân tộc - vừa là tài sản quý giá của dân tộc vừa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc từ đó các em sẽ có ý thức hơn trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa.

Khác với trước đây cũng trong chủ đề này, giáo viên cho các em ca hát hoặc thuyết trình về các món ăn. Trải nghiệm STEM -làm mô hình các em đã thực hiện trong rất nhiều môn từ năm lớp 6 như môn: hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, môn Sử - Địa, môn Công nghệ, môn Khoa học tự nhiên, môn GDCD,…

B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận

Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong đó có liên quan đến giáo dục STEM như: Nghị quết số 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; chỉ thị số 16/CT-Ttg ngày 14 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường năng lực về tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH, ngày 27 tháng 05 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việc hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học, Thông tư 32/2028/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Công văn số 4612/BGDĐT –GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018; công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học,…

- Khái niệm dạy học STEM

+ STEM là một thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích

+ STEM là viết tắt của (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học)

+ Trong văn bản số 3089 về triển khai STEM, Bộ GD-ĐT định nghĩa: "Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh".

.............

Tải file về để xem đầy đủ SKKN: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM môn GDCD 7

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm